- Các chức danh học vị của người tốt nghiệp đại học và sau đại học
- Kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề luật sư
- Phân biệt án phí và lệ phí toà án
- Án phí – lệ phí toà án (2009) – 326/2016/NQ-UBTVQH14: quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án (từ 1/1/2017)
1) Luật sư là gì? Luật sư là ai?
Luật sư là một chức danh nghề nghiệp, được công nhận trong xã hội;
Là người kinh qua 4,5 năm để có bằng cử nhận luật và phải trải qua 3 năm từ đào tạo nghiệp vụ – tập sự, đỗ kết quả kiểm tra tập sự đến quá trình cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư theo con đường chính thống.
Người muốn hành nghề luật sư phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và tham gia đoàn luật sư tại một trong các tỉnh thành (VD: đoàn luật sư TP. Cần Thơ)
Luật sư hành nghề có tính chất độc lập nhưng không phải “tự do”. Họ làm việc trong văn phòng luật, công ty luật hoặc hợp đồng lao động với 1 tổ chức/doanh nghiệp ngoài công lập.
Chức danh luật sư không có trong danh sách nhân sự của cơ quan nhà nước; nên nói luật sư hành nghề tự do cũng không sai. Dù vậy, Luật sư chịu sự quản lý và giám sát bởi Đoàn luật sự trực thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
2) Luật gia là gì? Luật gia là ai?
Luật gia là một tên gọi có tính chất “danh dự” dành cho những người có trình độ cao về luật pháp (đã được đào tạo cử nhân luật), tham gia hội luật gia hoặc làm trợ giúp viên trong trung tâm trợ giúp pháp lý; có kiến thức tổng quát hoặc chuyên sâu một hoặc nhiều lĩnh vực pháp lý (VD: chuyên luật doanh nghiệp, ngân hàng; chuyên luật quốc tế…). Các “luật gia” này thường hoạt động với tư cách cộng tác viên trong các tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật hoặc một pháp nhân nào đó mang tính bán chuyên trách, bán thời gian.
3) Luật sư làm những công vệc gì?
Luật sư nhận thực hiện các dịch vụ pháp lý (bao gồm hoạt động tố tụng) theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức:
– Tư vấn pháp luật
– Đại diện theo uỷ quyền (có hợp đồng thù lao) các dịch vụ làm thủ tục nhận con nuôi, xuất nhập cảnh, sang tên chuyển nhượng GCNQSD đất…
– Tham gia bảo vệ cho bị can, bị hại trong giai đoạn tố tụng (tình nghi,khởi tố, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử..); bào chữa cho bị cáo tại phiên toà (giúp bị cáo làm đơn kháng cáo, đề nghị kháng nghị); trợ giúp pháp lý cho người có quyền và lợi ích bị xâm hại (bị vu khống, bị thôi việc, bị tước giấy phép hành nghề)…
4) Những ai cần đến luật sư?
Bất cứ cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành hay pháp nhân Việt Nam hoặc nước ngoài nào đều có thể cần đến luật sư Việt Nam nếu muốn trợ giúp pháp lý hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (những gì được pháp luật VN công nhận, đảm bảo thi hành hoặc bảo hộ) của mình tại VN.
5) Những vấn đề gì thì cần trợ giúp của luật sư?
