>>> Những điểm mới trong luật doanh nghiệp 2014
>>> Những quy định pháp luật doanh nghiệp cần thực hiện
>>> Sổ tay pháp luật dành cho doanh nghiệp (.pdf)
>>> Giải pháp tăng năng suất lao động cho doanh nghiệp
>>> Các loại lương của người lao động và Thực trạng hợp đồng lao động
_________________________________________________________
A. LĨNH VỰC NHÂN SỰ
1) Sơ đồ tổ chức Doanh Nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2005, chúng ta có các loại hình Doanh nghiệp sau:
– Doanh nghiệp tư nhân
– Doanh nghiệp nhà nước (quốc doanh)
– Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH MTV)
– Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (TNHH 2TV)
– Công ty hợp doanh
– Công ty cổ phần
Ngoài ra, còn có các tổ chức mang nhiều danh nghĩa khác nhau, nhưng vẫn hoạt động mang tính thương mại:
Hợp tác xã, Trung tâm, Văn phòng, Cơ sở kinh doanh, Dịch vụ sản xuất…
Sau đây là 1 số mô hình Doanh nghiệp:
a) MÔ HÌNH tổng thể:
>>> Màu chữ mờ: Những chức danh 1 số DN không có
b) MÔ HÌNH kiểu Trung tâm/Viện/Trường… thuộc tổ chức phi chính phủ:
c) MÔ HÌNH công ty sản xuất – kinh doanh:
*** TẢN MẠN VỀ CÁC CHỨC DANH TRONG DOANH NGHIỆP:
– Đại hội đồng cổ đông: chỉ có trong công ty cổ phần, gồm các cổ đông góp vốn cho công ty. Cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Đây còn gọi là kiến trúc thượng tầng của công ty. (Được ví như “Bộ chính trị”)
– Hội đồng thành viên: chỉ thành lập trong mô hình công ty từ 2 thành viên (góp vốn từ 2 người); hoặc Cty TNHH MTV nhưng chủ sở hữu cty có từ 2 người đại diện; khi đó cty có thêm kiểm soát viên (ví như “Bộ chính trị”)
– Ban kiểm soát: Được thành lập trong công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên (Ví như Thanh tra/Kiểm toán)
– Hội đồng quản trị: Những DN nghiệp lớn thường thành lập HĐQT. Cũng có thể do Đại hội đồng cổ đông đề cử: gồm chủ tịch và các thành viên. Là tổ chức hoạch định và giám sát hoạt động của DN. (Được ví như “Quốc hội”)
– Ban giám đốc: Đây là những thành viên trực tiếp điều hành quản lý người lao động. Thường bao gồm: Giám đốc, Phó GĐ, trợ lý, thư ký GĐ, trưởng phòng, trưởng các bộ phận, Quản đốc, trưởng xưởng. (Được ví như “Chính phủ”)
– Giám đốc/Tổng giám đốc: tên pháp nhân chủ yếu là GĐ, TGĐ thực ra là do DN tự đặt. 1 là muốn nâng cao vị thế giám đốc cho “oai”; 2 là do quy mô công ty khá lớn nên muốn nâng cấp vai trò các trưởng bộ phận lên giám đốc bộ phận (VD: giám đốc kinh doanh thay vì trưởng phòng kinh doanh), do vậy tên gọi GĐ cũng được nâng cấp thành TGĐ. (Được ví như Thủ tướng)
2) Việc Chấm Công:
a) Nếu Doanh nghiệp dưới 50 Lao động nên chấm công bằng thẻ giấy (size card). Loại này hàng ngày NLĐ tự mình bấm thẻ vào 1 đồng hồ chấm công.
* Ưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, không cần cài đặt phần mềm và biết máy tính. DN có thể tự in thẻ hoặc mua thẻ bên ngoài tiệm Văn phòng phẩm.
b) Nếu Doanh nghiệp trên 50 LĐ, nên chấm công bằng vân tay. Trường hợp doanh nghiệp có LĐ không đảm bảo vân tay sạch thì sử dụng thẻ có hình (Nhiều máy chấm vân tay có chức năng ghi nhận thẻ có hình thay thế vân tay. Vì máy chấm công bằng vân tay và thẻ từ đều mắc tiền và phải cài đặt với máy tính vậy chúng ta nên sử dụng máy vân tay tiện lợi hơn cả. trung bình với 100 LĐ tương ứng với 1 máy chấm công
* Hạn chế: Hơi tốn tiền 1 tí, phải có nhân viên có chuyên môn về tiền lương và Tin học văn phòng. Cũng có nhiều trường hợp máy châm công bị lỗi và không ghi nhận dữ liệu chính xác, do vậy NV nhân sự cần hàng ngày lien hệ với các chuyền trưởng/ tổ trưởng/trưởng bộ phận để phối hợp chấm công.
