Khả năng lãnh đạo và quản lý là bẩm sinh hay do rèn luyện mà có? Công việc thực sự của nhà quản lý và người lãnh đạo là gì? Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo trứ danh? Đâu là những “năng lực” và “tố chất” cần phải có để làm tốt công việc lãnh đạo?
Việc lãnh đạo hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp, tổ chức nói chung cũng như sự thành công của cá nhân người lãnh đạo nói riêng. Các nhà lãnh đạo và quản lý thực hiện mục tiêu của mình thông qua các cấp nhân viên, vì vậy họ cần phải học cách động viên, định hướng và dẫn dắt đội ngũ của mình. Họ cần phải thực hiện vai trò đó một cách nhanh chóng và hiệu quả. Họ cần biết làm thế nào để nâng cao tinh thần hợp tác của nhân viên. Họ cũng cần học cách dẫn dắt đội ngũ trong những bối cảnh phức tạp, nhiều xung đột và biết cách thích ứng với những thay đổi công việc và bản thân.
>YÊU CẦU ĐẶT RA:
- Có cái nhìn tổng quan về quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp hiện đại
- Hiểu được một cách đầy đủ và chính xác công việc của một người quản trị?
- Nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo nhằm góp phần lãnh đạo thành công Doanh nghiệp của mình trong môi trường kinh doanh toàn cầu nhiều thay đổi.
>KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Phần 1: Nhận thức về quản trị
– Tổng quan
– Mô hình quản lý
– Nguyên tắc cơ bản trong quản lý
Phần 2: Chức năng của nhà quản trị
– Chức năng kế hoạch
– Tổ chức nhân sự
– Tổ chức điều hành
– Chức năng kiểm tra
Phần 3: Trách nhiệm của nhà quản trị
– Hướng dẫn công việc thay vì thực hiện nó
– Đào tạo và phát triển nhân sự
– Đảm bảo chất lượng công việc và con người
– Kết nối giữa các nhân viên
– Tạo động lực làm việc cho nhân viên, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Phần 4: Tố chất và kỹ năng cần có
– Kỹ năng chuyên môn
– Kỹ năng quan hệ con người
– Kỹ năng nhận thức chiến lược
Mở rộng:
– Kiến thức chuyên môn
– Tự nhận thức
– Tự điều chỉnh
– Thái độ với công việc
– Khả năng với xã hội
– IQ và EQ
Phần 5: Phong cách quản trị
– Bốn hệ thống quản lý của Likert
– Quản lý ô bàn cờ
– Phong cách theo tình huống: Dùng quyền lực; Quyết đoán; Dân chủ; Thả cương; Hướng dẫn; Kích động; Tình cảm
KỸ NĂNG QUẢN LÝ NGUỒN LỰC
> YÊU CẦU ĐẶT RA:
- Hiểu rõ những nguyên lý cốt lõi nhất về quản trị nguồn nhân lực
- Nắm được những xu thế mới nhất về quản trị nhân lực của Việt Nam và thế giới
- Biết cách thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp trên cương vị của một người lãnh đạo – quản lý doanh nghiệp
Phần 1: Khái quát
– Nhận thức về quản trị nhân lực
– 5 quan điểm cơ bản của quản trị nhân lực
- Nguồn lực trong doanh nghiệp
- Khai thác và phát triển
- Chiến lược con người
- Mục tiêu quản trị nhân sự
- Trách nhiệm
– Người lao động mong muốn gì
– Mục tiêu của tổ chức khi sử dụng lao động
– Chức năng tổ chức nhân sự
– Nhiệm vụ khi ở vị trí quản trị
Phần 2: Kỹ năng về con người
– Kiến thức chuyên môn
– Tự nhận thức
– Tự điều chỉnh
– Thái độ với công việc, sự thôi thúc
– Thấu cảm – kỹ năng giao tiếp
Phân 3: Thu hút khích lệ giữ chân người tài
– Có nên giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong doanh nghiệp?
– Làm thế nào để điều trị những nhân vật “rắn mặt” trong công ty?
– Khi nào/trong trường hợp nào thì có thể dùng người tài hơn mình?
– Làm sao để nhân viên luôn luôn hăng hái thi đua làm việc?
– Làm sao để động viên trúng tinh thần cán bộ công nhân viên? (Thuyết Maslow, thuyết Kỳ vọng)
– Lãnh tụ tinh thần cán bộ công nhân viên thông qua văn hóa doanh nghiệp
Phần 4: Tuyển dụng hiệu quả
– Quy trình tuyển dụng hiệu quả
– Làm sao để tuyển đúng người
– Ý nghĩa và tầm quan trọng của bản mô tả công việc