Khi cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là bạn) gặp những vấn đề mà không thể hiểu, không thể làm, không thể giải quyết hoặc mang tâm trạng bất bình, bất mãn, bất an trong công việc cũng như cuộc sống thì nên gặp luật sư để được tư vấn, giải quyết:
a) Về nhân thân, nhân phẩm, quyền con người:
– Bị vu khống, làm nhục, lạm dụng tình dục, xâm phạm đời tư…
– Muốn thay đổi họ tên, chuyển đổi giới tính; xác định dân tộc, quốc tịch; muốn được bảo vệ hình ảnh, tính mạng; muốn hiến mô, tặng xác;
– Muốn cư trú, định cư, làm việc; muốn được trợ cấp xã hội, giám hộ, uỷ quyền cho người khác;
– Muốn được kết hôn, ly hôn; muốn nhận con nuôi, từ chối cấp dưỡng, khai tử, tuyên bố mất tích, xoá án tích…
b) Về tính mạng, tài sản
– Bị mất trộm, cướp giật, cưỡng đoạt tài sản; Bị hành hạ, gây thương tích; bị đe doạ, truy sát…
– Bị huỷ hoại tài sản, chiếm lấn nhà cửa đất đai; bị giam giữ, tịch thu cưỡng chế trái phép…
– Bị xâm phạm bản quyền, bị tống đạt, phong toả tài sản; bị trừ tiền, giảm lương, sa thải vô lý…
– Muốn thuê “thám tử”, theo dõi nghi can; muốn đòi nợ, thu hồi tài sản…
– Muốn chia thừa kế, viết di chúc; Muốn sang tên chuyển nhượng tài sản;
c) Về hợp đồng – giao dịch
– Bị lừa gạt, gian dối trong mua bán trao đổi; bị cản trở, ngăn cấm kinh doanh sản xuất;
– Bị chiếm hữu, chỉnh sửa tài nguyên thông tin dữ liệu.
– Muốn đầu tư, hợp tác thương mại; muốn thế chấp cầm cố tài sản;
– Muốn bảo lãnh, xử lý nợ nần; muốn kê biên giám định tài sản…
– Muốn chuyển giao công nghệ, uỷ thác bán hàng, xúc tiến thương mại…
d) Về yêu cầu khiếu kiện – giải quyết vụ việc
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ;
– Về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bồi thường thiệt hại vì quyết định hành chính.
– Về đất đai, nhà cửa, cây trồng…
– Về li hôn, cấp dưỡng, chia tài sản chung, khai nhận con…
– Về tranh chấp cổ phần, hợp đồng thương mại…
– Về giải quyết cạnh tranh, phá sản doanh nghiệp
– Về tranh chấp lao động, kỷ luật, sa thải người lao động; các chế độ bảo hiểm xã hội, lương thưởng, trợ cấp trong doanh nghiệp…
6) Có người nói Luật sư là một dạng “Cò” có giấy phép vậy nghĩa là gì?
Hiểu nôm na, “Cò” là người làm công việc không có giấy phép kinh doanh dạng như cò mồi, làm dịch vụ, “đại diện” trung gian để làm các thủ tục “bất thành văn” (bởi nếu “thành văn” là đúng thủ tục pháp lý thì rất nhiêu khê, phức tạp, phiền phức; vì phải làm theo cách thức, trình tự pháp luật quy định) , thực tế một số người muốn nhờ đến “cò” để được nhanh – gọn – nhẹ… lòng nhưng lại… ví tiền!).
Còn Luật sư ngoài việc hoạt động theo chức năng nghề nghiệp, họ còn có thể nhận vụ việc của khách hàng để làm theo thủ tục theo trình tự “bất thành văn” nhưng cũng nhanh chóng và ở cấp độ cao là có giấy phép hành nghề và không trái quy định pháp luật.
7) Những thủ tục gì bạn thì cần tư vấn hoặc giao cho luật sư thực hiện?
Hầu hết những thủ tục hành chính/thủ tục pháp lý (liên hệ làm việc với chính quyền nhà nước) thì bạn có thể nhờ đến luật sư:
– Kinh doanh mua bán thương mại; cho tặng chuyển nhượng tài sản;
– Đăng ký các loại giấy phép, giấy chứng nhận;
– Đầu tư, chia tách, sáp nhập doanh nghiệp;
– Kê khai, đăng ký, sửa đổi hộ tịch, giấy tờ cá nhân;
– Làm hộ chiếu, visa, xuất nhập cảnh;
– Thành lập, giải thể doanh nghiệp, pháp nhân, tổ chức;
– Dịch vụ đầu tư, tài chính, Logistic, chuyển giao công nghệ;
– Cách dịch vụ thủ tục ngoài công lập theo quy định của pháp luật…
8) Những bức xúc nào bạn cần nhờ đến luật sư?
