SỔ TAY HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ

_____________________________________

A/ NHIỆM VỤ CHÍNH:

1. Phân tích – cơ cấu bộ máy tổ chức của doanh nghiệp
2. Hoạch định, xây dựng chiến lược tuyển dụng, định biên nhân sự
3. Đào tạo, đánh giá, điều động, phân bổ nhân sự
4. Xây dựng thang bảng lương, chế độ nâng lương; chính sách thi đua, khen thưởng,  kỷ luật lao động.
5. Xây dựng, triển khai đánh giá chuyên môn, năng lực nhân sự – KPI (key performance indicator)/ BSC (balanced score card )
6. Theo dõi, quản lý các hợp đồng lao động; Tham mưu ban hành các loại HĐLĐ tùy theo vị trí chuyên môn của NLĐ và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
7. Tổ chức, kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh, môi trường lao động.
8. Quản lý và giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã hội, chính sách phúc lợi cho NLĐ.
9. Chịu trách nhiệm các thủ tục pháp lý, quy phạm Doanh nghiệp. Giải quyết và xử lý tranh chấp lao động; đảm bảo quyền và lợi ích của DN hoài hòa với quyền và nghĩa vụ của NLĐ
10. Đảm bảo hoạt động và quản lý hiệu quả các bộ phận văn thư, công nghệ thông tin, hậu cần, bảo vệ, môi trường, y tế… trực thuộc.
11. Chịu trách nhiệm công tác lễ tân, hội nghị nội bộ DN hoặc quan hệ với các tổ chức, đối tác bên ngoài.
12. Đại diện DN trong công tác tiếp đón/làm việc cơ quan tổ chức xã hội khác; Tham gia tố tụng trong các vụ việc tranh chấp thương mại, lao động và dân sự khác.
13. Soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các quy trình/hệ thống chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật (ISO, SA, BSCI…) đảm bảo DN hoạt động tuân thủ dựa vào các tiêu chuẩn đã cam kết hoặc được chứng nhận.

C/ CÁC LOẠI QUY TRÌNH/TIÊU CHUẨN/CHỨC NĂNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Quy trình 5S: Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ – Săn sóc – Sẵn sàng

2. Quy trình Tinh lọc LEAN: Tinh giản và tiết kiệm trong sản xuất

3. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng:

* ISO 9001-2008 là phiên bản sau của phiên bản 9001:2000. Phiên bản cải tiến tiếp theo: 9005:2015

<=> Quy trình QLCL dựa trên các tiến trình: Yêu cầu của khách hàng>Đầu vào>Đo lường, phân tích và cải tiến>Trách nhiệm của lãnh đạo>Quản trị nguồn lực-Tạo SP đầu ra>>>Thỏa mãn khách hàng

* ISO TCVN 9001:2000 ra đời 1987

iso 9001

* ISO 14001:2005 là hệ thống quản lý môi trường

<=> Quy trình: Môi trường – Rủi ro – Nhu cầu – Mục tiêu – Quy trình – Quy mô tổ chức

* ISO/TS 16949:2008 Là hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu đối với việc áp dụng ISO 9001:2008 cho các tổ chức sản xuất và cung cấp các dịch vụ liên quan đến linh kiện cho ngành ô tô xe máy.

<=> Yêu cầu đòi hỏi các nhà cung cấp phải đảm bảo thực hiện theo đúng cam kết, tiến độ, số lượng, chủng loại, yêu cầu nghiêm ngặt trong yêu cầu phê duyệt sản phẩm (PPAP), hoạch định chất lượng theo yêu cầu khách hàng (APQP), phân tích mối nguy tiềm năng (FMEA), phân tích sai số trong dụng cụ đo ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (MSA). Toàn bộ các yêu cầu hợp nhất này sẽ được giải quyết khi doanh nghiệp áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo ISO/TS 16949.

<=>Cải tiến chất lượng sản phẩm<=>Cung cấp niềm tin<=>Giảm thiểu sự khác biệt về chất lượng<=>Tăng năng suất lao động<=>Ngôn ngữ chung trong sản xuất và kinh doanh

QC 080000 được công bố bởi IEC nhằm để thực hiện RoHS thông qua việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. QC 080000 ghi nhận về một tiêu chuẩn chính thức hoá đề cập tới việc sử dụng các chất nguy hại. Các yêu cầu được dựa trên sự tin tưởng rằng việc đạt được các sản phẩm và quá trình sản xuất không có chất nguy hại sẽ không là hiện thực nếu thiếu sự tích hợp có hiệu lực với các nguyên tắc quản lý.