** VÍ DỤ: Có NLĐ 1 cty may mặc tháng nọ có đi làm đầy đủ mà máy chấm công lưu thiếu mất 2 ngày, vậy nên để có kết quả chính xác, NVNS mỗi sáng có trách nhiệm xuống các chuyền lấy số liệu NLĐ nào hôm đó vắng mặt (chỉ cần DS văng mặt thôi. Đến ngày 1è5 tháng sau sẽ công khai bảng chấm công toàn DN, nếu NLĐ nào đó khiếu nại thì NVNS sẽ có sổ đối chiếu để biết ai đúng sai.
3) Việc Cho NLĐ nghỉ khi không có đơn hàng/ Hàng hóa tồn kho:
Thường thì lí do này thường là do lỗi của DN. Theo đó nếu cho NLĐ tạm nghỉ chờ việc thì DN cũng phải trả 100% lương (Điều 98 Luật LĐ 2012). DN có những hướng giải quyết thích hợp sau:
* Điều chuyển 1 số NLĐ hay bộ phận hết việc qua những bộ phận nào dư việc.
* Làm những việc tạp vụ: dọn dẹp, vệ sinh, bảo trì công ty, nhà xưởng, phòng làm việc. Tập huấn Nội quy lao động, an toàn vệ sinh, phòng chống cháy nổ. Khám bệnh định kỳ. Thi tay nghề/nâng bậc lương.
* Tổ chức du lịch, thay thế bằng những ngày nghỉ phép (tối thiểu 12 ngày/năm)
4) Xây dựng thang bảng lương – Chế độ phúc lợi
a) Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương
– Theo luật định thì DN trả lương không được trễ quá 30 ngày, thương thì các Doanh nghiệp trả lương từ ngày 03-15 của tháng sau. Nếu DN trả lương trễ so với HĐ thì sẽ chịu mức phạt lãi suất trả cho NLĐ theo ngân hàng nhà nước cho những ngày chậm trả.
*** Không ít nhưng Doanh nghiệp coi chất lượng là hàng đầu và coi trọng tính bảo mật trong DN. Dù họ xây dựng thang bảng lương theo quy định để nộp cho sở/phòng LĐ, nhưng họ có chính sách trả lương theo kết quả phỏng vấn và nhất là chuyên môn theo tính cảm quan. Mặc dù NLĐ vẫn được thông tin chi tiết bảng lương của mình nhưng không được phép công khai cho nhau. Mức lương từng người chỉ có phòng NS hoặc kế toán lương biết.
>>> Có 4 dạng Lương: (>>>Xem thêm)
* Lương thử việc (85%) lương chính thức. Thời gian thử việc từ 6 ngày – 60 ngày
* Lương theo tháng (quy ước 26 ngày – nghỉ ngày chủ nhật; 22 ngày – nghỉ thứ 7+CN). Áp dụng cho NVVP và CNV làm việc theo giờ hành chánh.
* Lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho NLĐ, căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra. Hình thức này hợp với DN sản xuất, Cty May mặc, chế biến, gia công…
* Lương khoán: Áp dụng trong các DN SX hoặc kinh doanh; cả cho tất cả NV. Chủ DN áp dụng chế độ lương này thường muốn đẩy nhanh tiến độ công việc càng sớm càng tốt.
– Mức lương tối thiểu của DN luôn cao hơn mức lương TT nhà nước quy định. Thực tế, nhà nước đã quy định từng vùng miền có 4 mức lương TT khác nhau.