Bạn nên đến với luật sư bất cứ khi nào bạn gặp những trường hợp sau:
– Mua sản phẩm không đúng chất lượng/mẫu mã như thông tin quảng cáo;
– Sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ;
– Môi trường sống bị ô nhiễm, đường sá đi lại gặp khó khăn;
– Khu phố đầy tệ nạn, hàng xóm gây phiền phức;
– Nhà trường “đẻ” lạm thu, con em bị lạm dụng;
– Cấp trên o ép làm khó, tổ chức cô lập trù dập;
– Chính quyền bảo kê phạm pháp, công chức hống hách nhũng nhiễu;
– … … …
9) Có phải hầu hết luật sư chỉ muốn giúp người dân khiếu kiện?
Ngoài chức năng bảo vệ công lý, giúp mọi người tuân thủ pháp luật; luật sư còn có nghãa vụ làm trung gian hoà giải, đàm phán trong các vụ việc có sự tranh chấp xung đột lợi ích giữa các chủ thể cá nhân tổ chức với nhau. Việc dẫn dắt các bên ngồi lại cùng thương lượng tháo gỡ mâu thuẩn tranh chấp giúp giảm thiểu rất nhiều công sức thời gian và tiền bạc và nhất là đem đến an ninh trật tự XH.
Vì lẽ đó, không nhất thiết mọi trường hợp bạn cần luật sư chỉ muốn tố cáo/khiếu kiện hoặc bảo vệ/bào chữa trong vụ án nào đó; mà bạn cũng cần dến luật sư để được tư vấn giải toả bức xúc, hoặc giúp bạn làm đơn khiếu nại/kiến nghị lên cơ quan chính quyền về những bức công bất cập mà bạn chứng kiến hoặc vướng phải trong cuộc sống.
10) Như vậy lĩnh vực gì luật sư cũng biết và trợ giúp được hết?
Thưa rằng không. Có những luật sư hiểu biết khá tổng quát về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. VD như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, thể thao, công nghệ, khoa học kỹ thuật, sinh học, môi trường, lịch sử, khí tượng, viễn thông, nghệ thuật, điện ảnh… Đa phần luật sư khi hành nghề chỉ chuyên sau một mảng lĩnh vực pháp lý nào đó. VD như dân sự, hình sự, thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, hôn nhân gia đình, vị thành niên, luật quốc tế…
Vì thế nếu là một tổ chức hành nghề luật chuyên nghiệp, khi khách hàng cần trợ giúp pháp lý thuộc mảng nào đó, thì tổ chức luật sư sẽ phân công luật sư chuyên trách đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
11) Phân biệt tiền tạm ứng án phí và án phí. Cập nhật án phí/lệ phí tòa án 326/2016/NQ/UBTVQH14
– Tiền tạm ứng án phí: Khoản tiền phải nộp sau khi toà án nhận đơn khởi kiện/kháng cáo và thông báo cho người nộp đơn; đây là điều kiện đủ để toà án thụ lý đơn. Số tiền tạm ứng này thường lớn hơn hoặc bằng khoảng tiền án phí theo quy định pháp luật về biểu phí và giá ngạch của toà án đối với một vụ án dân sự cụ thể.
– Tiền án phí: là số tiền cuối cùng mà toà án xác định cụ thể trong bản án hoặc quyết định của toà án
12) Ai phải nộp Tiền án phí? nộp tại đâu?
Người khởi kiện (nguyên đơn), Bị đơn có đơn phản tố, người có đơn kháng cáo, người có yêu cầu [độc lập] giải quyết vụ việc dân sự có trách nhiệm trả tiền tạm ứng án phí hoặc lệ phí toà án – Đ143,146 BLTTDS2005.