* Thủ tục đăng ký: Tổng cục đo lường chất lượng thuộc bộ khoa học công nghệ

4. PDCA (Plan – Do – Check – Act), tạm dịch là Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Khắc phục, là một thuật ngữ rất thường được nhắc đến trong lĩnh vực quản trị chất lượng (Quality Management)

5. Tiêu chuẩn nông nghiệp/thực phẩm/y tế: Viet – GAP/Global GAP – HACCP:

GAP: Good Agricultural Pratices – Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp có chất lượng
+ Khảo sát điều kiện thực hành: CS hạ tầng, môi trường, nhân sự…
+ Xây dựng các quy trình: Kế hoạch HACCP (áp dụng HACCP nâng cao hiệu quả đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm) sổ tay chất lượng, quy trình sản xuất, kiểm soát nội bộ/sản phẩm, khiếu nại, rủi ro, an ninh, tập huấn…

Global GAP: Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được thế giới công nhận

6. Các chức danh Nhân viên

* HSE (Health-safety-environment/ SHE, nghĩa là An toàn – Sức khỏe – Môi trường): đây là 3 lĩnh vực quan trọng trong 1 công ty sản xuất.
* QA/QC: QA (Quality Assurance) là bộ phận chỉ huy, chịu trách nhiệm toàn bộ về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng. QC (Quality Control) là bộ phận thi hành những quy định, hướng dẩn của QA trong việc kiểm tra, phân loại chất lượng sản phẩm.
* ERP: Enterprise Resource Planning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Gồm 5 giai đoạn: phân tích và lập kế hoạch, thiết kế, chuyển đổi dữ liệu, chạy thử, chuyển giao. >>> tham khảo

7/ Các Phương thức quản trị doanh nghiệp

a) Quản trị theo BSC (Balance Scored Card – Thẻ điểm cân bằng)

Kết quả hình ảnh cho model bsc

Quản trị bằng BSC gồm bốn phương diện cơ bản: Phương diện tài chính, phương diện khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. > Chi tiết

b) Quản trị theo MBO (Manage by Object: Quản lý theo mục tiêu-đối tượng)

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ MBO

Là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó so sánh và hướng hoạt động của họ vào việc thực hiện để đạt đuợc các mục tiêu đã được thiết lập.

c) Quản trị theo 360 độ (360 Degree Feedback)

Kết quả hình ảnh cho so do phan-hoi-360-o-360-degree.html

Là phương pháp đánh giá thường ở cấp quản lý và lãnh đạo bằng cách thu thập dữ liệu về những phẩm chất hoạt động mà họ thể hiện thông qua thông tin từ quản lý, đồng nghiệp , khách hàng hay đối tác…

8/ BSCI (Business Social Compliance Initiative)
Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh

Kết quả hình ảnh cho Business Social Compliance Initiative

9/ KIỂM ĐỊNH NHÀ MÁY/CÔNG TY (AUDIT – Compliance Evaluation)

– Kiểm soát chất lượng (Technical audit) Do phòng QA đảm trách;
– Chính sách xã hội và An toàn sức khỏe. (LABORS & PAYMENT, Health & Safety);

+ BETTER WORK (Tài liệu theo tiêu chuẩn SA)

– An ninh nhà máy (C-Tpat: Customs-Trade Partnership Against Terrorism)

B/ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Là toàn bộ những phạm trù văn hóa mang tính đặc trưng của Doanh nghiệp. Bao gồm các tiêu chuẩn sản xuất, chiến lược kinh doanh; các quy tắc ứng xử; các biểu trưng, logo, hình ảnh, khẩu hiệu của doanh nghiệp

C/ KIẾN THỨC THƯỜNG NHẬT

– Điều lệ doanh nghiệp – Nội quy lao động – Danh sách (tăng giảm) lao động – Thang bảng lương – Điều lệ công đoàn