– DN nếu tính toán “xét nét” sẽ lấy mốc lương căn bản làm mức lương TT, và đây cũng là mức lương dành cho LĐ phổ thông (Nếu LĐ đã qua đào tạo tức là đã “có nghề” thì phải tăng thêm ít nhất 7% LCB – Nghị định 103/2012/NĐ-CP)
– DN khi đi vào hoạt động đều phải xây dựng Thang bảng lương nộp cho Sở/Phòng LĐ hay ban quản lý KCN.
– Thang bảng lương thường chia làm nhiều nhóm: Nhóm Ban Giám Đốc; Nhóm Nhân viên văn phòng; Nhóm NV thừa hành; NV trực tiếp SX… Mỗi nhóm phân biệt bởi mức lương CB.
>>> DN có thể chia mỗi nhóm thành từ 4-8 bậc. Bậc đầu tiên có thể mang hệ số 1. Từ bậc 1 lên bậc 2 thời gian là 6 tháng. Từ bậc 2 trở đi thời gian là 12 tháng. Không nên kéo dài thời gian tăng bậc quá 24 tháng. Khi người LĐ vượt trần bậc lương, thì chuyển thành nhóm thâm niên và được hưởng thêm 1 khoản trợ cấp cố định.
STT |
NHÓM CHỨC DANH |
CHỨC VỤ |
THANG LƯƠNG |
||||
Bậc I
|
Bậc II |
Bậc III |
Bậc VI |
Bậc V |
|||
1 |
BGĐ LCB: 8.000.000 |
GĐ |
2 |
2,3 |
2,8 |
3,0 |
3,3 |
PGĐ |
1,5 |
1,7 |
2,0 |
2,5 |
2,8 |
||
Trg.P |
1 |
1,3 |
1,8 |
2,0 |
2,3 |
||
2 |
Nhân viên VP LCB: 4.000.000 |
Kế toán |
1,0 |
1,2 |
1,5 |
1,8 |
2,0 |
Thủ quỹ |
1,0 |
1,3 |
1,5 |
1,8 |
2,0 |
||
Nhân sự |
1,0 |
1,3 |
1,6 |
1,8 |
2,0 |
||
3 |
Công nhân SX LCB: 2.200.000 |
Tổ trưởng |
2 |
2,2 |
2,5 |
2,8 |
3 |
NV bảo trì |
1,2 |
1,5 |
1,8 |
2,0 |
2,2 |
||
Công nhân |
1 |
1,3 |
1,5 |
1,7 |
2,0 |
>>>DN chia thành nhiều nhóm lương nhưng có chung mức LCB, khi đó xuất phát bậc (1) của mỗi nhóm khác nhau
CHỨC DANH |
HỆ SỐ LƯƠNG |
|||
BẬC I |
BẬC II |
BẬC III |
BẬC IV |
|
1. BGĐ | 4,0 | 4,3 | 4,6 | 4 |
2. TP/Trưởng BP/Quản Lý | 3,0 | 3,2 | 3,5 | 3,8 |
3. Kỹ sư, Chuyên viên | 2,2 | 2,5 | 2,8 | 3,1 |
4. CĐ nghiệp vụ | 2,0 | 2,2 | 2,5 | 2,7 |
5. TC nghiệp vụ, NVVP | 1,5 | 1,7 | 2,0 | 2,3 |
6. NV Phổ thông, tạp vụ | 1,0 | 1,2 | 1,5 | 1,7 |
*** LCB: 3.000.000 |
>>> Có những DN chuyên về Kinh doanh/Dịch vụ căn cứ vào tình hình phát triển qua từng thời kỳ mà xây dụng thang lương theo quỹ lương mà Đại HĐCĐ hoặc HĐQT hoạch định trong thời thời hạn 3- 5 năm.
VD: Công ty Du lịch ABC dự trù trong 3 năm nữa Doanh thu sẽ bị cắt giảm nên ước chừng quỹ lương toàn cty trong 3 năm sẽ là 100 tỷ cho 100 LĐ. khi đó Giám đốc sẽ cân đối sao cho từng chức doanh, từng bộ phận trong cty 1 mức lương phù hợp cả về chức vụ, ngạch bậc, thâm niên… (Ngạch lương: Mỗi bộ phận/nhóm có 1 bảng lương khác nhau, 1 bảng đó được hiểu là 1 ngạch lương)
b) Xây dựng chế độ thưởng:
– Tùy theo tình hình Hoạt động – SXKD của DN mà DN xây dựng quy chế thưởng cho NLĐ (Nghĩa là DN không buộc phải có thưởng cho NLĐ, nhưng theo luật định dù có dù không, DN cũng phải XD chế độ thưởng nộp cho CQNN và niêm yết công khai trong DN). Chỉ NLĐ nào làm việc trên 6 tháng mới được thưởng cuối năm.
