>>> TÀI LIỆU ISO 9001:2008 / 9001:2015 *** Trắc nghiệm ISO
>>> THUYẾT TRÌNH ISO
>>> TỔ CHỨC THỰC HIỆN
>>> Tài liệu về đào tạo ISO
>>> Tham khảo danh mục quy trình
>>> Tài liệu các hệ thống/Tiêu chuẩn
__________________________________
1. Hỏi :Làm thế nào để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 một cách có hiệu lực và hiệu quả ?
Trả lời:
Để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 một cách có hiệu lực và hiệu quả cần có sự cam kết của lãnh đạo. Lãnh đạo phải quyết tâm thực hiện, lãnh đạo phải hiểu về hệ thống quản lý này, thực hiện duy trì và cải tiến liên tục có như vậy thì hệ thống này mới mang lại hiệu quả. Thông thường các doanh nghiệp làm ISO nhưng lãnh đạo chưa thấu hiểu về ISO, cấp dưới làm theo ISO nhưng cấp trên thì không, nên hệ thống không những không hiệu quả mà còn lãng phí….
2. Hỏi :Công ty chúng tôi đã có chứng nhận ISO 9001: 2000 được gần 2 năm rồi giờ chúng tôi muốn chuyển sang phiên bản mới ISO 9001: 2008 chúng tôi phải làm gì ? Nếu mời đơn vị tư vấn đào tạo thì cần học bao nhiêu buổi ?
Trả lời:
– Công ty bạn cần đào tạo lại nhận thức tiêu chuẩn mới ISO 9001: 2008, nhận biết các điểm mới (yêu cầu mới) của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008.
– Tiến hành chỉnh sửa tài liệu: sổ tay, quy trình…để phù hợp với các yêu cầu mới của ISO 9001: 2008
Bạn có thể mời đơn vị tư vấn đến đào tạo sự khác nhau của 2 phiên bản trong vòng 1buổi hay 1 ngày còn nếu đào tạo lại tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 thì cần khoảng 2-3 ngày.
Phần chỉnh sửa tài liệu cho đánh giá tuỳ thuộc vào tài liệu của bạn nhiều hay ít thông thường tốn chừng 1 ngày công.
3. Hỏi :Công ty chúng tôi đã có ISO 9001: 2000 được 2 năm rồi (còn 1 lần đánh giá giám sát cuối) như vậy chúng tôi có nên chuyển sang phiên bản ISO 9001: 2008 không?
Trả lời:
Phiên bản ISO 9001: 2000 đến cuối năm 2010 mới hết hiệu lực nên công ty bạn có thể giữ phiên bản ISO 9001: 2000 tiếp cho đến khi chứng nhận hết hiệu lực rồi chuyển luôn trong lần đánh giá chứng nhận mới hoạc có thể đăng ký với tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận mới ISO 9001: 2008 trong lần đánh giá giám sát tới cũng được (chú ý cân nhắc chi phí đánh giá sao cho tốt nhất)
4. Hỏi :Sự khác nhau giữa tiêu chuẩn mới ISO 9001: 2008 và ISO 9001: 2000 (phiên bản cũ)?
Trả lời:
Về cấu trúc số điều khoản vẫn giữ như cũ từ 1. đến 8.5.3 (không có thay đổi về điều khoản)
Cơ bản tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 không khác nhiều so với phiên bản ISO 9001: 2000.
Riêng một số đoạn có thay đổi như thêm vào, làm rõ ý, hay bỏ bớt …vv
Chi tiết vui lòng tham khảo: http://www.iso.com.vn/news.php?newsid=37
5. Hỏi :Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 khi đã ban hành chưa và khi nào có hiệu lực?
Trả lời:
Tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 đã ban hành và cò hiệu lực vào ngày 15/ 11/ 2008. Hiện đã được dịch sang tiếng Việt TCVN ISO 9001: 2008. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 đã hết hiệu lực vào cuối năm 2010 (sau 2 năm kể từ khi ban hành tiêu chuẩn mới)