DANH MỤC QUY TRÌNH

STT NỘI DUNG
01 Chính sách tuyển dụng, đào tạo &huấn luyện nhân viên
02 Chương trình hướng dẫn hội nhập cho nhân viên mới
03 Quy chế đánh giá nhân viên
Khen thưởng abc hằng tháng/năm & nhân viên tiêu biểu của tháng
04 Quy trình tuyển dụng
05 Báo cáo đề nghị kí hợp đồng lao động 12 tháng
06 Quy chế thu nhập năm 2016 cấp quản lý khối văn phòng
07 Nội quy lao động. (Quy định Quấy rối tình dục nơi làm việc; Minh họa)
08 Qui trình chấm công tính lương công nhân viên
09 Quy định chấm công ngày làm việc
10 Quy chế nâng lương cho cán bộ-công nhân viên
11 Chính sách lương & thưởng & phúc lợi
12 Quy trình và chính sách thanh toán công tác phi
13 Quy trình nghỉ việc
14 Chính sách bồi thường chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn
15 Quy định cấp phát đồng phục nhân viên
16 Quy định chế độ phụ cấp thâm niên của cán bộ-công nhân viên
17 Quy trình đón tiếp khách của nhân viên bảo vệ
18 Quy chế tổ chức hoạt động phòng hành chính-nhân sự
19 Quy chế về công tác kiểm soát nội bộ
20 Thông báo quy định sử dụng Thẻ Nhân viên và Thẻ Khách
21 Phiếu đề xuất
22 Bảng chính sách lương thưởng trưởng phòng kênh Horeca
23 Bảng chính sách lương thưởng nhân viên kinh doanh kênh siêu thị
24 Chỉ tiêu MT tháng 11 năm 2017
25 Phiếu phỏng vấn
26 Quyết định Hỗ trợ lương tối thiểu cho bộ phận giao hàng
27 Quy trình tiếp nhận nhân viên mới
28 Quy trình nhận và đổi hàng
29 Chương trình tìm khách hàng mới
(Áp dụng đối với Nhân Viên Chăm Sóc Khách Hàng và Marketing Online)
30 Quy chế lương Nhân viên SALE REP

D/ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

– Tranh chấp lao động về Quyền: Những nội dung tranh chấp về việc thực hiện các chế độ lao động khác với quy định đã thỏa thuận

– Tranh chấp lao động về Lợi ích: Người lao động đòi hỏi các điều kiện lao động mới tốt hơn so với luật lao động và hợp đồng lao động

E/ LƯƠNG TỐI THIỂU THEO VÙNG NĂM 2013-2014-2015 – 2017

* Mức lương tối thiểu vùng 2019:
Vùng I: 4.180.000 đồng (Nghị định 141/2017/NĐ-CP)

* Mức lương tối thiểu vùng 2018

Vùng I: 3.890.000 đồng (Nghị định 153/2016/NĐ-CP)

* Lương tối thiểu vùng 2017 – 153/2016/NĐ-CP

a) Mức 3.750.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.320.000 đồng/tháng, vùng II.
c) Mức 2.900.000 đồng/tháng, vùng III.
d) Mức 2.580.000 đồng/tháng, vùng IV

* Lương tối thiểu vùng I 2016 – 122/2015/NĐ-CP: 3.500.000 đồng/tháng – vùng I

* Lương tối thiểu vùng I 2015: 3.100.000 đồng/tháng. (Nghị định 103/2014/NĐ-CP)
(LĐPT: Lương tối thiểu VÙNG 1: 2.350.000 – VÙNG 2: 2.100.000 – VÙNG 3: 1.800.000 – VÙNG 4: 1.650.000; năm 2013)
* LĐ trong doanh nghiệp nhà nước năm 2015:  1.150.000đ/tháng  (1.050.000 – năm 2013)
* LĐ có tay nghề/LĐ kỹ thuật: cộng thêm 7% lương tối thiểu vùng

>> Lương tối thiểu vùng 2014: 2.700.000đ (Nghị định 182/2013/NĐ-CP (Vùng 1). Tính từ 1/1/2014); Lương tối thiểu chung 1.150.000đ áp dụng cho khối hành chính/sự nghiệp NN