* Việc thưởng cho NLĐ là 1 chế độ bất thành văn, việc đó chứng tỏ DN làm ăn có lãi, có triển vọng; nó giúp DN tạo uy tín và tiếng tốt cho mình!
>>> Thưởng cuối năm:
- Hàng năm DN sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho NLĐ mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.
- Mức thưởng cụ thể từng NLĐ tùy thuộc vào sự đóng góp công sức, chất lượng công tác, chấp hành đầy đủ nội quy, các quy định của Công ty.
- Được tính = tỷ lệ % * [tổng lương thực tế 12 tháng]/12 tháng (Hoặc = 1 tháng lương bình quân trong 12 tháng). Phòng HCNS có trách nhiệm lập tờ trình về tỷ lệ %, dự toán tổng tiền thưởng tháng lương 13 trước 30 ngày so với ngày bắt đầu nghỉ tết.
>>> Thưởng tuần: Hàng tuần dựa trên việc đánh giá thực hiện công việc của NLĐ, Trưởng bộ phận lập bảng đánh giá thực hiện công việc. Bảng đánh giá chuyển về Phòng HCNS xem xét, sau đó chuyển Giám đốc công ty duyệt làm căn cứ thưởng cho người lao động.
>>> Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày quốc khách, Tết Dương lịch:
- Số tiền thưởng tượng trưng giúp DN tạo được trân trọng từ NLĐ
- Phòng HCNS có trách nhiệm lập tở trình BGĐ trước các ngày lễ 07 ngày
>>> Thưởng nóng:
- Quản lý Bộ phận hoặc trực tiếp GĐ khi giám sát LĐ có thể đột xuất thưởng 1 khoản tiền hay 1 món quà cho NLĐ điển hình để ghi nhận sự siêng năng hay khéo léo, sáng tạo, dũng cảm vượt trội của 1 cá nhân đồng thời qua đó khích lệ tinh thần làm việc cho những người khác.
>>>Thưởng theo doanh thu/sản phẩm/công việc:
- Phòng Kinh doanh đạt doanh thu do BGĐ giao được thuởng phần trăm doanh thu hàng tháng.
- Chuyền sản xuất đạt hơn mức sản phẩm được khoán; hoặc bộ phận thi công rút ngắn thời gian hoàn thành công trình… cũng được ghi nhận và thưởng 1 khoản tiền theo trong hoặc ngoài hợp đồng.
c) Trợ cấp và phúc lợi:
Có những TC/PL do DN hoặc công đoàn chủ động đem lại; có nhưng trợ cấp do luật quy định (luật lao động, luật bảo hiểm xã hội…):
– Trợ cấp điện thoại (thường cho nhân viên thương xuyên liên lạc khách hàng, NV KD/XNK);
– Trợ cấp xăng xe (thường cho NV KD/XNK)
– Trợ cấp mua thêm bảo hiểm thân thể, BH tai nạn…
– Trợ cấp thuê nhà, tiền ăn…
– Phụ cấp chuyên cần (dành cho NLĐ tăng ca hơn mức quy định)
– Phụ cấp đủ tháng (NLĐ làm đủ các ngày trong tháng ở những DN NLĐ hay nghỉ việc riêng)
– Phụ cấp độc hại; trợ cấp rủi ro nghề nghiệp (NLĐ làm trong môi trường nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp, nguy hại tính mạng)
* Những trợ cấp theo luật định: ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, thất nghiệp, học nghề (khi DN thay đổi công nghệ)
* Những Phúc lợi từ công đoàn: Mừng sinh nhật, Sinh con, Sinh nhật, Ma chay, cưới hỏi. Thuê mua nhà. Tổ chức vui chơi du lịch, phong trào văn hóa thể thao…
>>> Thường thì tiếng vang và sự gắn bó của NLĐ với DN sẽ tăng đáng kể nếu DN làm tốt công tác chấm công và chế độ phúc lợi từ công đoàn
5) Công tác Bảo hiểm xã hội
– Nói đến BHXH thì nói đến các chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Nhân viên làm công tác BH thực hiện thủ tục 3 trong 1 với cơ quan BHXH của quận/huyện.
