Hỏi đáp về tài sản, tài sản bị mất trộm

1. Tài sản là gì?

– Tài sản gồm vô hình và hữu hình.

– Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. (Đ163-BLDS)

– Tài sản của cá nhân và tổ chức gồm: Động sản và bất động sản.

Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác không phải là động sản

2. Tài sản chung của hộ gia đình (Đ108-BLDS)

Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ.

3. Tài sản mua bán có nguồn gốc từ trộm cắp có bị người sở hữu gốc lấy lại không?

a) Tài sản không phải đăng kí sở hữu (VD Vàng bạc, đồ cổ…): Người chủ, người bị mất không lấy lại được:
– Khoản 1-điều 138-BLDS: Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 257 của Bộ luật này: Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
>>> Hầu như thực tế toàn giao dịch loại này, do đó Chủ sở hữu tài sản gốc luôn lấy lại được <=> Người mua đồ gian có thể bị mất tiền và mất luôn món đồ đó

b)  Trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu (VD đất đai nhà cửa, xe cộ…) đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, bị sửa. *K2,Đ138-BLDS)
>>> Người mua nhà bị tranh chấp, mua xe bị trộm cướp thì khi bị phát giác, thì tài sản này sẽ hoàn trả lại cho ngưởi sở hữu gốc; Người thứ hai (người bán, người mua lại từ kẻ gian) phải hoàn lại tiền cho người thứ ba (người mua cuối cùng)

4. Sử dụng đồ ăn trộm có bị phạm tội?

Đó là vi phạm Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Đ250-BLHS)

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;127
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.
_________________________________