- Bộ Luật Hình Sự 1999 – SĐBS 2009; Đầy Đủ 1999/2009 (Full) – 2015
- So sánh mức án cho các tội danh “gây chết người”
- So sánh các tội danh xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự con người
1/ Các hành vi chiếm đoạt tài sản người khác để sử dụng hoặc làm tài sản của mình được khép vào tội danh xâm phạm quyền sở hữu:
– Tội cướp tài sản (Đ133; 3năm-10N/7N-15N/12N-20N/18N-tử hình
– Tội cướp giật tài sản (Đ136; 1N-5N/3N-10N/7n-15N/12N-chung thân)
– Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản Đ134
– Tội cưỡng đoạt tài sản Đ135
– Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản Đ137
– Tội trộm cắp tài sản (Đ138; CảiTKGGiữ – 3N,6T-3N/2N-7N/7N-15N/12N-chung thân)
– Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ139; CTKGG-3N,6T-3N/2N-7N/7N-15N/20N-CT)
– Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ140; CTKGG-3N,3T-3N/2N-7N/7N-15N/12N-CT)
– Tội chiếm giữ trái phép tài sản Đ141
– Tội sử dụng trái phép tài sản Đ142
2/ Phân biệt tội Cướp tài sản và tội Cướp giật tài sản
– GIỐNG NHAU:
+ Nhằm chiếm đoạt tài sản; có thể gây hậu quả về thân thể nhưng không phải do mong muốn của người phạm tội. Đều có tình tiết tăng nặng.
– KHÁC NHAU:
+ Cướp tài sản (Đ133 BLHS1999/2009): sử dụng/đe doạ dùng vũ lực; lỗi cố ý trực tiếp; hình phạt nặng hơn tội cướp giật tài sản: đến tử hình; đã có hành vi vũ lực là phạm tội hoàn thành; phạm nhiều tội: giết người và cướp tài sản.
+ Cướp giật tài sản (Đ136): lợi dụng sơ hở của người khác; công khai chiếm đoạt; có thể chuyển hoá thành tội cướp tài sản (quyết tâm chiếm đoạt TS); hình phạt nhẹ hơn tội cướp tài sản: đến chung thân
3/ Phân biệt tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
– GIỐNG NHAU: đều là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác (một cách công nhiên); mức phạt nhẹ nhất giống nhau (cải tạo không giam giữ đến 3 năm)
– KHÁC NHAU:
+ Lừa đảo CĐTS: bằng thủ đoạn, bằng hành vi gian dối: cân đo gian dối, đánh tráo giấy tờ…; các thủ đoạn xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản.
Giá trị tài sản cấu thành tội danh cao hơn (2 triệu – 50 triệu đ)
+ Lạm dụng tín nhiệm CĐTS: [có thể không dùng thủ đoạn], thông qua các giao dịch dân sự: thuê/vay/hợp đồng/chơi hụi…; Việc giao nhận tài sản công khai dựa trên sự tin tưởng. Sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì nảy sinh việc gian dối bằng việc bỏ trốn hoặc cho rằng tài sản bị mất… Không trả lại tài sản do không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như chi tiêu cá nhân, đánh bạc, cầm đồ…
Giá trị tài sản cấu thành tội danh thấp hơn (2 triệu – 50 triệu đ)