– Quy phạm pháp luật quy định luật riêng về BHXH, BHYT và BHTN
>>> Các chế độ của BHXH: Ốm đau, thai sản, tử tuất, tai nạn lao động, hưu trí. BHYT: hỗ trợ viện phí khi NLĐ nằm viện; BHTN: hỗ trợ tiền và việc làm khi NLĐ thất nghiệp.
– DN khi đi vào hoạt động buộc phải đóng BHXH cho NLĐ. Nếu không đóng, khi người lao động xảy ra tình huống liên quan đến các chế độ ấy, thì Luật định DN phải thanh toán khoản hỗ trợ tương ứng (bằng với mức thanh toán của CQ BHXH)
a) Kiến thức về việc BHXH:
– Tỉ lệ đóng thay đổi từng thời kì do chính phủ quy định; DN làm thủ tục đóng cho NLĐ, Mức lương đóng BHXH mà DN đóng cho NLĐ luôn bằng hoặc cao hơn mức quy định nhà nước tùy theo vùng miền (4 vùng).
– Khi NLĐ nghỉ Thai sản, DN ứng trước 2 tháng lương TT (theo vùng) sau đó quyết toán lại với CQBHXH. Sau khi hết thời gian TS, NLĐ được hưởng 6 tháng lương đóng BHXH (lương không trừ BHXH) từ phòng NS của DN (DN nhận từ CQBHXH)
– Thời gian nghỉ ốm đau thì NLĐ không được hưởng lương, chỉ hưởng trợ cấp BHYT và tỉ lệ % lương BHXH từ CQBHXH (tùy theo thời gian đóng BHXH)
b) Doanh nghiệp & BHXH
– Thường NLĐ (công nhân/LĐPT) ngại bị trừ tiền BHXH, họ không biết rằng trừ càng nhiều là do mức mức lương đóng BH của họ càng cao, mà càng cao thì sau này họ lãnh trợ cấp càng nhiều! Đó cũng là lí do 1 số NLĐ không được hưởng chế độ BHXH vì DN không bị sức ép về nghĩa vụ đó!
– Để giảm chi phí về trách nhiệm BHXH, nhiều DN đã kê mức đóng BHXH của NLĐ khá thấp, thường hơn tí so với Lương TT vùng miền. 1 số DN khác thỏa thuận với NLĐ 1 mức lương hợp lý trong đó lương đóng BH là số nhỏ, còn lại là các khoản phụ cấp ngầm không có ghi trong HĐLĐ (việc này chỉ lợi cho NLĐ giảm thuế thu nhập cá nhân nếu lớn). “Mèo vẫn hoàn mèo” nếu DN lách luật như vậy; hoặc là họ sẽ chịu rắc rối với nhiều kiện tụng của NLĐ và xử phạt của Cơ quan quản lý lao động; hoặc NVNS sẽ lộn xộn trong việc lập đơn từ, hồ sơ.
VD: 1 mặt NVNS sẽ làm 1 HĐ thỏa thuận với người LĐ đầy đủ các chế độ, mặt khác họ phải khai man với CQLĐ 1 HĐ chỉ ghi mức lương CB, còn các phụ cấp để trống.
– Liên quan đến khấu trừ các khoản chi hợp lý để tính thuế thu nhập DN thì trong đó có các khoản lương và phụ cấp. Theo đó, DN nếu không đồng nhất các mức lương theo HĐLĐ thực tế thì họ sẽ bị thiệt trong khoản khấu trừ này. Nếu không thì họ phải làm 1 lúc 2 sổ sách trái ngược nhau! (Trường hợp này nếu CQBHXH phối hợp tốt với CQLĐ hoặc CQ thuế thì DN phát sinh rất nhiều sai phạm)
>>> Cần phải biết rằng mọi chi phí cho việc cải tiến công nghệ, sửa chữa máy móc, thuê mướn dịch vụ, quảng cáo; chi phí bồi thường trợ cấp TNLĐ, thôi việc; các khoản đóng BHXH cho NLĐ, Doanh nghiệp đều được trừ vào khấu hao khi đóng thuế TNDN.
