Hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội

– Những câu hỏi thường gặp về BHXH
– Thời gian cấp sổ BHXH, trợ cấp thai sản
– Tư vấn BHXH
– Tư vấn BHXH đối với người đến tuổi nghỉ hưu
– Các biểu mẫu BHXH và hướng dẫn cách ghi chi tiết
– Hỏi – đáp về bảo hiểm y tế
 Hỏi đáp về BHYT (1)
– Hỏi đáp về BHYT (2)

– Hỏi đáp về bảo hiểm thất nghiệp
– Các chế độ được hưởng của người lao động
_______________________________________________________

10. Khi không còn làm cho Doanh nghiệp nữa, NLĐ chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu, vậy phải làm sao để được hưởng lương hưu mà không còn làm cho DN nào nữa?

– NLĐ đã tới tuổi nghỉ hưu 55/60 (nữ/nam) có thể đóng BHXH cho đủ 20 năm theo quy định bằng cách tham gia BHXH tự nguyện và đề nghị được đóng đủ một lần duy nhất. đ)K2Đ87 LBHXH2014, K2Đ73

+ ĐK hưởng lương hưu đối với BHXH bẳt buộc: đủ tuổi 55/60 (nữ/nam), đủ 20 năm tham gia BHXH; Các trường hợp được nghỉ lương hưu trước tuổi từ 45/50 khác: người làm ngành nghề nặng nhọc độc hại, trong lực lượng vũ trang nhân dân, bị suy giảm sức khỏe từ 61% và tất cả phải có từ 15 năm tham gia BHXH… Đ54 LBHXH
+ ĐK hưởng lương hưu đối với BHXH tự nguyện: phải đủ tuổi 55/60 (nữ/nam), đủ 20 năm TGBHXH: Đ73LBHXH. Mức hưởng tối thiểu 55% từ 2018 giảm xuống 45% từ năm 2022 (đối với năm) * mức lương BQ đóng BHXH. Trong nghi đ/v nữ là tối thiểu 55% từ năm 2022 (?) K2Đ74LBHXH
> Có sự bất bình đẳng giới trong việc hưởng BHXH

9. Tất cả người nghỉ hưu hưởng BHXH đều được chế độ trợ cấp mai táng?

– Đúng vậy, không chỉ những người đang hưởng lương hưu mà những người đang làm việc có thời gian tham gia BHXH từ 60 tháng trở lên mà qua đời thì được hưởng chếtrợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở (từ 1/7/2018: 1.390.000 đồng/tháng) NĐ72/2018

Trợ cấp Tuất là trợ cấp khi một người tham gia BHXH qua đời.  Cụ thể: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp giống với mức hưởng BHXH 1 lần. bằng số năm TGBHXH *1,5 * lương bình quân đóng BHXH (trước 2014) và số năm TGBHXH *2 * lương BQ BHXH (từ 2014). Đ81 LBHXH2014

8. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại đâu?

– Sau khi Luật an toàn vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016), các chế độ TNLĐ, BNN quy định tại Luật BHXH 2014 bị bãi bỏ, thay thế bởi Luật ATVSLĐ 2015. Ngoài ra từ 1/6/2017 tỷ lệ đóng vào quỹ TNLĐ, BNN mà NSDLĐ trong đa số các trường hợp tham gia BHXH bắt buộc g được giảm từ 1% xuống còn 0,5%. Như vậy kể từ 1/6/2017 tổng mức đóng BHXH của NSDLĐ là 19,5%, của NLĐ là 10,5% (tổng 32% trên mức lương tham gia BHXH của NLĐ – Đ3 44/2017/NĐ-CP   Đ22 595/QĐ-BHXH)

7. Tại sao các chế độ được hưởng của BHXH tự nguyện ít hơn BHXH bắt buộc?

– Người tham gia BHXH tự nguyện thường là lao động tự do, hộ cá thể, không phải là một tổ chức pháp nhân hoặc không có đăng ký kinh doanh nên không được đảm bảo (không được NSDLĐ đóng) quyền lợi về tai nạn lao động, thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp. Người tham gia BHXH tự nguyện chỉ được 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Do vậy mức đóng BHXH dành cho người TGBHXHTN thấp hơn (bằng 22% mức thu nhập tháng mà NTG tự lựa chọn)