Từ 01/05/2011 đến hết tháng 4/2012 830.000 Nghị định 22/2011/NĐ-CP
Từ 01/05/2012 đến hết tháng 6/2013 1.050.000 Nghị định 31/2012/NĐ-CP
Từ 01/07/2013 đến hết tháng 4/2016 1.150.000 Nghị định 66/2013/NĐ-CP
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000 Nghị định 47/2016/NĐ-CP
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000 Nghị định 47/2017/NĐ-CP
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000 Nghị định 72/2018/NĐ-CP
Từ 01/07/2019  1.490.000 Nghị quyết 70/2018/QH14

>>> Mức chênh lệch 2 bậc lương là 5%, LĐ nặng nhọc thêm 5% , LĐ đặc biệt nặng nhọc thêm 7%; LĐ có tay nghề thêm 7% (Nghị định 49/2013/NĐ-CP);  tham khảo thang bảng lương khối DNNNCách XD quỹ lươngHồ sơ đăng ký TBL

> >> TỪ 1/6/2017  TỔNG MỨC ĐÓNG BHXH: 32% = 21,5%+10,5%
NSDLĐ đóng 0,5% tiền lương BHXH vào quỹ TNLĐ/BNN theo Đ44 LuậtATVSLĐ2015/Đ3 44/2017/NĐ-CP   Đ22 595/QĐ-BHXH (0,5% DN dự phòng bồi thường TNLĐ; Áp dụng đến 2020, HĐLĐ từ 1-3 tháng, ko áp dụng LĐ giúp việc nhà; NLĐ vẫn đóng 10,5%/32%)
TỪ 1/1/2014: tổng mức đóng BHXH: 10.5% (NLĐ) + 22% (NSDLĐ) = 32.5% (xem thêm Sổ tay BHXH)

đánh giá năng lực trả lương theo 3P

Phương pháp trả lương 3P

* Xác định Tiền lương theo ngày:

+ DN nhà nước:            = LCS*HSL*HSPC/22 (cột 5 mục 2 Mẫu số 06-LĐTL TT133/2016/BTC)
+ DN tư nhân:  Đối với LĐPT: = LTTV/số ngày làm việc trong tháng
Đối với LĐ có tay nghề: LCB*HSL*HSPC/(số ngày làm việc trong tháng)

+ Số ngày làm việc trong tháng:
Số ngày LV trong năm: (365*3+366)/4=365,25 ngày
Số ngày trong tháng:     365,25/12=30,44
Số ngày làm việc trong tháng:
Nếu quy định 1 tháng nghỉ 4 ngày:                  
30,44-4=26,44
Nếu quy định 1 tuần (7 ngày) nghỉ 1 ngày:      
30,44-(30,44/7)=26,09

  • Như vậy nếu tính chính xác theo dương lịch thì so với quy định của hầu hết DN khi tính lương thời gian thường tính Lương ngày = Lương theo HĐ/26 ngày, thay vì chia cho 26,09 ngày thì NLĐ được lợi nhiều hơn.
  • Mặt khác nếu tính theo (cột 5 mục 2 Mẫu số 06- LĐTL đính kèm phụ lục TT133/2016): chia cho 22 ngày thì NLĐ càng được hưởng lợi
  • Ngoài ra nếu tính theo quy định tại c)K1Đ4 TT47/2015SĐ23/2015 Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày thì NLĐ vẫn được lợi so với tính toán chính xác ngày LV thực tế.
  • Mức hưởng BHXH chế độ ốm đau tính theo ngày theo K1Đ6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH : Tiền lương tháng đóng BHXH*75%*số ngày nghỉ/24 ngày > NLĐ vẫn được lợi.
  • KẾT LUẬN: Tiền lương ngày tính theo công thức: LCS*HSL*HSPC/22 tại 133/2016/TT-BTC chỉ áp dụng cho NLĐ làm việc tại DN nhỏ và vừa (>Xác định DN nhỏ và vừa) Do đó, các doanh nghiệp lớn khác (thường vốn trên 100 tỷ, NLĐ trên 300) thì áp dụng số ngày làm việc trong tháng theo quy chế DN nhưng không lớn hơn 26 ngày:  c)K1Đ4 TT47/2015SĐ23/2015

 

F/ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỪ 07/2013

– Giảm trừ gia cảnh: 9.000.000 (trước 4tr)

– Người phụ thuộc: 3.600.000 (trước 1,6tr – tổng tối đa 10tr)