>>> Thống kê chỉ ra rằng đa số DN nào làm không tốt quy định của pháp luật thì thường là DN luôn gặp rắc rối với thanh tra lao động, mà càng gặp rắc rối thì càng bị quấy nhiễu và tốn kém, Hậu quả nhãn tiền là các DN này luôn làm ăn trì tuệ nếu không phá sản thì ngáp ngáp cũng là may lắm rồi!
… … …
B. QUẢN LÝ SẢN XUẤT-KINH DOANH: (>>>Xem thêm)
1) Thay đổi công nghệ:
Nếu DN chuyên về sản xuất, gia công thì việc tự động hóa bằng máy móc hay đơn giản thao tác gia công rất là quan trọng. Ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và chi phí nhân công. 1 công đoạn nếu đã có máy móc thay thế thì DN cần xét đến việc nên mua máy nếu thấy rằng nó mang lại hiệu quả vượt trội hơn nếu thực hiện bằng thủ công. Những điểm lưu ý trước khi mua máy:
– Máy đó hoạt động có gây ô nhiễm và an toàn tính mạng không?
– Máy đó sử dụng thời hạn bao lâu với công suất 6h/ngày. Khấu hao giá thành máy móc, tiêu hao nhiên liệu trong 1 năm là bao nhiêu; rồi so sánh nếu không có máy mà thuê mướn lao động thì trong hạn dùng đó (VD-1 tháng) NLĐ làm ra sản phẩm giá trị bao nhiêu sau khi đã trừ tiền Phúc lợi+đào tạo+tuyển dụng+quản lý…
* VD: Công ty ABC sản xuất Văn phòng phẩm, có công đoạn cần “bế” sản phẩm giấy. Đôi lần 1 tháng phải đi đặt hàng công đoạn này nơi khác. Do vậy Giám đốc tính tới phương án nên chăng mua 1 máy bế sản phẩm. <=> Xét cụ thể:
– Máy bế có giá thành 100.000.000đ; sử dụng tuổi thọ 3 năm (8h/ngày). Vận hành máy cần 1 NV lương trung bình 5.000.000đ/tháng. ==> chi phí trong 3 năm nếu mua máy:100 triệu+5x12x3+chi phí khác>280.000.000đ
– Công ty ABC 1 tháng gia công sản phẩm có công đoạn bế 2 lần, mỗi lần chi phí 5.000.000 ==> 1 năm chi phí: 5.000.000×12=60.000.000đ; 3 năm chi phí: 180.000.000
** KẾT LUẬN: Công ty ABC rất không nên mua máy!
2) Tổ chức công việc:
Lấy ví dụ, 1 công đoạn đóng thùng tính toán hợp lý cần 3 LĐ, với tổng cộng 30 thao tác trong vòng 300 giây (5 phút) có 10 giây/thao tác. Nhưng nếu doanh nghiệp không hướng dẫn và giám sát khoa học (bằng cách sắp xếp nguyên/vật liệu gọn gàng, thao tác đơn giản…) thì nếu DN sản xuất phải làm 1 ngày 1000 công đoạn đóng thùng, mỗi công đoạn thừa 6 thao tác, chúng ta có bảng so sánh sau:
CÔNG ĐOẠN THAO TÁC |
SỐ THAO TÁC/cđ |
THỜI GIAN |
TIỀN NHÂN CÔNG |
||
1công đoạn= 1SP |
1000SP |
1h=20.000đ/LĐ 3LĐ=60.000đ |
1tháng=26ngày =208giờ |
||
Thao tác bất hợp lý |
36 (30+6) |
36×10=360s=6m |
6m x 1000=100h =12,5 ngày |
100×60000 =6.000.000đ |
208×6.000.000/100 =12.4000.000 |
Thao tác khoa học |
30 |
30×10=300s=5m |
5m x 1000~83h |
83×60000 =5.000.000đ |
208×5.000.000/100 =10.400.000 |
GIẢ THUYẾT: 1công đoạn= 1SP; s: giây; m: phút; h: giờ;Lương LĐ 4-5 triệu/tháng:~20.000đ/h | |||||
>>> Cứ 3LĐ nếu không tổ chức công việc khoa học thì DN sẽ phí phạm 2.400.000đ tiền công trong 1 tháng.>>> 1 Công ty SX thường đến 900LĐ >>> phí phạm 720.000.000đ/tháng: 1 con số thật khủng khiếp! |
3) Quản lý lao động:
*** Lắp camera quan sát
Đòi hỏi tính tự giác của NLĐ là rất khó, mặt khác không phải lúc nào người QL cũng có thời gian giám sát NLĐ. Do vậy có cần thiết để lắp đặt Camera trong DN? Câu trả lời là nên nếu:
– Công ty khá rộng, sử dụng nhiều LĐ;
– Quản lý khá yếu; thiếu trưởng bộ phận;
– Công ty không đảm bảo an ninh, dễ bị mất cắp…
* HIỆU QUẢ của việc lắp Camera:
– NLĐ luôn có cảm giác áy náy khi họ lơ là công việc hoặc có biểu hiện không tốt.