6. Hỏi: Chị tôi nghỉ việc hơn 12 tháng không đóng BHXH, bây giờ muốn làm thủ tục nhận Trợ cấp 1 lần, nhưng hiện tại không ở tại TPHCM. Xin hỏi có thể uy quyền cho chị em hoặc cha mẹ làm thủ tục nhận thay không. (Phuong Thanh, tpei0001@yahoo.com)

Trả lời: Chị bạn muốn nhận trợ cấp BHXH 1 lần thì liên hệ BHXH quận, huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để nộp hồ sơ. Nếu không trực tiếp nộp hồ sơ và nhận trợ cấp thì có thể làm Giấy ủy quyền theo quy định nộp kèm hồ sơ.
5. Hỏi: Xin chào, em làm ở 1 cty TNHH và đóng BHXH đầy đủ từ 1/1/2009 tới hết thang 1/2012 là đủ hơn 3 năm. Sau đó e nghỉ việc, vậy thì mỗi tháng em lãnh BH thất nghiệp được 6 tháng, thí dụ tháng 4 em có việc làm mới vậy e có thể lãnh hết 4 tháng còn lại 1 lần luôn được ko ạ ( Quang Bùi, buiquangnghiem@gmail.com)
Trả lời: Trường hợp bạn hỏi nếu người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm thì được nhận trợ cấp 1 lần cho số tháng còn lại.
4. Hỏi: Hộ khẩu thường trú của em ở quận 4 mà em đang tạm trú ở quận Bình Tân cho em xin hỏi xác nhận ở quận nào để được lãnh BHXH? Nếu xác nhân thì đến cơ quan nào xác nhận ( Trang Quốc Nghĩa, trangquocnghia@yahoo.com.vn)
Trả lời: Bạn có thể nhận trợ cấp BHXH 1 lần tại nơi thường trú hoặc tạm trú đều được.

3. Hỏi: Kính chào các anh chị, tôi muốn hỏi hiện nay khi bị tai nạn giao thông thì được bhyt chi trả như thế nào? thủ tục ra sao? Cám ơn rất nhiều!

Trả lời: Theo quy định của Luật BHYT thì người tham gia BHYT bị tai nạn giao thông phải điều trị tại các cơ sở KCB BHYT sẽ được hưởng quyền lợi KCB BHYT nếu không vi phạm pháp luật về giao thông.

>>>Thủ tục BHYT: Trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ tại cơ sở KCB ban đầu (hoặc cấp cứu); Trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh và giấy chuyển viện của cơ sở KCB ban đầu nếu khám chữa bệnh tại cơ sở khác.

2. Làm sao để báo giảm đóng BHXH 1 NLĐ khi họ vẫn làm việc tại Công ty không vi phạm PLLĐ?

Cty em có 1 bạn làm QC, sau 1 tháng thử việc đã được kí HĐLĐ và em đã báo tăng đóng BHXH; nay Sếp muốn người này thử việc thêm 1 tháng nữa mới đồng ý kí HĐLĐ, vậy em (NV phụ trách BHXH) phải làm sao?

– Bạn áp dụng trường hợp xin nghỉ không hưởng lương từ 15 ngày đến 1 tháng (thực tế vẫn đi làm và hưởng lương đầy đủ) để báo cáo cơ quan BHXH và được tạm dừng đóng BHXH 1 tháng cho người này.
>>> Quy định tại Mục 2.2 Khoản 2 Điều 54 Quyết định 1111/QĐ-BHXH:

1. Khi chuyển qua tham gia BHYT nhóm đối tượng khác (Đang tham gia BHYT tự nguyện chuyển qua BHYT do Cty đóng) có được hoàn tiền BHYT thời gian còn lại?

– 2.1 Đối tượng quy định tại Tiết 1.1, Công văn 3334/BHXH-BT: Số tiền BHYT được hoàn trả tương ứng thời gian còn lại của thẻ BHYT kể từ khi cơ quan Bảo hiểm xã hội thu hồi được thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và nhận đủ hồ sơ hoàn trả theo quy định.
______________________________________________