>>> Luật các tổ chức tín dụng 2010
>>> Luật Ngân sách nhà nước 2002
>>> Luật Ngân hàng nhà nước 2010
>>> Luật Doanh nghiệp 2005
>>> Luật Phá sản 2004
__________________________________________________
CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2010
– Ngân hàng Nhà nước có chức năng ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; Quản lý nhà nước về ngoại hối, kinh doanh vàng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia Đ4 LNHNN2010
– Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu huỷ tiền (Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác thay thế với giá trị tương đương) K8 Đ4
– Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. K9 Đ4
– Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật. Hoạt động dưới sự đứng đầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được chính phủ quản lý K11 Đ4
– Quản lý việc vay, trả nợ, cho vay các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếuvà thu hồi nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật. K19 Đ4
– Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá Đ13
– Các tổ chức tín dụng phải gửi dữ trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước (được trả lãi) để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
– Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản “Nợ” đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản “Có” của Ngân hàng Nhà nước.
– Ngân hàng Nhà nước chỉ cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn trong trường hợp: Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN có thể bảo lãnh tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài Đ24, Đ11
– Để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước NHNN tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đ26
– Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Đ27
– Các hoạt động ngoại hối: Ngoại tệ tiền mặt, tiền ngoại tệ ở nước ngoài; Chứng khoán, giấy tờ có giá do Chính phủ, tổ chức quốc tế phát hành; Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý Đ32
– Thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2002 ngoài phạm vi 2 quỹ sau: Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Quỹ dự phòng tài chính
– Kiểm toán nội bộ: Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
__________________________________________________
KIẾN THỨC VỀ LUẬT CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2010
1/ Giải thích từ ngữ: (Điều 4 – Điều 2 Luật Ngân hàng NN 2010)
– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
– Ngân hàng Nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
– Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận
– Ngân hàng chính sách (Điều 17) hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước
– Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
– Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
– Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đông sở hữu trực tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó
– Công ty con của tổ chức tín dụng là công ty thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;
b) Tổ chức tín dụng có quyền bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;
c) Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;
2/Hình thức tổ chức hoạt động: (Điều 6)
– Hoạt động dạng cty cổ phần; hoạt động phải có giấy phép (chứng chỉ nghề – ngành có điều kiện)
– Ngân hàng thương mại nhà nước: Cty TNHH MTV do nhà nước làm chủ
– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam
– Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng theo luật Doanh nghiệp 2005 (Điều 32)
– Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng không được làm Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng. (Điều 33)
– Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương không được đồng thời đảm nhiệm một trong các chức vụ sau: Thành viên các Hội đồng quản lý của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty con của tổ chức tín dụng;Giám đốc, Phó giám đốc của doanh nghiệp khác.
– Tổ chức tín dụng phải thành lập kiểm toán nội bộ chuyên trách (Điều 41)
3/ Nhà đầu tư nước ngoài: (Điều 16)
– Được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định chọn tổ chức kiểm toán độc lập, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thông báo cho Ngân hàng Nhà nước về tổ chức kiểm toán độc lập được lựa chọn
4/ TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
– Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên có Thư ký để giúp việc
– Phải thành lập Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban nhân sự (Điều 43)
– Ban kiểm soát được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình. (Điều44)
– Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
5/ Quy định về các chức danh quản lý: (Điều 50)
- Thành viên Ban kiểm soát phải Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán; có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, kế toán hoặc kiểm toán
- Tổng giám đốc (Giám đốc): Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật; ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng.
6/ TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ CÔNG TY CỔ PHẦN
– Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
– Thành viên quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng không được mua cổ phần ưu đãi cổ tức do tổ chức tín dụng đó phát hành. (điều 52)
– Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5%; cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15%vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. (Điều 55)
– Việc chuyển nhượng cổ phần niêm yết của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng cổ phần triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường (Điều 60)
– Hội đồng quản trị phải không ít hơn 05 thành viên và không quá 11 thành viên, trong đó có ít nhất 01 thành viên độc lập. Hội đồng quản trị phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên độc lập và thành viên không phải là người điều hành tổ chức tín dụng. (Điều 62)
7/ TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ CÔNG TY TNHH MỘT TV, HAI TV
– Hội đồng thành viên, ban kiểm soát nhiệm kỳ 5 năm, từ 05- 11 thành viên; (Điều 66)
– Quyết định thành lập công ty con, công ty liên kết
– Không được rút vốn đã góp dưới mọi hình thức, trừ trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp
– Quyết định mức lương, thưởng, thù lao và các lợi ích khác đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
8/ Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng (Điều 91)
– Tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định.
– Tổ chức tín dụng phải ban hành và phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước các quy định nội bộ như: (Điều 93)
- Quy định về cấp tín dụng, quản lý tiền vay
- Quy định về phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
- Quy định về phương án xử lý các trường hợp khẩn cấp
9/ Xử lý nợ (Điều 95)
– Việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản
10/ Tài khoản của ngân hang thương mại (Điều 101)
– Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và có thể mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng nước ngoài khác
– Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần
11/ Ngân hàng thương mại phải thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau đây:
– Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; Cho thuê tài chính; Bảo hiểm.
12/ Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại: (Điều 107)
– Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
– Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
– Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
>>>Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản
13/ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH (Điều 108)
– Nhận tiền gửi của tổ chức; Cho vay, bao gồm cả cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng;
– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức;
– Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Bảo lãnh ngân hàng; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác;
– Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
– Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư. Mua, bán trái phiếu Chính phủ
– Hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản bảo đảm
– Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối; dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản của khách hàng
14/ Hạn chế cấp tín dụng (Điều 127)
– Là việc không làm hoặc hạn chế các thủ tục tín dụng (vay, gửi tiền…) đối với cá nhân tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của luật tín dụng
15/ Tỷ lệ bảo đảm an toàn (Điều 130)
– Là việc Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn cho việc chi trả; dự phòng rủi ro.
– Tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản trừ: hoạt động cho trụ sở kinh doanh; Cho thuê phần đất dư không sử dụng; Xử lý phần BĐS là nợ vay/thế chấp (Phải thanh lý trong vòng 3 năm) – Điều 132
16/ Quỹ dự trữ (Điều 139)
– Hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trích từ lợi nhuận sau thuế để lập và duy trì các quỹ dự trữ theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế.
– Không được dùng các quỹ này để trả cổ tức cho cổ đông hoặc phân chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, thành viên góp vốn.
17/ Báo cáo tài chính (Điều 141)
– Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi Ngân hàng Nhà nước các báo cáo hằng năm.
– Trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
18/ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam được chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
19/ Kiểm soát đặc biệt (Điều 146)
Khi xét thấy tổ chức tín dụng hoạt động không hiệu quả, có dấu hiệu quy phạm pháp luật thì Ngân hàng Nhà nước thành lập ban kiểm soát đặc biệt. ban KSĐB có quyền:
– Đình chỉ hoạt động vi phạm quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng có thể gây tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền;
– Đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc)
– Yêu cầu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được thông qua
20/ Phá sản tổ chức tín dụng (điều 155)
TCTD lâm vào tình trạng phá sản phải làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo quy định của pháp Luật về phá sản
____________________________
>>> Luật các tổ chức tín dụng 2010
>>> Luật Ngân sách nhà nước 2002
>>> Luật Ngân hàng nhà nước 2010
>>> Luật Doanh nghiệp 2005
>>> Luật Phá sản 2004