>>> Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
>>> Luật Thi hành án dân sự 2008
1/ Luật này thay thế Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12
– Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 (điều 141)
2/ Định nghĩa các từ ngữ: (điều 2)
– Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
– Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý.
– Tình thế cấp thiết là tình thế của cá nhân, tổ chức vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
– Người đại diện hợp pháp bao gồm cha mẹ hoặc người giám hộ, luật sư, trợ giúp viên pháp lý
3/ Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính (điều 3)
– Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
– Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần
– Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính
– Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
4/ Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính (điều 5)
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
– Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
5/ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm (điều 6)
– Các trường hợp vi phạm về lĩnh vực khác như, thuế, kinh doanh, khai thác sản xuất về môi trường, lao động, báo chí… là 02 năm hoặc theo luật định.
– Thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm. Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; không tính thời gian trốn tránh, cản trở.
6/ Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: (điều 11)
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; phòng vệ chính đáng; sự kiện bất ngờ; bất khả kháng
7/ Hành vi bị cấm (điều 12)
– Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xử phạt vi phạm hành chính
8/ Trách nhiệm quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (điều 17,18)
– Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Kiểm tra, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan
– Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp xử lý hành chính, cơ quan thi hành quyết định xử phạt, thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, cơ quan thi hành các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
– Ủy ban nhân dân các cấp quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa phương
– Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xử lý kỷ luật đối với người có sai phạm trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình
9/ Mức Phạt tiền (điều 23)
– Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đ
– Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung.
– Mức tiền phạt một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
– Phạt tiền đến 30.000.000 đồng: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thống kê;
– Phạt tiền đến 100.000.000 đồng: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế…
– Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai
– Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa…
>>> Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật (điều 37)
10/ Thẩm quyền xử phạt (điều 38-47)
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chiến sĩ Công an nhân dân: không quá 5.000.000 đ
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: không quá 50.000.000 đồng + Tước quyền sử dụng giấy phép
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa.
– Trạm trưởng, Đội trưởng: không quá 1.500.000 đồng
– Trưởng Công an cấp xã: không quá 2.500.000 đồng
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh…: không quá 25.000.000 đồng + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề…
– Giám đốc Công an cấp tỉnh: không quá 50.000.000 đồng + quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế…: Phạt tiền đến mức tối đa
– Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Phạt tiền đến 25.000.000 đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền: Phạt tiền đến mức tối đa
– Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng. Trạm trưởng phạt tiền đến 10.000.000 đồng + Tịch thu tang vật. Hạt trưởng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm phạt tiền đến 25.000.000 đồng
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền: phạt tiền đến mức tối đa +Tước quyền sử dụng giấy phép…
– Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng. Chi cục trưởng phạt tiền đến 25.000.000 đồng + Tịch thu tang vật. Cục trưởng Cục Thuế có quyền: Phạt tiền đến 70.000.000 đồng
– Quản lý thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt tiền đến 500.000 đồng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt tiền đến 25.000.000 đồng + Tịch thu tang vật.
– Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt tiền đến 50.000.000 đồng
– Thanh tra viên: phạt không quá 500.000 đồng
– Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục; Chi cục trưởng, Giám đốc Trung tâm… có quyền: phạt không quá 50.000.000 đồng + Tước quyền sử dụng giấy phép.