6. Hỏi :Công ty quy mô như thế nào thì áp dụng ISO 90001:2008 được?
Trả lời:
Theo ISO 9001:2008 mục 1.2 tiêu chuẩn này mang tính tổng quát, áp dụng cho mọi tổ chức (sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ, trường học hay hành chính công …) không phân biệt loại hình quy mô (lớn hay nhỏ) và sản phẩm cung cấp. (lưu ý loại hình hoạt động mà luật định không cấm)
7. Hỏi :Trang thiết bị nhà xưởng như thế nào thì áp dụng ISO?
Trả lời:
Theo ISO 9001:2008 mục (6.3) thì tổ chức phải xác định cung cấp và duy trì trang thiết bị cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm …. Nghĩa là tuỳ thuộc vào cấp độ chất lượng sản phẩm, tổ chức đã cam kết cung cấp cho khách hàng mà yêu cầu các thiết bị tương ứng các quá trình tạo sản phẩm phải phù hợp.
8. Hỏi :Công ty chúng tôi chỉ làm về dịch vụ có xây dựng, áp dụng ISO 9001:2008 được không?
Trả lời:
Tất cả các tổ chức, không phân biệt loại hình sản xuất hay dịch vụ đều có thể áp dụng hế thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008.
9. Hỏi :Công ty tôi không có khâu “thiết kế” có áp dụng được ISO 9001:2008
Trả lời:
Theo ISO 9001:2008 mục 1.2 nếu tổ chức không áp dụng “thiết kế và phát triển” thì có thể xem như ngoạI lệ (không áp dụng 7.3). Lưu ý phảI lý giảI ngoạI lệ nếu có (Ngoại lệ chỉ được giới hạn trong điều 7 và không có ảnh hưởng đến khả năng hay trách nhiệm của tổ chức trong việc cung cấp sản phẩm)
10. Hỏi :Giá tư vấn ISO 9001:2008 là bao nhiêu ?
Trả lời:
Giá tư vấn cho 1 hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 phụ thuộc vào quy mô tổ chức, mức độ phức tạp của các quá trình tạo ra sản phẩm, phạm vi áp dụng, và khoảng cách xa gần giữa các địa điểm của tổ chức, giữa tổ chức với đơn vị tư vấn …
(Thông thường các tổ chức tư vấn hay đánh giá thường sẽ hỏi bạn các câu hỏi như: Công ty bạn có bao nhiêu địa điểm? bao nhiêu nhân viên? Làm việc mấy ca? sản phẩm là gì? Có thiết kế phát triển hay không?….rồi sẽ cho bạn báo giá)
11. Hỏi :Sự khác nhau giữa tổ chức tư vấn, tổ chức chứng nhận
Trả lời:
– Tổ chức tư vấn là tổ chức đến đào tạo, giúp bạn xây dựng một hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn (ví dụ như công ty tư vấn INNOVA là tổ chức tư vấn…)
– Tổ chức chứng nhận là tổ chức có chức năng đánh giá cấp chứng nhận được công ty bạn chọn đến đánh giá sau khi công ty đã xây dựng xong hệ thống đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn. Sau cuộc đánh giá nếu thành công tổ chứng nhận sẽ cấp chứng nhận ISO 9001:2008 (Các tổ chức chứng nhận ở Việt Nam như: SGS, QUACERT, TUV, BSI, …)
12. Hỏi :Thời gian xây dựng hệ thống ISO 9001:2008 là bao lâu?
Trả lời:
Thời gian xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bao lâu nhanh hay chậm là phụ thuộc vào quyết tâm của ban lãnh đạo, mức độ phức tạp các quá trình của tổ chức và năng lực của nhân viên… các năm trước đây thời gian xây dựng hệ thống thông thường cho một tổ chức vừa và nhỏ là 1năm những năm gần đây thời gian có rút ngắn xuống còn 6 tháng đến 1 năm.
