>>> Luật giáo dục 2005- sửa đổi 2009 >>> Luật giáo dục đầy đủ (Full)
>>> Luật dạy nghề 2006
________________________________________________
1. Nguyên lý giáo dục (điều 3)
Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
2. Hệ thống giáo dục (điều 4)
– Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
– Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
3. Chương trình giáo dục (điều 6)
– Cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông (được cấp bằng), giáo trình và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên. Bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp (được cấp chứng chỉ)
– Theo hình thức tích luỹ tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Các cấp Phổ cập giáo dục (điều 11)
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở cho người quá tuổi phổ thông
5. Xã hội hóa giáo dục (điều 12)
Là việc nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển (thành lập trường/cơ sở dạy nghề) sự nghiệp giáo dục.
6. Những việc cấm trong giáo dục (điều 19)
– Truyền đạo, các nghi thức tôn giáo
– Tuyền truyền mê tín, xuyên tạc chủ trương chính sách nhà nước
7. Giáo dục mầm non: (điều 25)
– Nhà trẻ: các lớp trẻ từ 3 tháng đến 3 tuổi. Trường mẫu giáo: 3 tuổi đến 6 tuổi
– Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
8. Giáo dục phổ thông (điều 29,30)
– Gồm Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trường phổ thông có nhiều cấp học; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt.
9. Giáo dục nghề [nghiệp]: (điều 32)
– Có thể học từ GD phổ thông, Trung tâm dạy nghề hoặc học ở trường Trung cấp chuyên nghiệp (được cấp bằng), CĐ nghề, hoặc học nghề từ các Doanh nghiệp kinh tế.
– Dạy nghề dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp; từ một đến ba năm đối với trung cấp nghề , CĐ nghề (được cấp chứng chỉ nghề).
– Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục nghề nghiệp để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập.
10. Giáo dục đại học (điều 38)
– CĐ: 2-3 năm (TC+1.5 năm/2năm); ĐH: 4-6 năm (CĐ+2/4năm);
– Thạc sĩ: ĐH+1/2năm; Tiến sĩ: ĐH+4 năm (ThS+2/3 năm); nghiên cứu sinh phải có ít nhất một năm theo học tập trung liên tục.
– Hiệu trưởng trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình, luận văn, luận án đối với đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
11. Thẩm quyền Đào tạo ĐH (điều 42)
– Đào tạo CĐ: Trường CĐ, trường ĐH
– Đào tạo ĐH: Trường ĐH, học viện.
– Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ (được dạy bởi giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ): Trường ĐH, viện nghiên cứu khoa học khi được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.
12. Văn bằng – bằng cấp giáo dục ĐH do hiệu trưởng cấp (điều 43)
– Bằng kỹ sư: các nhành kỹ thuật; ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư;
– Bằng dược sĩ – bằng bác sĩ: ngành y, dược.
– Bằng cử nhân: các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế. Đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.
13. Giáo dục thường xuyên là vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời (điều 44, 45)
a) Vừa làm vừa học;
b) Học từ xa;
c) Tự học có hướng dẫn.
– Nội dung chương trình- Văn bằng giáo dục bảo đảm các yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo tương ứng
– Cơ sở đào tạo: Trung tâm giáo dục thường xuyên (huyện/tỉnh); TT GD cộng đồng (xã/phường); Trung tâm tin học ngoại ngữ tư nhân. (điều 46)
– Cơ sở giáo dục đại học khi thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên lấy bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học chỉ được liên kết với cơ sở giáo dục tại địa phương là trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. (Văn bằng giống GD quốc dân/chính quy)
14. Hệ thống nhà trường (điều 48)
a) Trường công lập do Nhà nước thành lập; trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân do nhà nước làm chủ. (Do hội đồng trường/hiệu trưởng điều hành)
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập
c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập [b)/c) Do hội đồng quản trị điều hành]
>>>Ngoài ra còn có: Hội đồng tư vấn – Tổ chức Đảng – Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
15. Điều kiện thành lập và hoạt động nhà trường (điều 49)
– Có Đề án thành lập trường phù hợp
– Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính;
– Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy học tập theo quy định
– Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn
>>>Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện thành lập/chia tách/giải thể/sáp nhập, cho phép hoạt động giáo dục đối với trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học và trình độ đào tạo khác. (điều 50)
a) Chủ tịch UBND huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp thuộc tỉnh;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường cao đẳng, trường dự bị đại học; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quyết định đối với trường cao đẳng nghề;
đ) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với trường đại học.