>>> CÁC THẨM QUYỀN XỬ PHẠT KHÁC:
– Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không…
– Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không…
– Thẩm quyền của Toà án nhân dân; Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự; Thẩm quyền của Cục Quản lý lao động ngoài nước; Thẩm quyền của cơ quan đại diện ngoại giao;
>>> PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN: (điều 52)
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
– Những người/cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
– Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
– Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
11/ Thủ tục Xử phạt vi phạm hành chính (điều 56)
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đ, và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
– Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến. (điều 58) – Nếu người vi phạm từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
12/ Giải trình của người vi phạm (điều 61)
– Đối với hành vi vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Giải trình bằng văn bản, phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt không quá 05 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
13/ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.(điều 66)
– Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt. (điều 68)
14/Xử phạt không lập biên bản – Gửi quyết định xử phạt:
– Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt.(điều 69)
– Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao. (điều 70)
15/ Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai trên phương tiện truyền thông. (điều 72)
16/ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; kể cả khi có khiếu nại, đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính. (điều 73)
– Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
– Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Thời gian cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. (điều 74)
– Trường hợp cá nhân bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa… thì được hoãn và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Thời hạn hoãn không quá 03 tháng – Nếu không có khả năng thi hành quyết định thì có thể được xem xét giảm, miễn phần còn lại tiền phạt ghi trong quyết định xử phạt. Cá nhân được hoãn/miễn giảm chấp hành quyết định xử phạt được nhận lại giấy tờ, tang vật… (điều 76, 77)
17/ Người vi phạm có thể xin nộp tiền phạt nhiều lần nhưng không quá 06 tháng và phải được xác nhận tại Ủy ban nhân dân cấp xã; số lần nộp tiền phạt tối đa không quá 03 lần. Mức nộp phạt lần thứ nhất tối thiểu là 40% tổng số tiền phạt. (điều 79)
18/Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt, Khi hết thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề người có thẩm quyền xử phạt giao lại giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân, tổ chức đã bị tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó. (điều 80)
– Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được tiến hành các hoạt động ghi trong quyết định xử phạt. (điều 80)
19/ Chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, phí bán đấu giá và chi phí khác phù hợp với quy định của pháp luật được trừ vào tiền bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu
20/Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: (điều 82)
– Nộp kho bạc, lưu ở cơ quan chuyên trách, tiêu hủy, bán đấu giá…
– Tất cả tiền thu từ vi phạm hành chính phải nộp ngân sách nhà nước
21/ Chi phí cho việc tổ chức thi hành biện pháp khắc phục hậu quả lấy từ nguồn ngân sách dự phòng cấp cho cơ quan đó nếu không xác định được người vi phạm.
– Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. (điều 85)
22/ Các biện pháp cưỡng chế: (điều 86)
a) Khấu trừ một phần lương, tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, trưởng các cơ quan có thẩm quyền xử phạt (điều 87)
– Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế
– Người vi phạm phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế. (điều 88)
23/ Áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại xã, phường, thị trấn (điều 90) – Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định (điều 105)
– Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng (điều 89)
– Đưa vào trường giáo dưỡng: Người từ đủ 12 tuổi đến dưới đủ 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng. >>> Người vi phạm vị thành niên
24/ Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc: (điều 94) – Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định (điều 105)
– Đối với người vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
– Trên 18 tuổi; Nữ dưới 55 tuổi, nam dưới 60 tuổi;
– Phụ nữ không mang thai hoặc nuôi con nhỏ;
– Thời gian từ 06 tháng đến 24 tháng.
25/ Người buộc đưa vào cơ sở cai nghiện (điều 96)
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên vẫn còn nghiện sau khi bị áp dụng biện pháp giáo dục. Thời gian từ 12 tháng đên 24 tháng.
– Trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nếu côn đồ hung hãn thì áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc. (điều 118)
26/ Biện pháp ngăn chặn:
– Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Không được quá 12 giờ; tối đa không quá 24 giờ.
– Tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết. Nơi tạm giữ theo quy định (không phải nhà vệ sinh). (điều 122)
– Người có thẩm quyền tạm giữ người có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản. (điều 123)
– Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó và chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. (điều 125)
– Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền thì có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; Hoặc đặt tiền bảo lãnh theo quy định (điều 126)
27/ Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu. Trong trường hợp này, người vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước. (điều 126)
– Đối với tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo khoản 6 Điều 125 của Luật này phải được trả ngay cho người bị xử phạt sau khi thi hành xong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan trong thời hạn 30 ngày, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện.
– Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày và phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện trong thời gian đó.
– Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến. (điều 125) – Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật, người đều phải lập biên bản. (điều 128)
28/ Người chưa thành niên vi phạm hành chính:
– Dưới 16 tuổi thì không phạt tiền. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay. (điều 134)
________________________________________