13. Hỏi :Khác nhau giữa ISO 9000:2005; ISO 9001:2008; ISO 9004:2000
Trả lời:
ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến
14. Hỏi :Chứng nhận ISO 9001:2008 có giá trị bao lâu?
Trả lời:
Chứng nhận ISO 9001:2008 có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp. Trong thời gian hiệu lực chứng nhận, định kỳ 9 tháng hoặc 1 năm tổ chức chứng nhận sẽ đến đánh giá giám sát định kỳ (surveillance audit)
15. Hỏi :Sau thờI gian 3 năm chứng nhận hết hạn công ty tôi phải làm gì?
Trả lời:
Sau thời gian hiệu lực chứng nhận 3 năm bạn có thể liên lạc với tổ chức chứng nhận để được làm thủ tục đánh giá lại (có thể bạn không cần tư vấn nữa vì bạn đã có kinh nghiệm sau 3 năm thực hiện hệ thống)
16. Hỏi :Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có phải là tiêu chuẩn về chất lượng lượng sản phẩm?
Trả lời:
Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 là “Hệ thống quản lý chất lượng” chỉ đưa ra các yêu cần cần đáp ứng cho tổ chức nhằm kiểm soát các quá trình để ổn định chất lượng sản phẩm và nhằm đến sự thoả mãn khách hàng.
17. Hỏi :Khác biệt giữa ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004; ISO 22000/ HACCP?
Trả lời:
ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng
ISO 14001:2004: Hệ thống quản lý môi trường (kiểm soát nước thải, chất thải, bụi…)
ISO 22000: 2005: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
HACCP: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn áp dụng cho tổ chức sản xuất/chế biến thực phẩm thức ăn đồ uống… (không phải là tiêu chuẩn áp dụng để cấp chứng nhận phù hợp)
18. Hỏi :Công ty chúng tôi làm về chế biến thuỷ sản chúng tôi cần xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn nào ?
Trả lời:
Bạn có thể áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 để kiểm soát hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm và HACCP code 2003 hay ISO 22000:2005 để kiểm soát mối nguy về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lưu ý: ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nó không phải là sự kết hợp của ISO 9001:2008 và HACCP
19: Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2008?
– Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
– Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
– Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu.
– Tăng lợI nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí
——————————————
Hỏi: Xin cho tôi biết hiện nay trên thế giới và Việt Nam có bao nhiêu tổ chức chứng nhận ISO 14001, những nước nào có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới và số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là bao nhiêu? Xin cảm ơn.
TRẢ LỜI:
Theo thống kê của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thì trên thế giới có những tổ chức sau chứng nhận về ISO 14001:
ABS Quality Evaluations (ABS QE) (USA);
AENOR (Tây Ban Nha);
AFAQ-ASCERT International (Pháp);
AIB-Vinçotte International (Bỉ);
Applus+ (LGAI) (Tây Ban Nha);
AQSR (USA);
Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu chính xác về các tổ chức chứng nhận ISO 14001. Nếu có nhu cầu về chứng nhận ISO 14001, xin liên hệ với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel (844) 7561025.
Theo điều tra mới nhất của ISO năm 2005 về chứng nhận ISO 14001 trên toàn cầu thì các nước sau có số lượng chứng chỉ ISO 14001 cao nhất đó là: Nhật bản (23 466); Trung quốc (12 683); Tây Ban Nha (8 620); Italia (7 080); Vương quốc Anh (6 055); Mỹ (5 061); Hàn Quốc (4 955); Đức (4 440); Thụy Điển (3 6820; Pháp (3 289). Số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là 127.
Hỏi: Tôi muốn biết khi áp dụng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14000 cần phải làm theo các bước nào?
TRẢ LỜI:
Các bước áp dụng ISO 14000
Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.
– Thành lập ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR)
– Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001
– Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER)
– Lập kế hoạch hành động
– Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty
– Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan
– Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
– Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo
– Xây dựng chương trình quản lý môi trường.
– Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống
– Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản
– Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường
– Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
– Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả
– Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường
– Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường
Bước 4: Đánh giá và Xem xét
– Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty
– Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo
– Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000
– Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục
Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
– To chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống
– Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận
– Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức
– Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp
– Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
– Thực hiện đánh giá nội bộ
– Thực hiện các hành động khắc phục.
– Thực hiện đánh giá giám sát.
– Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.
– Không ngừng cải tiến.
Hỏi: Hiện nay có các bộ tiêu chuẩn nào của Việt Nam về hệ thống quản lý môi trường còn hiệu lực, tôi có thể liên hệ để tham khảo ở đâu?
