- Bộ Luật Lao động 2012
- Quyết định 1111/QĐ-BHXH
- Tra cứu thông tin đóng BHXH
- Luật BHXH 2006 – 2014; Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn 115/2015/NĐ-CP
- Các biểu mẫu BHXH – Hướng dẫn cách ghi chi tiết; > Tham khảo cách ghi 2018
- Phân tuyến chuyên môn lỹ thuật y tế (phân hạng Bệnh viện): 43/2013/TT-BYT
- Danh mục dịch vụ khám chữa bệnh kỹ thuật chi phí (đợt 6: tai mũi họng…): 2099/QĐ-BYT 2017
- Danh mục/Khung giá BHYT
- Danh mục Bệnh tật, giám định thương tật
- Danh mục các ngành nghề nặng nhọc độc hại (1629/LĐTBXH-QĐ; Tổng hợp QĐ)
- Thông tư 33/TT-LB của Bộ Y tế và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Danh mục các bệnh cần nghỉ việc để chữa bệnh dài ngày
- Thông tư 07/2010/TT- BYT: hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư 09/2009/TTLT-BYT-BTC: hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm y tế theo Nghị định 62/2009/NĐ-CP (Phụ lục: mẫu HC +bảng giá viện phí)
- Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 – 37/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh LĐ, bảo hiểm tai nạn LĐ (1% BHTNLĐ chuyển từ luật BHXH qua)
- Mẫu biểu thủ tục hưởng BHTN
__________________________________________________________
1) Thủ tục đăng kí BHXH lần đầu (thủ tục tại Đồng Nai) :
>>>Thủ tục và cách đóng, tiền lãi… chi tiết…
– Đăng ký danh sách lao động (tại phòng LĐ, sở LĐTBXH)
– Đăng ký hệ thống thang bảng lương (tại phòng BHXH –các mẫu tại Đồng Nai)
1. Bản xác nhận đăng ký thang bảng lương (bản sao)
2. Đơn đề nghị tham gia BHXH: Mẫu D01-TS
3. Văn bản đề nghị của đơn vị: Mẫu D01b-TS
4. Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT: Mẫu D02-TS
5. Tờ khai tham gia BHXH, BHYT: Mẫu A01-TS
6. Hồ sơ người lao động: Đối với người lao động đã có sổ BHXH thì pho to sổ BHXH+ Hợp đồng lao động (bản chính), còn những người tham gia lần đầu chưa có sổ BHXH thì hồ sơ gồm: Giấy khai sinh (bản sao)
> Mọi DN phải tham gia BHXH cho NLĐ; DN từ 10 LĐ phải ĐK BHTN
> Thử việc nếu có HĐLĐ từ 1-3 tháng sẽ phải tham gia BHXH: Đ4 595/QĐ-BHXH
Đ2, Đ124 Luật BHXH 2014
2) Bảng lương
– Mức đóng BHXH là tiền công + các khoản phụ cấp >>> Nếu Cty chuyên nghiệp sẽ kê khai tất cả trên HĐLĐ. >>> Cty thường chỉ kê khai theo mức lương cơ bản
– Nộp cơ quan thuế các khoản chi khấu trừ thuế TNDN: thường là bảng lương sát với thực tế nhưng dưới trần thuế TNCN. (65/2013/NĐ-CP: Giảm trừ gia cảnh là 9 triệu đồng/tháng +Người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng)
3) Trợ cấp thai sản – tai nạn lao động:
* Khám thai: 5 ngày: do BHXH trả (NLĐ ko được Cty tính tiền công ngày ko đi làm) >>> Tiền công tính theo HĐLĐ)
*Thai sản: 100% 6 tháng lương BHXH + 2 tháng lương TT (BHXH chi trả) (Luật LĐ 2012: 1/5/2013)
>>> Một số Ví Dụ về thời gian hưởng BH thai sản
Ví dụ 1: Chị A nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 2/1/2013, ngày 5/1/2013 chị A sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 2/1/2013 đến hết ngày 1/5/2013 (4 tháng). Đến ngày 1/5/2013, chị A vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị A được tiếp tục nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 1/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 6 tháng).Ví dụ 2: Chị B nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/1/2013, ngày 5/1/2013 chị B sinh 1 con, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản được tính từ ngày 1/1/2013 đến hết ngày 30/4/2013 (4 tháng). Từ ngày 1/5/2013, chị B