MẪU CÂU HỎI MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI (ĐHL)

_______________________________ 

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và phân tích đặc điểm của Hợp đồng mua bán.

Đáp án:

– Khái niệm:  

+ Hợp đồng mua bán là sự thoả thuận của các chủ thể của quan hệ mua bán hàng hoá theo quy định của Luật thương mại để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá.

– Đặc điểm:

+ Chủ thể: là thương nhân với thương nhân, thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi. Nếu chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại.

– Hình thức: : Hợp đồng mua bán hàng hoá có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Đối với Hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Đồng thời điện báo, telex, pax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật cũng được coi là có giá trị tương đương văn bản.

– Đối tượng hợp đồng: là hàng hoá, tất cả động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai), những vật gắn liền với đất đai.

+ Hàng hoá là động sản hoặc bất dộng sản phải được phép lưu thông thương mại.

– Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá: Là hợp đồng song vụ mang tính đền bù, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận tiền, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và trả tiền cho bên bán. Mục đích thông thường của các bên là lợi nhụân.

* Phân tích:

– Chủ thể: Thương nhân và thương nhân gồm:

+ Cá nhân:   – Từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi thương mại.

– Có đăng ký kinh doanh

+ Pháp nhân: Hợp pháp

Câu 2: Phân tích các điều kiện để Hợp đồng mua bán hàng hoá có hiệu lực.

Đáp án:

– Các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá phải có năng lực chủ thể, phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp mua bán hàng hoá kinh doanh có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

– Mục đích và nội dung của hợp đồng  mua bán hàng hoá không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, hàng hoá là đối tượng hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

– Đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện bình đẵng, thiện chí và hợp tác.

– Phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài các điều kiện trên đại diện các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá phải đúng thẩm quyền là đại diện hợp pháp của chủ thể hợp đồng (Có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền).

Câu 3: Hãy phân tích các điều kiện để thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật DN năm 2005.

Đáp án:

1- Về chủ thể: Cá nhân, tổ chức Việt Nam. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ các chủ thể sau:

– Cán bộ, công chức nhà nước.

– Sĩ quan, hạ sĩ quan trong lực lượng công an, quân đội.

– Cán bộ là người đại diện quyền của nhà nước trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.

– Người chưa thành niên.

– Người đang chấp hành hình phạt tù.

– Người bị mất năng lực hành vi.

– Các chủ thể theo quy định của Luật phá sản.

2- Về vốn:

– Vốn điều lệ: Là vốn do các chủ thể kinh doanh tự huy động.

– Vốn pháp định: Về cơ bản pháp luật không quy định các ngành nghề đều phải có vốn pháp định. Pháp luật chỉ quy định ở một số ngành nghề đặc biệt.

3- Ngành nghề kinh doanh:

– Ngành nghề bị cấm kinh doanh: Ma tuý, vũ khí, pháo…

– Kinh doanh có điều kiện: Phải có vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề.

– Ngành nghề tự do kinh doanh: Ngoại trừ những ngành nghề bị cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

4- Về tên doanh nghiệp: Phải hội đủ 2 thành tố.

– Loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp.

– Tên doanh nghiệp không được trùng, không được gây nhầm lẫn với tên đã đăng ký trước.

– Tên doanh nghiệp không bị cấm đặt tên.

5- Hồ sơ đăng ký kinh doanh:

– Hồ sơ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

– Nơi nộp hồ sơ: Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

– Thời hạn:  5 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành hồ sơ.

– Bố cáo thành lập doanh nghiệp: Đăng công báo 3 số liên tục trên báo TW, địa phương.

Câu 4: Phân tích các căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng.

Đáp án:

– Có hành vi vi phạm hợp đồng:

+ Không thực hiện đúng điều khoản về số lượng, thời gian nhận hàng hoá và dịch vụ.

+ Không thực hiện đúng điều khoản về giá và phương thức thanh toán.

+ Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế.

+ Thiệt hại vật chất báo gồm: Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà bên có quyền lợi bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm hợp đồng gây ra.

+ Trong quan hệ thương mại thiệt hại vật chất có thể xảy ra là:

* Giá trị tài sản mất mát, hư hỏng.

* Chi phí thực tế hợp lý để ngăn chặn và hạn chế tổn thất.

* Lợi nhuận bị bỏ lở thể hiện ở phần chênh lệch giá bán trên thực tế so với giá mua của hợp đồng đó theo hợp đồng đã ký kết.

– Có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất:

+ Hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế được xác định khi hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế có mối quan hệ nội tại, tất yếu.

+ Hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại và chỉ bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra, là kết quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng.

– Có lổi của bên vi phạm:

+ Lổi là yếu tố suy đoán khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng thì được xem là có lổi. Nghĩa vụ chứng minh không có lổi thuộc về bên vi phạm hợp đồng.

Câu 5: Phân tích các trường hợp chuyền giao rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá.

Đáp án:

Vấn đề xác định thời gian chuyển giao rủi ro đối với hàng hoá được xác định như sau:

– Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định thì rủi ro hoặc mất mát, hư hỏng được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho bên mua.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng: Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

– Chuyển rủi ro cho người giao hàng cho người nhận để giao mà không phải là người vận chuyển, được chuyển cho bên mua khi bên mua nhận chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá.

– Chuyển rủi ro trong trường hợp  hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro mất mát hoặc hư hỏng được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Trong các trường hợp khác rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ khi được quyền định đoạt  của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng.

Câu 6: So sánh hợp đồng thương mại với hợp đồng dân sự.

Đáp án:

* Giống nhau:

– Đều là những giao dịch có bản chất dân sự, thiết lập dựa trên sự tự nguyện bình dẵng và thoả thuận giữa các bên.

– Đều hướng tới lợi ích của mổi bên và lợi ích chung của các bân tham gia giao kết hợp đồng.

– Cả 2 loại hợp đồng đều có một số điều khoản tương tự như: Điều khoản về chủ thể; đối tượng hợp đồng; giá; quyền và nghĩa vụ của các bên; phương thức thực hiện; phương thức hợp đồng…

– Về hình thức hợp đồng: Một số hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

* Khác nhau:

– Về chủ thể:

+ Với hợp đồng dân sự là cá nhân và tổ chức (có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân).

+ Hợp đồng thương mại là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (thương nhân).

– Mục đích của hợp đồng: Hợp đồng dân sự mục đích cơ bản là tiêu dùng, mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận.

– Một số điểm mà hợp đồng thương mại có mà hợp đồng dân sự không có:

+ Điều khoản về thời gian, địa điểm giao hàng, điều khoản về vận chuyển hàng hoá, điều khoản về bảo hiểm.

+ Hợp đồng dân sự cơ quan giải quyết là Toà án, hợp đồng thương mại thì trọng tài thương mai hoặc toà án theo sự lựa chọn các bên.

Câu 7: So sánh sự khác nhau giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp.

Đáp án:

* Khác nhau:

– Giải thể có nhiều lý do khác nhau như: Người kinh doanh không muốn kinh doanh nữa hoặc hết thời hạn kinh doanh hoặc hoàn thành mục tiêu đã định hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lổ.

– Phá sản: Mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, khi chủ nợ có yêu cầu.

– Sự khác nhau ở tính chất của cơ quan thực hiện hành vi giải thể hoặc phá sản.

+ Đối với giải thể: Cơ quan giải quyết là cơ quan quản lý Nhà nước.

+ Đối với phá sản: Cơ quan giải quyết là Toà án (Cơ quan tài phán của Nhà nước).

– Khác nhau về tính chất thủ tục giải thể và phá sản.

+ Giải thể: Là một thủ tục hành chính.

+ Phá sản: Là thủ tục tư pháp có tính tố tụng cao.

– Khác nhau về cách thức thanh toán tài sản:

+ Đối với giải thể: Thì chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ về nợ với chủ nợ.

+ Đối với phá sản: Thanh toàn tài sản hoặc phân chia giá trị tài sản doanh nghiệp, được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản, sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

– Khác nhau về hậu quả, thủ tục:

+ Giải thể: Bao giờ cũng dẫn đến chấm dứt hoạt động, xoá sổ doanh nghiệp về mặt thực tế.

+ Phá sản: Không bao giờ dẫn đến kết cục doanh nghiệp bị xoá sổ.

– Khác nhau về thái độ của doanh nghiệp, đối với người quản lý doanh nghiệp bị giả thể, phá sản.

+ Phá sản: Giám đốc, Chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị bị hạn chế quyền tự do kinh doanh, thể hiện ở chổ bị cấm giữ chức vụ đó từ 1-3 năm ở bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

+ Giải thể: Không bị cấm kinh doanh.

Câu 9: Phân tích các điều kiện để hợp đồng vô hiệu.

Đáp án:

– Hợp đồng vô hiệu khi rơi vào các trường hợp sau:

+ Người tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi dân sự.

+ Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

+ Người tham gia giao kết hợp đồng không tự nguyện.

+ Là hình thức hợp đồng trái quy định của pháp luật.