TRẢ LỜI:
Hiện có các Tiêu chuẩn Việt Nam về Hệ thống Quản lý Môi trường còn hiệu lực sau đây:
TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý môi trường. Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
TCVN ISO 14004:2005 Hệ thống quản lý môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
TCVN ISO 14010:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Nguyên tắc chung
TCVN ISO 14011:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Thủ tục đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
TCVN ISO 14012:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường
TCVN ISO 14020:2000 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Nguyên tắc chung
TCVN ISO 14021:2003 Nhãn môi trường và công bố về môi trường. Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)
TCVN ISO 14024:2005 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu 1. Nguyên tắc và thủ tục
TCVN ISO/TR 14025:2003 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Công bố về môi trường kiểu III
TCVN ISO 14040:2000 Quản lý môi trường. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Nguyên tắc và khuôn khổ
TCVN ISO 14041:2000 Quản lý môi trường. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Xác định mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê
TCVN ISO 14050:2000 Quản lý môi trường. Từ vựng
Để có thể tham khảo các tài liệu trên, xin liên hệ với Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel (844) 756 4268; Fax (844) 8361556; Email: tttt@tcvn.gov.vn
Hỏi: Tôi không hiểu hai thuật ngữ “certification body” và “registration body” có nghĩa giống nhau hay khác nhau? Xin giải thích hộ tôi.
TRẢ LỜI:
Thực ra trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000, ISO 14000…) thì hai thuật ngữ này đều được hiểu là giống nhau. Thuật ngữ “certification body” được một số nước sử dụng do các tổ chức này cấp chứng chỉ nhưng ở một số nơi khác họ thích nói là họ “đăng ký ” (register) chứng nhận với các tổ chức theo tiêu chuẩn ISO.
Hỏi: Khi áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 14000 các doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì?
Trả lời: Khi các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14000, các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường; tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường; cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt; và cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hỏi: Lợi ích của việc áp dụng ISO 9001
- Có một hệ thống quản lý hiệu quả giúp Doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
- Giảm số lượng sản phẩm/dịch vụ không đạt yêu cầu.
- Tạo dựng niềm tin của khách hàng
- Nâng cao uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường
- Chứng chỉ ISO 9001 giúp Doanh nghiệp vượt qua những rào cản kỹ thuật thâm nhập vào thị trường thế giới.
Hỏi: cho biết các nguyên tắc của quản lý chất lượng:
- Hướng vào khách hàng (Customer focus)
- Sự lãnh đạo (Leadership)
- Sự tham gia của mọi người (Involvement of people)
- Cách tiếp cận theo quá trình (Process Approach)
- Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý (System approach to management)
- Cải tiến liên tục (Continual Improvement)
- Quyết định dựa trên sự kiện (Factual approach to decision making)
- Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng (Mutually Beneficial supplier relationships)
Hỏi: Quy trình triển khai xây dựng ISO cho doanh nghiệp bao gồm:
– Khảo sát thực trạng HTQLCL của công ty so với yêu cầu của ISO 9001:2008
-Giai đoạn xây dựng hệ thống văn bản
– Đào tạo
– Tiến hành phê duyệt và phân phối tài liệu để áp dụng. Áp dụng hệ thống
– Đào tạo, Hướng dẫn Đánh giá nội bộ và họp xem xét của lãnh đạo
– Giai đoạn chứng nhận hệ thống (Khắc phục sau đánh giá chứng nhận (nếu có)
– Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận & Khách hàng có chứng nhận
>>>Tải mẫu đề nghị chứng nhận CBF -04 tại đây.
——————————————–
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế (nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI) được ban hành lần đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các công ty lớn và các công ty có qui mô nhỏ… Tiêu chuẩn SA 8000 cũng cung cấp phương tiện cho các công ty, các chuyên giá đánh giá và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
SA 8000 cho phép các doanh nghiệp có thể làm được những gì tốt đẹp nhất: áp dụng hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra một môi trường đó.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA 8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Thù lao và Hệ thống quản lý.
2. Ai cần SA 8000?
* Các tổ chức mong muốn:
– Tự chứng tỏ sự tuận thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội,
– Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
– Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội.