* BẬC 1: đến 5.000.000: 5%

* BẬC 2: 5tr-10tr: 10%

* BẬC 3: 10tr-18tr: 15%

* BẬC 4: 18tr-32tr: 20%

… … …

* BẬC 7: – 80tr: 35%

>>> Các khoản tính thuế: tổng lương, tiền thưởng, lương tháng 13
>>> Các khoản được miễn: Phụ cấp độc hại, nhà trọ, phần chênh lệch làm thêm giờ (tăng ca), ban đêm.
>>> DN chi trả tháng nào tính thuế TNCN tháng đó.
>>> Người phụ thuộc: cha mẹ, vợ/chồng/con, người nuôi dưỡng tàn tật/trẻ em (Hồ sơ, giấy khai sinh, CMND, hộ khẩu)

  • 65/2013/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân
  • 111/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP

G/ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Thử việc nếu có HĐLĐ từ 1-3 tháng sẽ phải tham gia BHXH: Đ4 595/QĐ-BHXH
Đ2, Đ124 Luật BHXH 2014

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

  • HĐLĐ với giám đốc (người ĐDPL) được ký với chủ tịch HĐTV hoặc HĐQT (LDN2014), đóng dấu vị trí Chủ tịch.
  • GĐ/Quản lý/Chuyên gia nước ngoài làm việc tại VN phải có giấy phép LĐ (xin sau khi có HĐLĐ hoặc quyết định bổ nhiệm)

BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI NGHỀ ĐỘC HẠI: Đ3 25/2013/TT/BLDTBXH. Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật
“2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng”

2) Lao động người nước ngoài:

+ DN Báo cáo hàng năm UB tỉnh/sở LĐ nhu cầu sử dụng LĐ nước ngoài. > chủ tịch có VB chấp nhận 11/2016/NĐ-CP
+ LĐNN không phải xin cấp phép LĐ Đ7; hồ sơ đề nghị cấp phép LĐ Đ10 11/2016/NĐ-CP

H/ NHỮNG QUY ĐỊNH BẮT  BUỘC

Quy định mà Doanh nghiệp phải có, phải tham gia, phải thực hiện:

LĨNH VỰC

SỐ NLĐ (Tối thiểu)

CĂN CỨ PHÁP LÝ

GHI CHÚ

BHXH chung

BHXH


– 1 LĐ
– 1 LĐ– 10 LĐ
Đóng BHXH với DN kí HĐ đầu tiên.
Đóng BHYT với DN có l ương cao nhất. DN khác trả lương kèm các khoản BH khác 
NSDLĐ đóng 1% tai nạn LĐ (từ LATVSLĐ thay LBHXH)

BHYT

BHTN

CÔNG ĐOÀN 5 LĐ – CB chuyên trách: Nhận lương và thuộc CĐ cấp trên quản lý;
– Không chuyên: Nhận lương từ DN, làm việc hết nhiệm kỳ; DN sa thải phải thông qua CĐ cấp trên.
+ Kinh phí CĐ: 2%*tổng lươngBHXH
+ Đoàn phí: 1%*tổng lươngBHXH đoàn viên
+ Trích nộp 36% kinh phí40% đoàn phí lên CĐ cấp trên
ATOÀN –VSINH – SKHỎE LĐ
(Mỗi khoa, phòng chuyên môn phải có ít nhất 01 AT viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc)

>> Thống Kê, Báo Cáo, Sơ Kết, Tổng Kết  1 năm 2 lần (Lưu trữ 10 năm – Phụ lục 4)

 

Bộ phận ATVS  – Dưới 300 LĐTTiếp
– 300 – 1.000
– Trên 1000
– 1 NV kiêm nhiệm
– 1 CB chuyên trách
– 1 Ban ATVSLĐ hoặc 2 CB chuyên trách>> Xây dựng các nội quy VSLĐ>> Lập kế hoạch ATVSLĐ
– DS Các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ
Bộ phận y tế

____________

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG VẮT TRỮ SỮA MẸ:

Cty Sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ:

– Sử dụng từ 10 đến dưới 100 lao động nữ,  lao động nữ chiếm 50% trở lên.
– Có 100 đến dưới 1.000 lao động nữ, lao động nữ chiếm từ 30%
– Từ 1.000 lao động nữ.