>>> Nếu yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được toà chấp thuận thì họ phải chịu án phí; Nguyên đơn trong vụ án đơn phương ly hôn phải chịu án phí.
Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
>>> Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực của toà án thì số tiền đó sẽ hoàn trả lại toàn bộ hoặc 1 phần cho người nộp trong trường hợp họ thắng kiện hoặc được giảm trừ theo QĐ của bản án.
12a) Nếu không thắng kiện có phải mất án phí không?
Luật Phí và lệ phí 2015 thay thế Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12
– Thường nguyên đơn hoặc người có yêu cầu độc lập là người nộp tạm ứng án phí. Nếu yêu cầu của đương sự bị toà bác thì họ phải mất án phí (thua kiện)
– Bị đơn cũng phải chịu án phí trên phần giá trị tài sản mà yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận. K2Đ27 10/2009/UBTVQH12
>>> Các trường hợp không phải nộp/miễn giảm án phí lệ phí … Đ10-Đ14 10/2009/UBTVQH12;
– Đ10. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, lợi ích công cộng.
– Đ11. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí: NKK vụ án hành chính có công CM; NLĐ, người yêu cầu cấp dưỡng; người nghèo; Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
>>> Tiền tạm ứng án phí: tiền nộp ban đầu trước khi toà thụ lý vụ án; Án phí, lệ phí dân sự (từ 200k; 5%>4%>3%2%>0.1% trên giá ngạch)
– Tiền tạm ứng án phí/lệ phí tòa án thường bằng hoặc 1/2 tiền án phí/lệ phí phải nộp theo quyết định tạm tính của thẩm phán (so với mức phải chịu theo quy định pháp luật)
12a) Phân biệt tiền lệ phí, tiền án phí tòa án:
– Tiền lệ phí: tiền nộp cho tòa án khi yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự: Đ4 10/2009/UBTVQH12
– Tiền án phí: tiền nộp cho tòa án khi khởi kiện vụ án dân sự: Đ3 10/2009/UBTVQH12
13) Trường hợp các đương sự (NĐ-BĐ-NCQVNVLQ trong vụ án dân sự) thoả thuận giải quyết tranh chấp thì ai phải chịu án phí?
Khi đó án phí thường được chia đôi (Thuận tình ly hôn) hoặc theo thoả thuận giữa các bên. Nếu thoả thuận trược khi phiên toà diễn ra thì họ chịu 50% án phí (chia đều mỗi bên của 50%) K2Đ149BLTTDS2015
14) Trong vụ án có nhiều người yêu cầu chia tài sản [chung] thì án phí tính thế nào?
Khi đó mỗi người phải đóng án phí theo tỷ lệ phần tài sản mình được hưởng theo quyết định của toà án.
VD: Nếu án phí là 50 triệu > người được hưởng 25% trong khối TS 1 tỷ > chịu án phí là 12,5 triệu
15) Nếu nguyên đơn rút đơn trong các giai đoạn tố tụng thì án phí ai trả?
– Nếu NĐ rút đơn trước phiên toà sơ thẩm, khi đó toà án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án và NĐ được hoàn trả lại số tiền tạm ứng/án phí đã nộp – K3 Đ128
16) Nếu có kháng cáo xét xử phúc thẩm thì án phí ai chịu?
Người nộp đơn kháng cáo lúc này trở thành nguyên đơn và phải nộp án phí. Trường hợp Nguyên đơn rút đơn trước hoặc tại phiên toà phúc thẩm [và được bị đơn đồng ý] thì TA sẽ đình chỉ vụ án và các bên chịu án phí sơ thẩm theo QĐ của toà sơ thẩm; đồng thời án phí sẽ chia đôi >>> Bất cập ở đb K1 Đ299; K2 Đ299 BLTTDS2015
17) Đã từng rút đơn kiện, sau đó nộp đơn kiện nữa thì có được toà án giải quyết?