Tại sao cần SA 8000?
* Các áp lực từ mặt thị trường:
– Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
– Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
– Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.
* Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
– Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách nhiệm xã hội,
– Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
* Áp lực từ nhân viên:
– Muốn có môi trường làm việc an toàn,
– Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ doanh nghiệp.
3. Các lợi ích từ SA 8000?
* Về thị trường:
– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,
– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,
– Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
– Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,
– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
* Về kinh tế:
– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
– Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
* Quản lý rủi ro:
– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
– Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
– Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
* Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
– Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
– Áp dụng tiêu chuẩn này tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.
* Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:
– Trong môi trường kinh doanh mà vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”
– Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
– Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới.
– Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với công ty. Điều này không những giúp công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
4. Các bước thực hiện SA 8000?
1/ Lãnh đạo cam kết
2/ Đánh giá và lập kế hoạch
3/ Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu
4/ Áp dụng hệ thống
5/ Đánh giá, cải tiến
6/ Chứng nhận
5. Tác động của SA 8.000 đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1. Nhu cầu duy trì và mở rộng thị trường SA 8000 là công cụ hữu hiệu làm thuận lợi hoá thương mại toàn cầu, nó bao gồm việc làm gia tăng thị phần và cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp
2.Phù hợp với các quy định chung của Công ước Quốc tế, các thông lệ của Tổ chức thương mạithế giới WTO.
3. Đáp ứng các yêu cầu của người mua.Đối với khách hàng và cổ đông đó là sượ cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp sản phẩm không có sự bóc lột như trong tiêu chuẩn đã đề cập đến.
4.Tạo ra sự cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ thu hút khách mới bằng việc cạnh tranh với đối thủ của họ rằng doanh nghiệp đối xử công bằng với người công nhân và đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8.000, đặc biệt là các khách hàng từ Châu âu và Mỹ.
6. Ý nghĩa:
Ý nghĩa to lớn của SA 8000 là ngăn ngừa sự lạm dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân và đối xử phân biệt lao động nam nữ,dân tộc, tôn giáo , làm tăng trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ngày càng to lớn, đó là luôn hướng tới cái thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp
7. Để triển khai một dự án SA 8000 cần bao nhiêu thời gian?
Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các điều kiện và môi trường làm việc, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về trách nhiệm xã hội, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.
8. Dự kiến chi phí cho một dự án SA 8000 là bao nhiêu?
Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các điều kiện và môi trường làm việc, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về trách nhiệm xã hội. Để tham khảo, các chi phí này chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho điều kiện và môi trường làm việc, phí tư vấn và phí chứng nhận.
9. Các khó khăn thường gặp phải trong quá trình triển khải một dự án SA 8000 là gì?
Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện SA 8000, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về trách nhiệm xã hội cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án.
10. Trên thị trường hiện nay chúng tôi có thể đăng ký chứng nhận SA 8000 của tổ chức chứng nhận nào và có thêm các thông tin về SA 8000 từ đâu?
Có một số tổ chức chứng nhận trên thị trường, tuy nhiên để có được các thông tin chi tiết và cập nhật về các tổ chức chứng nhận hãy truy cập trang trên mạng của SAI tạihttp://www.cepaa.org.
——————————————–
ISO 9000 là gì ?
ISO 9000 là
– Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng
– Đưa ra các nguyên tắc về quản lý
– Tập trung vào việc phòng ngừa / cải tiến
– Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng
– Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loạI hình sản xuất / dịch vụ
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm
1. ISO 9000: 2005 Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng
2. ISO 9001: 2008 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu
3. ISO 9004: 2000 Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
4. ISO 19011: 2002 Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môi trường
Lịch sử soát xét các phiên bản của bộ ISO 9000
– Phiên bản năm 1994: Tên tiêu chuẩn ISO 9000:1994
– Phiên bản năm 2000: ISO 9000: 2000
– Phiên bản năm 2008: ISO 9000: 2008
HTQLCL – Cơ sở & từ vựng
ISO 9001: 1994
ISO 9001: 2000
(bao gồm ISO 9001/ 9002/ 9003)
ISO 9001: 2008
Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) – Các yêu cầu
ISO 9002: 1994
ISO 9003: 1994
ISO 9004: 1994
ISO 9004: 2000
Chưa có thay đổi
HTQLCL – Hướng dẫn cải tiến
ISO 10011: 1990/1
ISO 19011: 2002
Chưa có thay đổi
Hướng dẫn đánh giá HTQLCL/ Môi trường
Tổ chức nào cần xây dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001: 2008?
– Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp.
– Tổ chức muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
– Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu.
– Tăng lợI nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lãng phí
Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008
1- Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty
2- Trách nhiệm của lãnh đạo
– Cam kết của lãnh đạo
– Định hướng bỡi khách hàng
– Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban
– Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh
– Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ
– Tiến hành xem xét của lãnh đạo
3- Quản lý nguồn lực
– Cung cấp nguồn lực
– Tuyển dụng
– Đào tạo
– Cơ sở hạ tầng
– Môi trường làm việc
4- Tạo sản phẩm
– Hoạch định sản phẩm
– Xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng
– Kiểm soát thiết kế
– Kiểm soát mua hàng
– Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ
– Kiểm soát thiết bị đo lường
5- Đo lường phân tích và cải tiến
– Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
– Đánh giá nội bộ
– Theo dõi và đo lường các quá trình
– Theo dõi và đo lường sản phẩm
– Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
– Phân tích dữ liệu
– Hành động khắc phục
– Hành động phòng ngừa
Hỏi: 7 Tools là gì?
7 công cụ bao gồm:
1. Phiếu kiểm soát (check sheets)
2. Biểu đồ Pareto (Pareto chart)
3. Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram)
4. Biểu đồ nguyên nhân kết quả (Cause & Effect Diagram)
5. Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)
6. Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)
7. Các loại đồ thị (Graphs)
>>>XEM THÊM QUẢN LÝ ISO 9001: 2008
>>>THỦ TỤC CẤP CHỨNG NHẬN ISO: Download Quyết đinh Số: 1950/QĐ-BKHCN
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Cơ quan thực hiện |
I. Thủ tục hành chính cấp trung ương |
… cho cơ quan hành chính nhà nước.
4 |
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho cơ quan hành chính nhà nước. |
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng |
5 |
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho cơ quan hành chính nhà nước. |
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
|
6 |
Thủ tục cấp điều chỉnh, mở rộng, thu hẹp phạm vi của Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 cho cơ quan hành chính nhà nước. |
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
|
1/ ACS Registrars là tổ chức chứng nhận của Vương Quốc Anh
- ACS Registrars cung cấp dịch vụ đào tạo và chứng nhận các Hệ thống quản lý: ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, ISO/IEC 27001, ISO 22000, HACCP…
- Website: www.acsregistrars.vn
2/ BUREAU VERITAS là tổ chức công nhận của Vương Quốc Anh
- Các tiêu chuẩn về chất lượng (ISO 9001) – về an toàn và sức khỏe (OHSAS 18001, TAPA, SCC) – về môi trường (ISO 14001, EMAS, RC 14001, GHG) – về trách nhiệm xã hội (SA 8000).
- Các tiêu chuẩn nghành : Ôtô (ISO/TS 16949) – Hàng không vũ trụ (AS/EN 9100, AQAP 110/120) – Công nghệ thông tin, thương mại điện tử, bảo mật thông tin (ISO 27001, ISO 20000) – Thực phẩm (HACCP, ISO 22000, EurepGap, IBRC, IIFS) – Lâm nghiệp (FSC, PESC) – Viễn thông (TL 9000) – Vận chuyển và an toàn (SQAS, TDGA) – Ngành đường sắt (IRIS).
- Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh: 364 Cộng Hòa, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-8.122.246 – Fax : 08-8.122.247
- Văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh : 41 Lý Chính Thắng,quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.351.920 Fax : 08-9.351.921
- Văn phòng tại thành phố Hà Nội : 528 Đội Cấn,Ba Đình, Tp. Hà Nội.
Điện thoại : 04-37624054 Fax : 04-37624014
- Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
212 Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.206.566 Fax : 08-9.206.459
- D.N.V (Det Norske Veritas) có năng lực cung cấp dịch vụ chứng nhận cho nhiều lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ… Trách nhiệm xã hội : SA8000.
- Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
100 Nguyễn Lương Bằng, Lầu 2, Phòng1,phường Tân Phú, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-4.135.128 Fax : 08-4.135.133
6/ INTERTEK: Tổ chức chứng nhận của Mỹ
Intertek Group PLC là một trong những tập đoàn toàn cầu đứng đầu về các lĩnh vực giám định, thử nghiệm, thẩm định và chứng nhận.
- Chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn Mỹ, Canada, Châu Âu.
- Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh :
Lầu 1, Toà nhà E.Town EW, 364 Cộng Hoà, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-297.1099 Fax : 08-297.1097
7/ QUACERT: Quacert là tổ chức chứng nhận của Việt Nam do Bộ khoa học và công nghệ và môi trường thành lập
- QUACERT là một tổ chức chứng nhận đầu tiên của Việt Nam được thừa nhận Quốc tế.
- Văn phòng phía Nam :
PP10, Ba Vì, cư xá Bắc Hải, phường 15, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại : 08-9.707.034 Fax : 08-9.707.035
8/ BSI: Tổ chức chứng nhận của Viện tiêu chuẩn Anh
- BSI luôn là thương hiệu hàng đầu ở Anh ( SupperBrands) và trên toàn cầu về chứng nhận và đào tạo.
BSI là nhà tiên phong trong lĩnh vực phát triển các hệ thống quản lý và hiện đang tiên phong trong 6 lĩnh vực được quan tâm hàng đầu như BS 5750 – tiền thân của ISO 9001 (Quản lý Chất lượng), BS 7750 – tiền thân của ISO 14001 (Quản Lý Môi Trường), BS7799 – tiền thân của ISO/IEC 27001 (An toàn thông tin); BS 8800 – tiền thân của OHSAS 18001 (An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp); BS 8600 – tiền thân của ISO 10002 (Sự hài lòng khách hàng); và BS 15000 – tiền thân ISO/IEC 20000 (Quản lý dịch vụ IT). Các tiêu chuẩn được phát triển gần đây nhất bởi BSI bao gồm BS 25999 – Sự liên tục trong kinh doanh và PAS 99 – Quản lý Tích hợp - Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh
123 Truong Dinh, Ward 7, Dist.3,
Ho Chi Minh City, Vietnam
For all enquiries:
T: + 84 (8) 9320 778
F: + 84 (8) 9320 779
E: infovietnam@bsigroup.com
9/ NQA là một tổ chức chứng nhận đa quốc gia với trụ sở chính đặt tại Anh Quốc
- ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm cung cấp);
- TL9000 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành viễn thông), AS9100; AS9003, AS9110, AS9120 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành hàng không, vũ trụ);
- ISO 13485 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho lĩnh vực sản xuất dụng cụ y tế và dịch vụ liên quan); ISO/TS 16949 (hệ thống quản lý chất lượng áp dụng cho ngành sản xuất ôtô và các dịch vụ phụ tùng liên quan);
- ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường);
- EMAS (chương trình quản lý và đánh giá môi trường áp dụng cho các tổ chức thuộc các quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu và Khu vực Kinh tế Châu Âu);
- OHSAS 18001 (hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp);
- HACCP & ISO 22000 & FSSC22000 (hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);
- ISO/IEC 27001 (hệ thống quản lý an ninh thông tin);
- ISO 50001 (hệ thống quản lý năng lượng); BS 25999-2 (hệ thống quản lý liên tục trong kinh doanh);
- Các tiêu chuẩn sản phẩm (chứng nhận sản phẩm theo các tiêu chuẩn khác nhau như MDD để được dán dấu CE trên thiết bị y tế;
- BS 7858, BRC, ANSI/ESD S20.20, các tiêu chuẩn MCS cho các thiết bị thuộc nhóm bơm nhiệt, thiết bị thu gom năng lượng mặt trời v.v.);
- Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nhân sự (chứng nhận năng lực kỹ thuật của nhân sự họat động trong lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật cao như dầu khí).
10) DANH MỤC TÀI LIỆU THEO YÊU CẦU CỦA ISO 9001:2015