Văn bản pháp luật quy định chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người nghèo, người cao tuổi…

 I/ CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG:

  • 101/2013/NĐ-CP (thay thế 47/2012/NĐ-CP): quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
  • Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13: sửa đổi, bổ sung SĐBS một số điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11Về ưu đãi người có công với cách mạng
    +  20/2015/NĐ-CP: Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
    31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (Thông tư hướng dẫn 16/2014/TT-BLĐTBXH)

Điều 2. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm:

1. Người có công với cách mạng:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

g) Bệnh binh;

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

l) Người có công giúp đỡ cách mạng;

2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này.

  • Hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở: 22/2013/QĐ-TTgSau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng). Điều 2. Đối tượng và điều kiện được hỗ trợ
  • Giám sát Thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với hộ người có công với cách mạng (22/2013/QĐ-TTg) đang ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng từ nguồn ngân sách nhà nước: Khoản 2 Điều 2 494/NQ-UBTVQH13  Thực hiệ n trong 2 năm 2012 – 2013

>>> Văn bản liên quan: 37/2015/NĐ-CP quy định chi Tiết về hợp đồng xây dựng (Hướng dẫn thi công HĐXD: 09/2016/TT-BXD)

________________________________________

 II/ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH  NGHÈO, CẬN NGHÈO:

  • QUYẾT ĐỊNH 59/2015/QĐ-TTg Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020
  • 139/2002/QĐ-TTg Về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo (hết hiệu lực 1 phần)
  • 289/2008/QĐ-TTg Về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân
  • Luật Trợ giúp pháp lý 2006Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% được hỗ trợ 2.000.000 đồng kinh phí để tổ chức việc trợ giúp pháp lý.
  • 167/2008/QĐ-TTg Về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở
  •  2621/QĐ-TTg: sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP Về việc hỗ trợ cho Hộ nghèo được vay vốn sản xuất với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thông qua nguồn vốn ủy thác của các đoàn thể. Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.
  • 07/2016/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quy định tại khoản 1, Điều 5, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
    Thông tư  số 27/2007/TT-BLĐTBXH 34/2011/TT-BLĐTBXH (SĐBS) Hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng được vay vốn theo 157/2007/QĐ-TTg
    Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
    2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
    – Hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
    – Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
    3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
  • 78/2002/NĐ-CP: Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
  • 60/2014/QĐ-TTg Quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện1. Là hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới;2. Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới;3. Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới. Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau – ví dụ như hộ nghèo -thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.
  • 136/2013/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội thì các đối tượng sau được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng: 
    1. Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác2. Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).3. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:a. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;b. Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;c. Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.
  • Luật bảo hiểm y tế 2008 – SĐBS2014:
    – Người thuộc hộ gia đình nghèo sẽ được ngân sách nhà nước đóng BHYT.
    – Người thuộc hộ gia đình cận nghèo sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT. Mức hỗ trợ được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2014/NĐ-CP: từ 70%-100% trong thời gian từ 1-5 năm