– Khi NĐ rút đơn (toàn bộ y/c KK), sau đó kiện lại thì vẫn được toà án thụ lý (K1 Đ218 áp dụng cho điểm c K1 Đ217). Trong vụ án đơn phương ly hôn mà một bên bị toà bác đơn (không thụ lý) thì sau 1 năm mới được khởi kiện lại – đc K10 02/2000/NQ-HĐTP
18) Khi nào thì nguyên đơn trở thành bị đơn, và bị đơn trở thành nguyên đơn?
Khi nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì: Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và lúc này bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn. K2 Đ217 BLTTDS2015
19) Làm sao phân biệt tiền tạm ứng án phí và tiền án phí? >Xem thêm
– Tiền tạm ứng án phí: số tiền Nguyên đơn/ bị đơn-người có yêu cầu phản tố đối với y/c của nguyên đơn phải nộp cho cơ quan thi hành án trước khi hội đủ thủ tục để toà án thụ lý đơn khởi kiện/yêu cầu trong tranh chấp dân sự. Thường bằng 1/2 số tiền án phí phải nộp sau khi có phán quyết có hiệu lực của TÒa án: Đ146 BLTTDS2015
– Tiền án phí: số tiền chính xác cuối cùng (bằng hoặc gấp đôi số tiền tạm ứng ban đầu trường hợp đương sự là người “thua kiện”; bằng hoặc không phải chịu án phí trường hợp đương sự đạt thỏa thuận trong thủ tục hòa giải hoặc là người “thắng kiện” ) mà đương sự phải nộp theo quyết định của HĐXX trong phán quyết có hiệu lực ở phiên toà sơ thẩm/phúc thẩm: Đ147, Đ266 BLTTDS2015
19a) Khi nào thì án phí chia đều (chia đôi) 2 bên?
Khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm nguyên đơn rút đơn khởi kiện và được bị đơn đồng ý thì các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm. điểm b) K1 Đ269 BLTTDS2003/2011
>>> Án phí chia đôi: ở các vụ án thuận tình ly hôn; Án phí chia theo tỷ lệ tương ứng với khối tài sản được chia trong tranh chấp TS.
20) Luật sư tính phí như thế nào với khách hàng?
Luật sư tính phí theo 2 phương thức sau:
– Theo vụ việc: LS xem xét mức độ đơn giản hay phức tạp của vụ việc mà khách hàng cần giúp đỡ để tính phí:
+ Vụ án dân sự có phí khác vụ án hành chính; vụ án hôn nhân khác vụ án thương mại
+ Vụ án chỉ bảo vệ trong 1 giai đoạn (tiền tố tụng/trước khi toà thụ lý vụ án – giai đoạn sơ thẩm – giai đoạn phúc thẩm) có phí khác với vụ án bảo vệ trong suốt vụ án đến khi có phán quyết hiệu lực pháp luật cuối cùng (hoặc chỉ sơ thẩm hoặc cả phúc thẩm và giám đốc/tái thẩm)
– Theo thời gian: LS tính phí tư vấn trực tiếp theo giờ (từ 100 ngàn – 1 triệu đồng), hoặc giải quyết vụ việc theo ngày (300 ngàn – vài triệu)
>>> Ngoài ra, tuỳ vào uy tín và sự nổi tiếng mình mà luật sư có những mức phí/thù lao khác nhau. Hoặc thậm chí có những luật sư ra giá tuỳ theo đối tượng khách hàng của mình; hoặc tuỳ theo giá ngạch của vụ án (giá trị tài sản tranh chấp) mà luật sư có mức phí tỷ lệ thuận với giá ngạch.
21) Khi nào luật sư không lấy phí?
Rất nhiều trường hợp luật sư tư vấn pháp luật miễn phí: Tư vấn qua tương tác mạng xã hội, qua website nội bộ, qua điện thoại riêng; hoặc tại các văn phòng/công ty luật.
