1/ Phân biệt luật giáo dục với luật giáo dục đại học, và luật giáo dục nghề nghiệp?
Luật giáo dục là “luật cơ sở”, “luật hình thức”, luật chung” của các luật giáo dục khác (bao gồm luật giáo dục nghề nghiệp, luật giáo dục đại học, luật giáo dục quốc phòng và an ninh… Những luật này là “luật riêng”, “luật nội dung” điều chỉnh chụ thể hóa các nội dung phổ quát được quy định trong Luật giáo dục.
Luật giáo dục 2019 quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục. Đ1 LGD
+ Học phí là khoản tiền người học phải nộp để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo do Chính phủ quy định; đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Luật Giáo dục đại học. K1Đ99 LGD
+ Học phí, lệ phí tuyển sinh là khoản tiền mà người học phải nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp để bù đắp chi phí đào tạo và chi phí tuyển sinh. K1Đ29 LGDNN
VD: tương tự Bộ luật dân sự là luật cơ sở của các luật thương mại, luật kinh doanh bất động sản, luật đất đai…
2/ Giáo dục Việt Nam còn dựa trên nguyên lý của Đảng cộng sản và chủ nghĩa Mác Lênin nữa không?
Giáo dục VN vẫn còn đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS nên Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. K1Đ3 LGD
3/ Hình thức giáo dục tại chức, vừa học vừa làm… hay còn gọi là không chính quy còn được duy trì và công nhận không?
Với định hướng phát triển giáo dục nhằm tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời. Nên giáo dục Việt Nam vẫn duy trì và công nhận các hình thức không chính quy như vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, tại chức, chuyên tu, bồi dưỡng, tập huấn… các hình thức này được gọi là “giáo dục thường xuyên”. K2Đ5 LGD
4/ Các loại văn bằng cùng cấp độ đào tạo có bị phân biệt không?
Nhà nước không phân biệt các loại bằng cấp cùng cấp độ đào tạo dù khác hình thức đào tạo: “Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.” K4Đ12 LGD
5/ Đào tạo liên thông là gì?
Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. K1Đ10 LGD
Nghĩa là sinh viên Cao đẳng kinh tế có thể liên thông cao đẳng tài chính marketing, có thể liên thông đại học ngân hàng vì các trường này có các môn học/tin chỉ hoặc modun giống nhau: ngân sách nhà nước, quản lý thuế…
4/ Giáo dục quốc dân là gì?
Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Trong đó giáo dục phổ thông giữ vai trò cơ bản và chủ đạo.
Hai loại hình giáo dục này có thể liên thông trong đào tạo các văn bằng, trình độ khác nhau nên được gọi là hệ thống giáo dục mở: Đ6 LGD
5/ Trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm mấy cấp học/trình độ đào tạo?
Hệ thống giáo dục Việt Nam được phân thành 4 cấp hệ thống đào tạo sau:
1. HTGD mầm non; 2. HTGD phổ thông; 3. HTGD nghề nghiệp; 4. HTGD đại học. (chương II, mục 1)
Các cấp học thường gọi bao gồm:
– Cấp mầm non/giáo dục mầm non: (gồm nhà trẻ: nhận trẻ từ 03 tháng – 36 tháng; và mẫu giáo: 3 tuổi – 5 tuổi). Đ26 LGD
– Cấp phổ thông hay còn gọi là giáo dục phổ thông bao gồm ba cấp
+ Cấp tiểu học: từ lớp 1 đến lớp 5: nhận học sinh từ 6 tuổi: a)K1Đ28 LGD
+ Cấp trung học cơ sở: từ lớp 6 – lớp 9: nhận học sinh từ 11 tuổi: b)K1Đ28
+ Cấp trung học phổ thông: từ lớp 10 – lớp 12: nhận học sinh từ 15 tuổi: c)K1Đ28
6/ Học sinh không đạt chuẩn hoặc học kém có phải ở lại lớp không?