16. Các trường chuyên biệt (điều 61)
– Gồm: Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học; Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật; Trường giáo dưỡng (bộ công an quản lý)
>>> Trường chuyên, trường năng khiếu do bộ trưởng GDĐT quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức.
17. Chế độ hoạt động (điều 66)
– Trường dân lập, trường tư thục thực hiện chế độ công khai tài chính và có trách nhiệm báo cáo hoạt động tài chính hằng năm cho cơ quan quản lý giáo dục và cơ quan tài chính có thẩm quyền ở địa phương. Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất, hỗ trợ ngân sách khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao, được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng
18. Cơ sở giáo dục khác gồm: (điều 69)
– Nhóm trẻ, nhà trẻ; lớp mẫu giáo, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em nghèo, tàn tật. Lớp dạy nghề và lớp trung cấp chuyên nghiệp được tổ chức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
– Trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học;
– Viện nghiên cứu khoa học (ký hợp đồng với trường đại học) được đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ.
19. Nhà giáo (điều 70)
– Giáo viên: giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp
– Giảng viên: giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề
– Giáo sư, phó giáo sư là chức danh có tiêu chuẩn riêng của nhà giáo đang giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học.
>>> Thỉnh giảng là việc một cơ sở giáo dục mời người có đủ tiêu chuẩn (quy định tại khoản 2 Điều 70) đến giảng dạy.
20. Trình độ chuẩn của nhà giáo được quy định như sau: (điều 77)
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
b) Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm/TN cao đẳng + chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
c) Tốt nghiệp đại học sư phạm/TN đại học + chứng chỉ SP đối với giáo viên trung học phổ thông;
d) Tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề/nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
đ) Tốt nghiệp đại học sư phạm/TN đại học + chứng chỉ SP đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
e) Tốt nghiệp đại học trở lên + chứng chỉ SP đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
>>>Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
>>>Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học tuyển dụng ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp loại khá, loại giỏi; người có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Trước khi được giao nhiệm vụ phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm. (điều 79)
>>>Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được thêm các chế độ ưu đãi
21. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: (điều 83)
a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (được khám bệnh, chữa bệnh miễn phí); Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
b) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
c) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ; Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
22. Các chê độ chính sách với người học (điều 89)
– Học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu ; người học có kết quả học tập từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học;
– Cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật.
– Học sinh, sinh viên sư phạm, người theo học các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm không phải đóng học phí, được ưu tiên trong việc xét cấp học bổng, trợ cấp xã hội quy
>>>Người được cử đi học theo chế độ cử tuyển (ưu tiên vùng thiểu số/khó khăn) phải chấp hành sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp.
>>>Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học thuộc gia đình có thu nhập thấp
23. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, bảo đảm tỷ lệ tăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhà nước (điều 102)
24. Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. (điều 105)
– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
>>>Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh.
25. Thanh tra – Khen thưởng – Kỷ luật
– Thanh tra cấp bộ/cấp sở GDĐT
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục có đủ tiêu chuẩn thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
– Nhà hoạt động chính trị, xã hội có uy tín quốc tế, nhà giáo, nhà khoa học là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đóng góp nhiều cho sự nghiệp GD-KH được trường đại học tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự theo quy định của Chính phủ.
________________________________________________
>>> Luật giáo dục 2005- sửa đổi 2009 >>> Luật giáo dục đầy đủ (Full)