Thông thường luật sư tư vấn miễn phí ở trong hai trường hợp sau:
+ Tư vấn cho các cá nhân thuộc diện “yếu thế”: người nghèo/cận nghèo, người khuyết tật, thương binh, người thuộc diện chính sách/có công cách mạng, trẻ em vị thành niên…
+ Tư vấn các vấn đề giản đơn, ít đầu tư công sức, thời gian.
22) Luật sư quan điểm thế nào về chi phí thuê mướn luật sư?
Luật sư hành nghề với nguyên tắc bảo vệ công lý không chỉ vì tiền. Song có những luật sư hành nghề vì… rất nhiều tiền. Dù vậy, nghĩa vụ thiêng liêng và nhất quán luật sư phải là người tôn trọng và bảo vệ sự thật khách quan. Xã hội có thể ngưỡng mộ những luật sư làm nghề không quan trọng thù lao, nhưng không vì thế mà xã hội lên án những luật sư hành nghề vì mục đích lợi nhuận. Bởi Nghề luật sư vốn dĩ là một nghề được pháp luật công nhận và nhà nước luôn đòi hỏi đã là nghề thì phải góp phần xây dựng phát triển kinh tế…
23) Chi phí thuê Luật sư với chi phí Tòa án hoặc chi phí Trọng tài thương mại, chi phí nào mắc hơn?
Thường Luật sư lấy chi phí dựa theo danh tiếng, sự phức tạp và thời gian kéo dài của vụ việc/vụ án. Còn tòa án lấy án phí theo giá ngạch (giá trị tài sản tranh chấp, thường >4% tổng giá trị); Trọng tài thương mại lấy phí tổng hợp vừa theo giá ngạch và phí Luật sư (Tổ chức Trọng tài là 1 doanh nghiệp ngoài công lập có chức năng giải quyết các vụ án kinh tế; có thành viên đa số là Luật sư). Xét tổng thể Chí phí từ cao xuống thấp: Trọng tài TM>Tổ chức hành nghề luật sư>Tòa án.
24) Khi người khởi kiện rút đơn, thì án phí được hoàn trả án phí cho đương sự: K3Đ218, vậy Luật sư có hoàn lại phí thù lao cho khách hàng không?
Trường hợp này tùy theo Hợp đồng đã giao kết. Thông thường thì Luật sư sẽ không trả lại hết mà sẽ trừ lại các khoản công sức, thời gian mà Luật sư đã bỏ ra trong quá trình trợ giúp cho khách hàng.
25) Nghề Luật sư chắc cũng là nghề hái ra tiền, Luật sư chắc giàu lắm?
Hoàn toàn sai nếu nhận định trên áp dụng với 10 ngành nghề Hot và đem lại thù lao/thu nhập cao trong xã hội hiện nay. Như trên đã nói, không ít Luật sư làm nghề với tôn chỉ là bảo vệ pháp luật, đem lại công bằng cho XH chứ không vì mục đích lợi nhuận. Mặc khác, do Văn hóa người VN vẫn còn mang nặng tư tưởng:
Bất mãn, không tin vào công lý, sợ phiền hà, sợ rắc rối, sợ trả thù, “đi bữa giỗ lỗ bữa cày”…
Nên dù XH đầy rẫy những xung đột, tranh chấp, nhiều vụ việc tiêu cực, xâm hại lợi ích lẫn nhau. Và dù số lượng Luật sư bình quân trên đầu người ở VN vẫn còn khá thấp so với thế giới; nhưng thực tế, chỉ số ít Luật sư sống được nhờ vào nghề. Bởi hầu hết khi xảy ra tranh chấp, xung đột, các cá nhân tổ chức một là ngậm bồ hòn cho qua, hai là tự xử với nhau theo Luật Rừng; còn nếu cùng Luật sư thưa kiện thì cũng, hoặc không được tòa án xử thấu tình đạt lý, hoặc bị ngâm từ năm này qua tháng nọ… Thế thì còn đâu đất để Luật sư dụng võ (?)