Giáo dục VN vẫn quy định việc lưu ban/không được lên lớp kế tiếp nếu học sinh không đáp ứng được chuẩn kết quả học tập trong các lớp từ lớp 1 đến lớp 11. Trường hợp này học sinh phải “ở lại lớp” và học lại chương trình lớp chưa đạt chuẩn: b)K2Đ28
7/ Hiện nay công dân Việt Nam phải buộc có trình độ lớp mấy?
Nhà nước có chính sách đào tạo và bắt buộc công dân trong độ tuổi quy định phạt đạt tối thiểu trình độ nhất định. Nghĩa là công dân trưởng thành (đủ 18 tuổi) phải được học hết chương trình tiểu học (hết lớp 5). Quy định này gọi là giáo dục bắt buộc: K8Đ5, K1Đ14 LGD
Nhà nước tạo điều kiện và đầu tư ngân sách để đảm bảo thực hiện chính sách GGBB: không thu học phí tiểu học: K1Đ14
8/ Phổ cập giáo dục là gì?
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là giáo dục đại trà các trình độ cần thiết và phổ quát cho mọi công dân.
Hai cấp học được nhà nước phổ cập là GG mầm non và GG trung học cơ sở: K1Đ14 LGD
9/ Giáo dục hòa nhập là gì?
Là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; bảo đảm quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử. K2Đ15
VD: Người thiểu số khuyết tật vùng cao được tạo điều kiện để được giáo dục và có trình độ học vấn cơ bản để hòa nhập xã hội và mưu cầu việc làm.
10/ Trong nhà trường phổ thông có được học về tôn giáo, về tín ngưỡng không?
Trong các chương trình giáo dục phổ thông, nhất là giáo dục đại học, người học được tiếp cận kiến thức từng mức độ về lĩnh vực tôn giáo và tín ngưỡng; ví dụ như lịch sử hình thành Khổng giáo, Chúa Giêsu sinh ra ở đâu… Tuy nhiên việc giảng dạy không nhằm mục đích tuyên truyền tôn giáo, rao giảng đức tin: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi tôn giáo trong cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và lực lượng vũ trang nhân dân.” Đ20 LGD.
11/ Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục: Đ22LGD
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
2. Xuyên tạc nội dung giáo dục.
3. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
4. Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
5. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
6. Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
12/ Phân biệt hệ thống giáo dục và cơ sở giáo dục?
Hệ thống giáo dục bao gồm: mục tiêu, nguyên tắc tổ chức, các loại hình hoạt động, cấp học, chương trình giáo dục; chính sách quản lý và phát triển giáo dục. Nói đến HTGD là nói đến vĩ mô, thượng tầng tổ chức và quản lý trong giáo dục.
Cơ sở giáo dục bao gồm các nơi, các địa điểm, quy mô cơ sở để hoạt động hoặc đáp ứng mục tiêu giáo dục. Nói đến CSGD là nói đến nơi đào tạo người học nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục
13/ Phân biệt chương trình và sách giáo khoa?
– Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục. Đ8 LGD
Chương trình được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông); giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp (sơ/trung cấp, cao đẳng), giáo dục đại học (đại học, sau đại học). Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.
Chương trình được thống nhất cả nước: d)K1Đ32 LGD
– Sách giáo khoa thể hiện phương thức giáo dục, có chức năng triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. K1Đ32 LGD
VD: Mục tiêu giáo dục giống như kế hoạch đi thăm Hà Nội. Chương trình giáo dục giống như việc đặt ra kế hoạch an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm trong lịch trình đến Hà Nội. Sách giáo khoa giống như việc hoạch định kịch bản thích hợp đối với từng đoàn khách (khách nông thôn, khách thành thị; người hợp với đi máy bay, người hợp đi ô tô). Việc lựa chọn SGK giống như việc lựa chọn phương tiện đi của từng đoàn khách.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. c)K1Đ32 LGD
> Chương trình là đề cương thống nhất toàn quốc; sách giáo khoa/giáo trình có thể sử dụng riêng cho từng tỉnh, từng cơ sở giáo dục (tùy vào nhu cầu địa phương hoặc thỏa thuận của tác giả và cơ sở giáo dục). Sách giáo khoa chỉ được áp dụng trong giáo dục phổ thông (từ lớp 1 – lớp 12). Giáo trình được áp dụng với các cấp hệ thống giáo dục khác.