Đ3 85/2015/NĐ-CP

– Dưới 500*
– 500-1.000 LĐTTiếp
– Trên 1.000 

Điều 7

– HĐ chăm sóc sức khỏe — 1 NV TC Y
– 1 Ban y tế + 01 y sĩ/BS đa khoa>>Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm (14/2013/TT-BYT: Hướng dẫn khám sức khỏe – Mẫu giấy KSK định kỳ/nước ngoài)
+Báo cáo định kỳ về quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp y tế địa phương
(nếu có)
________________Phòng vắt, trữ sữa mẹ:
tối thiểu 6m2, có nguồn nước sạch, có nguồn điện, bảo đảm vệ sinh, được trang bị tủ lạnh, ghế, bàn; khăn giấy hoặc khăn lau, máy hút sữa, bình tiệt trùng.
HỘI ĐỒNG BẢO HỘ LAO ĐỘNG   1.000 LĐ

Điều 13

– Đại diện NSDLĐ làm Chủ tịch+Đại diện CĐ cơ sở hoặc làm Phó CT+Thành viên khác (tổng<9)
 QUỸ DỰ PHÒNG Trợ Cấp MẤT VIỆC

Hết hiệu lực bởi 03/2014/NĐ-CP từ 15/3/2014

   1-3% tổng quỹ lương  >>> Cách XD quỹ lương  – Nếu DN thành lập sau 2009 và dưới 10LĐ thì ko phải lập quỹ dự phòng

– Phải trao đổi với CĐ và công bố danh sách LĐ bị thôi việc tới CQ LĐ tỉnh
– Công bố danh sách tuyển dụng từ 7 ngày trở lên trước khi tuyển dụng; phải báo cáo tăng giảm LĐ
– Ký và giao HĐ LĐ từ 12 tháng; HĐ trông coi tài sản/giúp việc nhà; HĐLĐ từ 3 tháng phải tham gia BHXH
– Phải nộp thỏa ước LĐ trong vòng 10 ngày.
– Phải đồng ý thương lượng khi tranh chấp LĐ về lợi ích.
– Khấu trừ lương phải thông báo với CĐ
– Xây dựng và thông báo và đăng ký thang bảng lương, quy chế thưởng, định mức LĐ
– Đăng ký và công khai nội quy LĐ;
– Lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm;
– Xây dựng nơi vệ sinh cho LĐ nữ
– Đăng ký, xin giấy phép LĐ đối với chuyên gia NN; xây dựng kế hoạch đào tạo LĐ VN thay thế LĐ NN
– Đảm bảo thời gian và nơi làm việc của CĐ cơ sở
– Đăng ký tham gia BHXH trong vòng 30 ngày sau khi lý HĐLĐ
– Lập hồ sơ hưởng trợ cấp BHXH (TNLĐ) trong vòng 30 sau khi nhận đủ hồ sơ của NLĐ; Giới thiệu giám định thương tật
– Lập sổ LĐ, sổ lương, sổ BHXH; phải trả và thanh toán các chế độ khi NLĐ nghỉ việc
– Báo cáo TNLĐ và khai báo theo định kỳ (6 tháng và 1 năm) tình hình TNLĐ. Thanh toán chi phí TNLĐ
– Che chắn máy móc ảnh hưởng đến an toàn LĐ; Đo kiểm tra môi trường; (phải kiểm định theo định kỳ)
– Thực hiện bảo hộ LĐ, PCCC; huấn luyện AT VS LĐ (6 nhóm, 5 nhóm phải thuê đào tạo ngoài); phân loại LĐ theo ngành nghề
– Đăng ký danh sách thiết bị theo yêu cầu ATLĐ
– Báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan Thuế/Thống kê
– Thành lập đội PCCC cơ sở, có sơ đồ thoát hiểm, niêm yết nội quy PCCC; Ghi chép sổ sách vật liệu dễ cháy mua bảo hiểm cháy nổ (đa số DN). Phụ lục DN phải mua BH cháy nổ
> Hỏi đáp PCCC; Danh mục CS nguy hiểm cháy nổ. DM CS phải có chứng nhận PCCC;
> CẤP CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIÈU KIỆN ANTT hoặc PCCC CHO Công trình SX hoặc tòa nhà >= 5 tầng/5000m3/ Cơ quanNN/Ngành nghề đặc thù: CSát PCCC cấp tỉnh: 79/2014/NĐ-CP

> KHAI TRÌNH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG: (Xem thêm)

