1) TẶNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
– Hình thức tặng là gì?
Điều 164: Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Điều 197: Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
>>> Như vậy người Định đoạt phải là người có QUYỀN SỞ HỮU. Trong khi Đất đai là đối tượng không có quyền sở hữu (chính xác là sở hữu nhà nước)
– Điều 200: Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.
2) CÓ CẦN CÔNG CHỨNG TRONG TRƯỜNG HỢP “TẶNG/CHO” ĐẤT ĐAI KHÔNG ?
– Điều 722: Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao quyền sử dụng đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất
>>> Không nói đến việc phải công chứng!
– Điều 467: Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
>>> Đất đai cũng thuộc bất động sản nên phải công chứng.
3) THỦ TỤC PHIỀN HÀ TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI BÀO CHỮA
Theo Luật Tố tụng hình sự 2003, quyền cấp giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC) thuộc về 3 cơ quan tiến hành tố tụng: Cơ quan điều tra; Viện kiểm soát; Tòa án. Mặt khác theo Luật luật sư 2006, GCNBC phải được cấp nhiều lần theo các giai đoạn tố tụng
>>> Vấn đề đặt ra:
– Luật sư hoặc người bào chữa (NBC) không biết chính xác tới cơ quan nào để được cấp GCNBC hợp lý nhất
– NBC phải qua nhiều thủ tục về hồ sơ để xin GCNBC
– NBC phải xin GCNBC nhiều lần
4) MÂU THUẨN VỀ TUỔI PHÁP LÝ VÀ TUỔI KẾT HÔN
Gần đây có nhiều ý kiến từ các hội bảo trợ trẻ em khuyến khích nên nâng độ tuổi pháp lý của công dân lên 18 tuổi (theo nghĩa dân gian là đủ ngày tháng theo khai sinh là đủ 17 năm 12 tháng/ hoặc bước qua năm thứ 18; theo pháp lý là đủ 18 năm 12 tháng). Qua đó công dân dưới độ tuổi đó được hưởng những quyền lợi về giáo dục bảo vệ và chăm sóc hơn.
Trong khi đó 1 số ý kiến về dự thảo luật Hôn nhân gia đình mới thì lại muốn giảm độ tuổi kết hôn xuống (Nữ 16 [bước sang tuổi thứ 16], Nam 18). Họ lập luận rằng, người dân VN ngày này dậy thì sớm, có khả năng quan hệ tình dục sớm…
5) QUYỀN SỞ HỮU HÀNG HOÁ ĐƯỢC CHUYỂN GIAO KHI NÀO?
– Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. (Điều 62 – Luật thương mại 2005)
>>> Đây là vấn đề bất cập: Luật không quy định thế nào là hàng hoá được chuyển giao: khi nhận hàng hay khi thanh toán? bắt đầu vận chuyển hay sau khi đã chuyển hàng tới địa chỉ người mua?
Vậy để rõ nghĩa và thuyết phục hơn cả có thể giải thích rằng: Hàng hoá được chuyển giao là khi người mua đã chấp nhận nhận hàng, nhận chứng từ và thanh toán đầy đủ(?)
______________________________________