14/ Các trường năng khiếu, bồi dưỡng kỹ năng, trường giáo dưỡng… có thuộc hệ thống giáo dục quốc dân không?
Các trường này đều nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tùy vào vùng miền, nhu cầu đào tạo nhân tài, chính sách hỗ trợ người yếu thế, cải tạo trẻ em cá biệ, nhà nước thành lập các trường chuyên biệt sau: trường dân tộc nội/bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên/năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng… Đ61,62,63,64 LGD
15/ Phân biệt trường dân lập và trường tư thục?
– Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động. Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non. tb)K1Đ47 LGD
VD: Trường mẫu giáo dân lập Hoa Hồng (do ông NVA làm chủ sở hữu kiêm hiệu trưởng)
– Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức ngoài công lập. c)K1Đ47 LGD
VD: Trường Đại học Miền Tây (thuộc Công ty XYZ do chủ tịch HĐQT Cty CP ABC làm chủ sở hữu)
16/ Giáo viên dạy cấp mấy trở lên thì được gọi là giảng viên?
Giáo viên, giảng viên được gọi là nhà giáo. Giảng viên là những người giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên. K1Đ66 LGD
17/ Những người có trình độ cao, không trực tiếp giảng dạy có được phòng hàm giáo sư hoặc phó giáo sư không?
Người không có trình độ từ tiến sĩ trở lên và không trực tiếp giảng dạy tại cơ sở giáo dục thì không được phong học hàm giáo sư/phó giáo sư.
Giáo sư, phó giáo sư là chức danh của nhà giáo đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở cơ sở giáo dục đại học đáp ứng tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm. K1Đ68 LGD
Dù được Hiệu trưởng hay Giám đốc cơ sở giáo dục bổ nhiệm nhưng danh hiệu giáo sư/phó giáo sư lại được quyết định bởi Hội đồng Giáo sư nhà nước do thủ tướng CP thành lập.
Tuy nhiên, một số Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có bằng tiến sĩ, có thể được cơ sở giáo dục đại học phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự: K2Đ79
20/ Có phải học đại học theo hệ tại chức (vừa làm vừa học, từ xa…) sẽ được rút ngắn thời gian đào tạo?
Không phải. Các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ văn bằng có thể được giảng dạy theo hình thức chính quy, GD nghề nghiệp, hoặc hình thức GD thường xuyên cũng đều theo chương trình khung do Bộ GĐ-ĐT, bộ LĐ-TBXH hoặc các bộ ngành liên quan quy định (chuẩn về số lượng/tỷ trọng mô dun/tín chỉ) do vậy, người học dưới hình thức nào; học nhanh hay chậm là do sự sắp xếp tranh thủ hoàn tất đầy đủ số lượng mô dun/tín chỉ đã quy định. K4Đ8 LGD
21/ Cơ sở giáo dục có phải là doanh nghiệp không?
Cơ sở giáo dục là doanh nghiệp cũng có thể là một tổ chức/một cơ sở/một chi nhánh/một lĩnh vực hoạt động của DN. Tương tự như một nơi làm việc của công ty, một nhà máy sản xuất của DN.
Để thành lập một trường, thì cá nhân/tổ chức thường phải thành lập doanh nghiệp, sau đó mới có đề án thành lập và thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động của trường đó. a)K3Đ54 LGD
b)K3Đ54 LGD: “Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này. Trường hợp này cá nhân có thể đứng ra xin phép thành lập cơ sở giáo dục một cách trực tiếp không phải đăng ký thành lập DN trước đó. VD: Thủ tục hành lập trường mâm non