hết thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị B không thuộc đối tượng được thực hiện thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13.Ví dụ 3: Chị C nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 15/12/2012, ngày 20/12/2012 chị C sinh đôi, theo quy định của Luật BHXH thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị C được tính từ ngày 15/12/2012 đến hết ngày 14/5/2013 (04 tháng và 30 ngày). Như vậy, đến ngày 1/5/2013, chị C vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định của Luật BHXH nên chị C được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến hết ngày 14/7/2013 (tổng cộng thời gian hưởng chế độ thai sản là 7 tháng).Ví dụ 4: Chị D nghỉ việc trước khi sinh con từ ngày 1/5/2013, ngày 15/7/2013 chị D sinh 1 con, theo quy định của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị D được tính từ ngày 16/5/2013 đến hết ngày 15/11/2013 (6 tháng). |
* Tai nạn lao động: NLĐ được nghỉ việc và trả đủ lương khi bị tai nạn lao động. Bệnh nghề nghiệp hằng tháng được hưởng chế độ BHYT. Tùy theo lỗi xác định mà NLĐ còn được hưởng trợ cấp hoặc bồi thường TNLĐ từ NSDLĐ (điều 145 Luật LĐ 2012)
– Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp và Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
– NLĐ được hưởng chế độ TNLĐ khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
– NLĐ bị suy giảm khả năng LĐ từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần = 5tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung; và trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương.
– Người LĐ bị suy giảm khả năngLĐ từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. (điều 43 Luật BHXH 2006)
– Người LĐ đang làm việc bị chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do TNLĐ/BNN thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu tháng lương tối thiểu chung.
>>> Thời gian thử việc khi bị TNLĐ NLĐ chỉ được DN chi trả chi phí sơ cấp cứu và điều trị đến khi ra viện (vẫn được trả đủ lương); và không được trợ cấp từ BHXH .
- Thủ tục, hồ sơ TNLĐ: Đ104 LBHXH2014 – K5Đ32 LATVSLĐ2015
– Trường hợp tai nạn giao thông trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn Cấp sở LĐ điều tra một trong các giấy tờ sau đây:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất (nếu NLĐ tham gia BHXH) Đ111 LBHXH2014
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;
c) Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
d) Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật này; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;- Nếu NLĐ chưa được tham gia BHXH (LĐ thử việc/Cty ko đóng BHXH): Đ145 BLLĐ2012
– Chi phi sơ cấp cứu điều trị + 30 tháng lương HĐLĐ/HĐ thử việc. (nếu lỗi NLĐ thì được 40% tổng chi phí+lương trên)- NLĐ bị tai nạn LĐ chết người được hưởng quyền lợi sau:
–Do NSDLĐ bồi thường: chi phi cấp cứu, điều trị; tiền lương ngày bị TNLĐ; tiền bồi thường >=40%*30TLTL: Luật ATVSLĐ2015
–Do CQBHXH chi trả: tiền trợ cấp 1 lần 36TLCS + chi phí Mai táng 10TLCS + trợ cấp 1 lần (mức hưởng BHXH1L) hoặc hàng tháng (50-70%LCS đến khi 18t hoặc cha mẹ 55/60t đến khi chết): Trợ cấp hàng tháng được lựa chọn TC1L: Luật BHXH2014
– Trường hợp NSDLĐ không tham gia BHXH thì phải bồi thường tất cả chi phí K4Đ39 LATVSLĐ2015; K2Đ145 BLLĐ2012: Người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của LBHXH.
K2Đ181 BLLĐ2012. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.