26) Để có công việc thường xuyên và thu nhập chắc Luật sư cũng cầu mong xã hội phát sinh nhiều tội phạm hoặc tranh chấp xung đột lẫn nhau?
Thực sự nếu xem Luật sư là một trong những nghề kinh doanh thương mại mang mục đích lợi nhuận, thì không ít Luật sư sẽ có mong ước tiêu cực như trên. Ngược lại nếu Luật sư là một nghề cao quý và lý tưởng thì hẳn có nhiều Luật sư hành nghề chỉ là để giúp bào chữa cho người phạm tội/oan sai, bảo vệ người yếu thế hoặc tuyền truyền giáo dục pháp luật, giúp đỡ người gặp khó khăn trong các thủ tục hành chính… Nói cách khác, họ chỉ muốn làm công việc Luật sư khi đã xảy ra sự kiện tranh chấp, hoặc một thủ tục hành chính mà tự bản thân khách hàng không đủ điều kiện khả năng để thực hiện.
26) Có những tổ chức hành nghề Luật sư (VPLS, Cty Luật) thực hiện tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí. Có nghĩa là Luật sư hay làm từ thiện hoặc Luật sư không hành nghề vì tiền?
Phải hiểu là như vầy: trong hầu hết trường hợp tư vấn, cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí ở các Văn phòng Luật sư, Công ty Luật là dành cho các khách hàng là các đối tượng chính sách, trẻ em, người khó khăn về tài chính, hoặc các trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý. Thù lao các vụ việc được kinh phí nhà nước đảm bảo. Nghĩa là các tổ chức hành nghề Luật sư có thể cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho các đối tượng trên và họ sẽ được nhận thù lao từ ngân sách nhà nước.
27) Trường hợp nào Luật sư tư vấn miễn phí hoàn toàn?
Rất nhiều trường hợp Luật sư sẽ tư vấn cung cấp dịch vụ pháp luật hoàn toàn miễn phí, chẳng hạn: Trả lời khách hàng trong năm, mười phút; Khách hàng tự mình làm theo hướng dẫn của Luật sư và không quay lại nhờ trợ giúp nữa; KH làm theo tư vấn và không tiến hành thưa kiện nữa; KH không đủ khả năng tài chính thưa kiện và không quay lại trả thù lao; KH nghĩ Luật sư khá giả nên xù thù lao mà không một chút áy náy; Luật sư thấy KH than khổ hoặc hoàn cảnh éo le của họ khiến Luật sư không nỡ nhận thù lao… và hàng ngàn lý do khác khiến Luật sư không thể nhận, không thể lấy thù lao, đâm ra việc cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư trở nên miễn phí!
28) Phải chăng Luật sư tư vấn miễn phí là Luật sư không nổi tiếng?
Đa phần khi hành nghề Luật sư đều mong muốn có thu nhập để tồn tại nhưng vì điều kiện khách quan như đề cập ở trên nên Luật sư đã không có thu lao thu nhập. Còn lý do chủ quan Luật sư không giỏi, không nổi tiếng nên làm dịch vụ miễn phí là không phải, ít ra là không hoàn toàn đúng. Có trường hợp vì thân quen, vì giữ chân khách hàng hoặc để quảng bá tên tuổi mà bước đầu Luật sư sẽ không tính hoặc nhận thù lao thấp, còn nếu do chưa nổi tiếng thì họ sẽ lấy thù lao thấp tương ứng với tên tuổi hoặc chuyên môn của mình.
29) Những Luật sư thế nào sẽ là Luật sư nổi tiếng?
