Phân biệt Cán bộ, Công chức, Viên chức, Hành chính, Sự nghiệp

1) Cán bộ, Công chức, Viên chức

*Theo khoản 2 nghị định 117/2003/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong cơ quan nhà nước, có qui định:
Công chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sau đây :

1. Văn phòng Quốc hội;
2. Văn phòng Chủ tịch nước;
3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
5. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
6. Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân;
7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

*Theo điều 2 nghị định 116/2003/NĐ-CP của chính phủ về CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, có qui định: Viên chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.

*Theo khoản 1 và 2 điều 2 nghị định 114/2003/NĐ-CP của chính phủ về cán bộ công chức ở phường, xã, thị trấn ( đối tượng thuộc điểm g và h khoản 1 điều 1 Pháp lênh CBCC), thì có qui định:

1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:

a) Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã);
b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân;
d) Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

2. Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã), gồm có các chức danh sau đây :

a) Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
b) Chỉ huy trưởng quân sự;
c) Văn phòng – Thống kê;
d) Địa chính – Xây dựng;
đ) Tài chính – Kế toán;
e) Tư pháp – Hộ tịch;
g) Văn hoá – Xã hội.

*Theo khoản 2 điều 39 Pháp lệnh CBCC 2003 có qui định: Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

Như vậy, từ các điểm trên, chúng ta có thể phân biêt được cán bộ với công chức, viên chức. Chúng ta có thể kết luận như sau:

Cán bộ là những người được những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cán bộ chuyên trách cấp xã. ( tức điểm a và điểm g khoản 1 điều 1 Pháp lệnh CBCC)

2) Hành chính, Sự nghiệp

Cụm từ đầy đủ là CÁC CƠ QUAN KINH TẾ, HÀNH CHÍNH, SỰ NGHIỆP.
Hành chính: Các cơ quan thuộc nhà nước ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước (vì cái này thuộc cơ quan kinh tế). Ví dụ các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ (các Bộ…), Chính quyền địa phương (như UBND, HĐND, các Sở, các trường công lập, bệnh viện công.v.v..)…
Sự nghiệp: Các cơ quan đoàn thể xã hội (MTTQ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội LHTN, Hội người tàn tật…)