– K14Đ23 LBHXH2014: Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
4) Chi tiết Mức đóng BHXH, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT bắt buộc và BHTN:
> Từ 1/6/2017 NSDLĐ đóng 0,5% tiền lương BHXH vào quỹ TNLĐ/BNN theo Đ44 LuậtATVSLĐ2015/Đ3 44/2017/NĐ-CP Đ22 595/QĐ-BHXH (Áp dụng đến 2020, không áp dụng HĐLĐ dưới 4 tháng, LĐ giúp việc; NLĐ vẫn đóng 10,5%/32%)
> Mức đóng từ 01/01/2017: bằng 3 năm 2014; 2015 và 2016 theo 105/2014/NĐ-CP (quy định BHYT); 959/2015/QĐ-BHXH (thu bảo hiểm xã hội y tế thất nghiệp quản lý sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm)
Các khoản trích theo lương | Doanh nghiệp đóng% | Người lao động đóng % | Cộng % |
1. BHXH | 18 (3% ÔĐ TS /1%TNLĐ (0,5% từ 1/6/2017) / 14% HT TT) | 8 (Htrí Ttuất) | 26 |
2. BHYT | 3 | 1,5 | 4,5 |
3. BHTN (Nhà nước 1%) | 1 | 1 | 2 |
Cộng (%) | 22 (=21,5% từ 1/6/2017) | 10,5 | 32% (từ 1/6/2017) |
4. KPCĐ | 2 % | 1% (nếu tham gia) | 34,5 |
Mức đóng từ 1/1/2016
1- Mức lương tối thiều (122/2015/NĐ-CP)
Vùng1: 3.500.000đ – V2: 3.100.000đ
V3: 2.700.000đ – V4: 2.400.000đ
2- Lương tối thiểu chung: 1.150.000đ
3- Tỷ lệ đóng: tổng theo lương: 32,5%
– Người lao động: 10,5%
BHXH: 8% – BHYT: 1,5% – BHTN: 1%
– Người sử dụng lao động: 22%
BHXH: 18% (từ 1/7/2016 1% TNLĐ chuyển từ luật BHXH qua ATVSLĐ) – BHYT: 3% – BHTN: 1%
4- Lãi chậm đóng BHXH: 7,54%/ năm (0,628%/ tháng)
5- Tỷ giá quy đổi 6 tháng cuối năm 2015(từ 01/07/2015): 21.673 đồng/USD (Công văn 2122/BHXH-THU)
>>> TỪ 1/1/2014: TỔNG MỨC ĐÓNG BHXH: 10.5% (NLĐ) + 22% (NSDLĐ) = 32.5%
Mức đóng từ 01/01/2012:
– Mức đóng BHXH hàng tháng bằng 24% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: NLĐ đóng 7%, người sử dụng lao động đóng 17%; {a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội; b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.}
– Mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: NLĐ đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%;
– Mức đóng BHTN hàng tháng bằng 3% mức tiền lương, tiền công tháng, trong đó: NLĐ đóng 1%, người sử dụng lao động đóng 1%, ngân sách nhà nước hổ trợ bằng 1%.
(Từ 01/01/2014 mức đóng BHXH hàng tháng sẽ là 26% – tăng 2% của quỹ hưu trí, tử tuất, trong đó NLĐ 1% và NSDLĐ 1%).
MỨC LƯƠNG/THU NHẬP BUỘC ĐÓNG BHXH TỪ 1/1/2018
Các khoản thu nhập làm căn cứ đóng BHXH | Các khoản thu nhập không tính có thể không khai đóng BHXH bắt buộc |
– Tiền lương;
– Phụ cấp chức vụ, chức danh; – Phụ cấp trách nhiệm; – Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; – Phụ cấp thâm niên; – Phụ cấp khu vực; – Phụ cấp lưu động; – Phụ cấp thu hút; – Các phụ cấp có tính chất tương tự; – Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
|
– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2012;
– Tiền thưởng sáng kiến; – Tiền ăn giữa ca; – Khoản hỗ trợ xăng xe; – Khoản hỗ trợ điện thoại; – Khoản hỗ trợ đi lại; – Khoản hỗ trợ tiền nhà ở; – Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ; – Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ; – Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết; – Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn; – Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động; – Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động; – Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp; – Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động
|
Tiền lương, tiền công do đơn vị quyết định :
– NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ nhưng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng (LTTV năm 2017 – 153/2016/NĐ-CP: 3.750k/tháng) tại thời điểm đóng.