– Mọi hành vi sai phạm hoặc kỷ luật lao động đều được lưu lại là cơ sở để DN kiểm tra và rút kinh nghiệm trong quản lý LĐ.
*** Trang bị Amply + Loa phóng thanh
Không cần phải sắm 1 dàn Amply cồng kềnh và tốn kém như Đài phát thanh, ngày này sản phẩm công nghệ đã rẻ, hiện đại và gọn nhẹ hơn. Mọi DN đều dễ dàng mua 1 bộ Amply&Micro phục vụ cho việc đôn đốc NLĐ làm việc, thông báo tin tức cần thiết và quan trọng hơn phục vụ cho các buổi họp toàn công ty. Mặt khác nếu DN có 1 tổ chức công đoàn tốt thì việc sử dụng Loa còn có thể phục vụ nhu cầu giải trí âm nhạc từ các đài phát thanh địa phương…
*** Quản lý thời gian nghỉ ngơi
NLĐ được phép nghỉ giữa ca hàng ngày là 30 phút (Điều 108 Luật LĐ 2012). DN không nên để NLĐ nghỉ tự do trong giờ làm việc. mà nên sắp xếp 1 thời gian nhất định; nếu DN có nhiều bộ phận thì nên có khung giờ nghỉ ngơi cho từng bộ phận, việc này đảm bảo sự quản lý và tác phong công nghiệp trong DN. Vậy cách nghỉ ngơi thế nào?
– Đến giờ nghỉ từng bộ phận thì có chuông tín hiệu riêng.
– NLĐ làm vệ sinh cá nhân (dĩ nhiên phải thông cảm những trường hợp “riêng tư bất ngờ” trong sức khỏe cá nhân hoặc sức khỏe sinh sản), nhu cầu uống nước, hoặc các lí do công việc khác…
*** Tuyển dụng lao động:
96/2016/NĐ-CP: điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Thuê Bảo vệ dịch vụ phải có Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ
C/ NHỮNG QUY ĐỊNH VỚI TỪNG LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
– Lĩnh vực xây dựng: 17/2016/TT-BXD: Hưóng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng: cần có chứng chỉ hành nghề của KS, KTS; Chúng chỉ năng lực hoạt động của DN
– Công ty liên danh (không phỉ là DN)/nhà thầu/nhà đầu tư liên doanh: Danh là Tên; Doanh là kinh doanh
K3Đ5LĐT2013 Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.
Còn tiếp…
_____________________________________________
>>> Thủ thuật kê khai thuế; Ưu đãi thuế TNDN đối với lĩnh vực mới/vùng KT đặc biệt…
>>> Phân công nhân sự
Không chỉ hợp thức hóa bộ máy tổ chức theo Luật Doanh nghiệp mà còn góp phần điều hành hoạt động DN có hiệu quả theo nguyên tắc dân chủ có tôn ti trật tự cụ thể, DN cần phải có bộ máy tổ chức rõ ràng, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể. Theo đó chúng ta có những chức danh sau:
>>> An toàn PCCC & vệ sinh lao động
>>> Giám sát kiểm tra chất lượng sản phẩm
>>> Mánh khóe của từng loại Nhân viên
>>> Các quyết định hành chính
____________________________________________