Hay nói cách khác, để nổi tiếng Luật sư phải làm gì? Để trở thành Luật sư nổi tiếng khác hẳn với để trở thành Luật sư giỏi. Nổi tiếng có thể là Luật sư giỏi, nhưng ở thời thế giới phẳng này, để nổi tiếng thì phải làm sao tên tuổi phải được lan tỏa trên cộng đồng mạng, trên phương tiện truyền thông. Để làm được điều này Luật sư cần phải nhận các vụ việc dễ gây sự chú ý của công chúng. VD: vụ việc nhạy cảm, gây tò mò, gây phẫn nộ; đánh động thị hiếu hoặc làm tan chảy con tim; vụ việc liên quan đến tiêu cực của quan chức nhà nước, của địa phương trọng điểm; của ngành nghề hay bị soi, của giới showbiz, tầng lớp đại gia; vụ việc đang là trào lưu, là sức hút của giới trẻ, là gần gũi thiết thực trên bàn ăn, sân bóng…
Thực tế khách quan và trớ trêu là, Luật sư muốn nổi tiếng phải nhận hoặc tham gia các vụ việc mang tính tiêu cực kèm theo công nghệ lăng xê từ truyền thông báo chí, sự quảng bá trong các tính năng sharing và connecting trên hệ thống social network.
30) Luật sư được mời trong các vụ án lớn có phải là Luật sư nổi tiếng?
Thông thường là vậy. Khi bị vướng vào tiêu cực hoặc vụ án tham nhũng, làm trái quy định, đường dây phi pháp… các Quan tham, Đại gia, Tay trùm thường hay mời các Luật sư trong các tổ chức hoặc các hãng luật nổi tiếng. Đó là logic trong các mối quan hệ xã hội và thương trường làm ăn kinh tế. Trong số Luật sư đó rất nhiều là các Luật sư thuộc Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư hoặc Liên đoàn Luật sư. Vị trí của họ đã giúp cho họ được biết đến và mời bào chữa/bảo vệ trong các vụ án lớn. Do vậy vị trí càng lớn thì càng được nổi tiếng.
31) Luật sư giỏi là Luật sư thế nào?
Có thể là những Luật sư đã đạt được những học vị thạc sĩ, tiến sĩ, những Luật sư có trình độ ngoại ngữ tốt, những Luật sư có lý luận chuyên sâu và khả năng hùng biện sắc xảo. Tựu chung lại, theo cá nhân người viết, Luật sư giỏi là Luật sư đa ngành có thể tham gia tố tụng cả trong các vụ án có yếu tố nước ngoài có luận cứ pháp luật thật logic trên cơ sở văn bản pháp luật cả thông lệ quốc tế và tập quán xã hội.
32) Bạn có nên đắn đo về chi phí, thù lao khi tìm gặp Luật sư ?
– Tại sao lại đắn đo khi RẤT NHIỀU thiệt hại tổn thất về thời gian và công sức bạn phải gánh chịu vì các hành vi trái pháp luật hoặc bất công của cá nhân, tổ chức khác gây nên. Bạn chịu nhiều tổn thương về tinh thần, về sức khỏe và tính mạng do bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm mà người khác gây ra:
Vì trên hết, bạn muốn được pháp luật bảo vệ, kẻ xâm hại bạn phải bị trừng trị, phải bồi thường và xin lỗi bạn.
Nhưng giờ đây, chi phí bạn tốn kém do thuê Luật sư đã được pháp luật dân sự và kinh doanh thương mại đảm bảo. Kẻ mà bạn tố cáo hay khởi kiện phải BỒI THƯỜNG và chịu các chi phí đó THAY cho bạn.
– RẤT ÍT chi phí và lại được đảm bảo trách nhiệm pháp lý trong Công chứng các hợp đồng giao dịch đất đai hoặc kinh doanh thương mại có giá trị lớn:
Luật sư sẽ giúp bạn soạn thảo, hạn chế rủi ro trong các hợp đồng, giao dịch quan trọng song vẫn tuân thủ quy định pháp luật. mà không cần phải đi đâu và chờ lâu như xưa nữa!
Sau hết, bạn sẽ được hoàn thành hợp đồng với chi phí cực thấp không thể ngờ kèm theo sự đảm bảo về trách nhiệm pháp lý của dịch vụ Luật sư.
… … …