  • Khai trình LĐ theo mẫu số 05 sau khi hoạt động 30 ngày, :  23/2014/TT-BLĐTBXH + Biểu mẫu hướng dẫn (03/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một s điều của Bộ luật lao động v việc làm) 
  • NSDLĐ được cấp, quản lý và sử dụng sổ lao động theo thông tư 18/LĐTBXH-TT năm 1994
  • Báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm tình hình thay đổi về lao động theo mẫu 07

I/ GIẢI QUYẾT TAI NẠN LAO ĐỘNG (trong vòng 2- 5. Gửi báo cáo TNLĐ 6 tháng+1năm)

– Mọi Tai nạn lao động từ 5% thương tật hoặc NLĐ phải nghỉ làm đều phải ghi chép vào phụ lục 09; và phải…
– Khai báo khi có người LĐ chết hoặc từ 2 người bị TNLĐ mức độ nặng trở lên: Thanh tra sở LĐ, Công an huyện
– Thành lập đoàn điều tra do NSDLĐ/Quản lý được ủy quyền bằng VB làm trưởng đoàn + Đại diện CĐ + nhân viên ATVSLĐ + NV y tế.
– Lấy lời khai 1 hoặc nhiều người: người bị TN, người liên quan… theo phụ lục 05
– Lập biên bản điều tra theo PL 06
– Tổ chức họp và lập biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra TNLĐ theo PL 08
* Nội dung điều tra: (ghi trong phụ lục 02 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT)
– Diễn biến; – Nguyên nhân, lỗi gây ra tai nạn lao động; – Kết luận về vụ tai nạn lao động (ghi rõ vụ tai nạn là tai nạn lao động hay không phải là tai nạn lao động; – Mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; – Các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự.

* Hồ sơ: mỗi tai nạn là 1 bộ:  và thông báo trực tiếp/bưu điện (PL6+8)
a) Người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn;
b) Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội tỉnh;
c) Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh.

>>> Doanh nghiệp/NSDLĐ phải trả những chi phí sau (chi tiết theo 10/2003/TT-BLĐTBXH)
– Chịu mọi chi phí cho việc điều tra TNLĐ
– Khám+điều trị TNLĐ
– Trả nguyên lương theo HĐLĐ trong thời gian điều trị
– Bồi thường nếu do lỗi DN, trợ cấp nếu lỗi NLĐ (Điều 144-145 BLLĐ

J/ QUẢN LÝ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG – THỰC PHẨM – KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ KỸ THUẬT

  • Moị cơ sở SX đều lập báo cáo chương trình quản lý và giám sát/quan trắc môi trường định kỳ; có giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường, giấy phê duyệt đánh giá tác động môi trường (Luật BVMT năm 2014; Nghị định 18/2015/NĐ-CP Hướng dẫn bảo vệ đánh giá môi trường +Phụ lục 2&3). Doanh nghiệp giáo dục/dịch vụ ko phải báo cáo ĐGTĐMTT: phụ lục 4
  • DN nhờ 1 Cty chuyên kiểm định môi trường và thiết bị kỹ thuật để có giấy chứng nhận (Luật ko buộc nhờ kiểm định nhưng đó là bằng chứng DN đủ tiêu chuẩn khi cơ quan thẩm quyền KT)
  • Các Công ty/DN SX KD TMDV nếu xả nước > 10m3/ngày đêm đều phải:

+ Đăng ký giấy phép xả thải với chi cục bảo vệ môi trường.
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM);
+ Cam kết bảo vệ môi trường (CKMT) – 27/2015/TT-BTNMT  Xử phạt: 155/2016/NĐ-CP

  • Đối với Doanh nghiệp SX KD thực phẩm/thức ăn/nước khoáng/bao bì TP … 26/2012/TT-BYT

+ Giấy phép cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất;
+ Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Sở y tế tỉnh/thành phố;
+ Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

  • Khi xây dựng mới kho chứa thiết bị có chứa yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, DN phải lập phương án báo cáo cơ quan cấp phép XD