– NLĐ đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương, tiền công đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc độc hại thì cộng thêm 5%.
– NLĐ có mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.
Đóng BHXH trong trường hợp DN cho NLĐ tạm nghỉ:
Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc. Nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 1 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó. Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.
5) Việc chốt sổ BHXH (quyết định 1111/QĐ-BHXH)
– Hồ sơ BHXH (Bìa và trang sổ) được doanh nghiệp lưu giữ, chỉ chốt và phát sổ khi NLĐ nghỉ việc.
>>> NVNS làm thủ tục: QĐ thôi việc+Mẫu D02-TS+Mẫu 01-DS/XNS+CMND+Bìa sổ BH (trước kia là sổ 24/48tr). >>> nộp BHXH sẽ in tờ rời nội dung đóng BH+đóng mộc>>>và Mộc của DN
– Khi NLĐ chuyển DN mới khác tỉnh thì phải chốt sổ ở BHXH tỉnh.
– DN nợ BHXH ko thể chốt sổ: làm tờ trình nêu lí do, cam kết trả nợ cho cơ quan BHXH và đóng khoản BHXH cho người cần chốt sổ.
– Theo Nghị định 63/NĐ-CP và Nghị định 12/NĐ-CP , nếu DN không đóng BHXH thì vẫn bị truy thu cho LĐ có HĐ từ 3 tháng, kể cả người đã nghỉ việc.
5a) Việc tham gia BHXH ở doanh nghiệp mới
– Nếu NLĐ không có sổ được chốt: NLĐ khai báo thông tin sổ BHXH cũ cho DN để làm thủ tục đóng BHXH liên tục (CQBH sẽ ghi nhận thời gian đóng BH mới, khi NLĐ lấy được sổ cũ sẽ ghi/bảo lữu quá trình đóng cũ vào sổ mới).
– NLĐ không được chọn lựa việc không nộp sổ cũ để hưởng BHXH 1 lần năm sau và muốn làm sổ BH mới với DN mới.
– DN không thể bảo lưu tiền nợ BH cũ để đóng BH cho thời gian mới (CQBH sẽ thu tiền đóng mới và đưa vào phần thu khoản nợ cũ, Trường hợp này NLĐ bị thiệt vì phần đóng cho BHYT cũ thì không còn ý nghĩa cho BHYT hiện tại.)
6) Việc ghi thời hạn trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT)
– NSDLĐ thường báo cáo tăng giảm LĐ, hoặc điều chỉnh mức tăng giảm đóng BHXH vào giữa tháng và thực hiện việc tăng giảm này từ tháng nộp báo cáo (VD: Nhân sự điều chỉnh tăng lương cho NVA từ tháng 9/2014 thì hồ sơ báo cáo thực hiện vào giữa tháng 09/2014). Tương tự, NS làm BHYT cho NVB cho hợp đồng từ 01/09/2014 thì hồ sơ nộp vào giữa tháng 09, đến khi có quyết định phát hành thẻ BHYT do giám đốc BHXH kí thì thường đầu tháng 10/2014. Như vậy, dù giá trị thẻ từ ngày 01/09/2014 thì đến giữa tháng 10/2014 NVB mới nhận được thẻ! (đây là sự bất cập mà BHXH đang còn bảo thủ thực hiện!)
– Thông thường thẻ BHYT dành cho NLĐ phát hành mỗi 1 quý (3 tháng). Có những DN thực hiện tốt chế độ BHXH thì cơ quan BHXH cấp thẻ cho NLĐ từ 6-12 tháng; còn ngược lại thì chỉ cấp mỗi 3 tháng.
6a) Chi phí khi khám chữa bệnh có thẻ BHYT:
– Người bệnh được KCB thông/đúng tuyến huyện toàn quốc từ 1/1/2016: khám/cấp thuốc được BHYT chi trả 100% khoản chi phí <=15% mức LCS; BHYT chi trả 80% >15%LCS.
– Khám bệnh trái tuyến: BHYT chi trả giảm dần từ 60% -40% (tuyến tỉnh-trung ương): từ 1/1/2021 BHYT tuyến tỉnh chi trả 100%. K3Đ22 LBHYT2009/2014
– Khi được chỉ định các dịch vụ kỹ thuật điều chỉ/xét nghiệm cao theo Công văn 4996/BHXH-BHYT thì BHYT chi trả giảm dần 100%-80% theo các đối tượng ưu tiên chi trong ô thứ 2 thẻ BHXH (1314/2014/QĐ-BHXH: mã số BHYT) theo giá dịch vụ y tế 37/2015/TTLT-BYT-BTC > phẫu thuật, chụp PET/CT đều được BHYT chi trả theo PL3 TT37
7) Thanh tra về BHXH, BHYT, BHTN thuộc BHXH cấp tỉnh trở lên
– Trưởng đoàn Thanh tra có thể xử phạt theo K3 Đ46 Luật XLVPHC2012
> Thực hiện theo quy định của Nghị định 21/2016/NĐ-CP thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, y tế
8) Mức phạt không đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
– Ngoài việc bị truy đóng, NSDLĐ (cơ quan tổ chức, DN…) còn phải bồi thườngphần NLĐ phải chi trả khi chưa có thẻ BHYT; trả lãi suất 2 lần liên NH và nộp lãi trả chậm nếu vi phạm PL về BHYT K3Đ49LBHYT2009/2014
– Lãi chậm đóng BHXH: 7,54%/ năm (0,628%/ tháng)
9) Việc hoàn trả số tiền còn lại khi chuyển qua tham gia BHYT nhóm đối tượng khác
– 2.1 Đối tượng quy định tại Tiết 1.1, Công văn 3334/BHXH-BT: Số tiền BHYT được hoàn trả tương ứng thời gian còn lại của thẻ BHYT kể từ khi cơ quan Bảo hiểm xã hội thu hồi được thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và nhận đủ hồ sơ hoàn trả theo quy định.
– Hoàn trả tiền đóng BHYT: Đ20 959/2015/QĐ-BHXH
10) Điểm mới của Luật BHYT SĐBS2014
– Thông tuyến khám chữa bệnh bất cứ bệnh viện tuyến huyện cả nước (được thanh toán 100% BHYT<LCS được thanh toán)
– Được tham gia BHYT tự nguyện tại nơi tạm trú
– Đã tham gia BHYT 5 năm liên tục và trong năm thứ 5 có mức viện phí đã thanh toán >=6 tháng LCS thì sẽ không phải đóng phần “đồng chi trả” nếu viện phí vượt trên mức 6 TLCS
11) Quy định về việc “Đồng chi trả” trong BHYT: công văn 5544/BYT-BH
Người tham gia BHYT có thời gian tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục và có chi phí nếu có đồng chi trả (tối thiểu 20% tổng chi phí/BHXH chi trả 80% một lần khám chữa bệnh) trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (từ 1-7-2017 LCS là 1,3 triệu đồng) tính từ thời điểm đủ 5 năm liên tục sẽ được BHXH thanh toán phần vượt hơn 6 tháng lương cơ sở mà người tham gia BHYT đã đồng chi trả <=> trên mức này thì NTGBHYT sẽ không trả phí BHYT trong năm đó nữa
KẾT LUẬN:
- Tất cá các đối tượng LĐ có hưởng lương và HĐLĐ từ 1 tháng đều phải tham gia BHXH – K1Đ2LBHXH2014
_______________________