THỦ TỤC LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

K/ TRỢ CẤP – THÔI VIỆC/MẤT VIỆC LÀM – CHẤP DỨT HĐLĐ

– Chỉ trợ cấp thôi việc thời gian làm việc không tham gia BHTN = 1/2 tháng lương/năm. NLĐ bị kỷ luật sa thải (Đ48-BLLĐ2012) không được trợ cấp thôi việc.> DN phải trả trợ cấp thôi việc/mất việc làm khi thử việc: 1% BHTN – Đ14 05/2015/NĐ-CP
– Nếu DN không tham gia BHTN thì trợ cấp mất việc làm (khó khăn KTế/thay đổi công nghệ) nhiều hơn trợ cấp thôi việc (chủ quan NLĐ) =1 tháng lương/năm, tối thiểu 2 tháng lương
– NLĐ được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong mọi trường hợp trừ hợp đồng phải làm việc vì DN đã chi trả kinh phí đào tạo (Báo trước 3,30,45 ngày theo từng loại HĐ)
– Mọi trường hợp DN phải trả giấy tờ liên quan cho NLĐ sau khi NLĐ nghỉ việc (7 ngày-30)

L/ TRỢ CẤP BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP – BHTN

– Mức trợ cấp thất nghiệp: hằng tháng bằng 60% bình quân lương tháng đóng BHTN 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng.
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 12 tháng.
– Thời điểm được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp: tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Việc làm.

>>> Sau khi Luật việc làm có hiệu lực 1/1/2015 thì không được nhận TCTN 1 lần nữa mà được bảo lưu số tháng chưa nhận TCTN theo K4-Đ53

*** Thanh tra về BHXH, BHYT, BHTN thuộc BHXH cấp tỉnh trở lên

– Trưởng đoàn Thanh tra có thể xử phạt theo K3 Đ46 Luật XLVPHC2012

> Thực hiện theo quy định của Nghị định 21/2016/NĐ-CP thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế

M/ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG >>> Chi tiết 05/2015/NĐ-CP 

– Tuân thủ quy trình: triệu tập>họp có mặt NSDLĐ+NLĐ+BCH công đoàn>nêu vấn đề, chứng minh, giải trình>lập biên bản>ra quyết định (trong thời gian còn thời hiệu 6 tháng)
– Người được uỷ quyền chỉ được KL khiển trách (phải ký QĐKLLĐ)
– DN ra quy chế sa thải vì không hoàn thành nhiệm vụ (định mức lao động), thỏa thuận làm thêm giờ: có VB đồng ý của Công đoàn CS/báo Sở LĐTBXH: K1Đ38BLLĐ, Đ12 05.2015/NĐ-CP
– Tái phạm: vi phạm hành vi bị KL trong thời gian KL (6tháng)
– Hành vi KL phải nằm trong nội quy LĐ (> xây dựng NQLĐ phải chặt chẽ, đầy đủ; ko được phạt tiền; chỉ bồi thường tối đa 3 tháng lương TTVùng)
– Kỷ luật sa thải phải hợp với Đ126 BLLĐ2012 (Thời gian cộng dồn KL nghỉ ko phép tính trong 30 ngày và 365 ngày)
– Sa thải LĐ ko buộc phải báo trước như Đơn phương chấm dứt HĐLĐ – Đ38 (ko phải trợ cấp thôi việc/mất việc)

  • Sa thải khi không hoàn thành nhiệm vụ.định mức LĐ: “có tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.” K1Đ12 44/2015/NĐ-CP  – xử lý kỷ luật LĐ: Đ12 47/2015/TT-BLĐTBXH

___________________________________________________

>>>Danh mục các BIỂU MẪU VỀ NHÂN SỰ – LAO ĐỘNG
>>>Kiến thức pháp lý nhiều lĩnh vực
>>>Sổ tay BHXH

>> 01/2011/TTLT-BLĐTBXH- BYT: Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động
>>>44/2013/NĐ-CP: Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Bộ Luật Lao Động Về Hợp Đồng Lao Động
>>>45/2013/NĐ-CPQuy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Bộ Luật Lao Động Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi Và An Toàn LĐ, Vệ Sinh LĐ
>>>46/2013/NĐ-CP: Quy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Bộ Luật Lao Động Về Tranh Chấp Lao Động
>>> 49/2013/NĐ-CPQuy Định Chi Tiết Thi Hành Một Số Điều Của Bộ Luật Lao Động Về Tiền Lương (Xem Tổng hợp nghị định)
>>> Quyết định 5/2006/QĐ-BTC
Ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp