>>> Luật Công nghệ thôngtin 2006
CÁC DỊCH VỤ CNTT (Điều 52)
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin.
- Tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật.
- Thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử.
- Bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin.
- Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu.
- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin.
- Đào tạo công nghệ thông tin.
- Chứng thực chữ ký điện tử.
1/ Giải thích Thuật ngữ (điều 4):
– Mã nguồn là sản phẩm trước biên dịch của một phần mềm, chưa có khả năng điều khiển thiết bị số.
– Mã máy là sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số.
– Thư rác là thư điện tử, tin nhắn được gửi đến người nhận mà người nhận đó không mong muốn hoặc không có trách nhiệm phải tiếp nhận theo quy định của pháp luật.
2/Quyền của người tham gia hoạt động CNTT (Điều 67)
– Tìm kiếm, trao đổi và sử dụng thông tin trên mạng (Điều 8). Hiện nay các nhà cung cấp mạng ISP tại Việt Nam lại vi phạp điều này khi chặn Facebook
– Thông báo công khai trên môi trường mạng những thông tin có liên quan (Điều 9), bao gồm:
a) Tên, địa chỉ địa lý, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử;
b) Thông tin về quyết định thành lập, giấy phép hoạt động (nếu có);
c) Tên cơ quan quản lý nhà cung cấp (nếu có); …
3/ Hành vi bị cấm (Điều 12):
– Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động công nghệ thông tin; tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.
4/ Phục vụ an ninh quốc gia (Điều 14)
– Trong trường hợp khẩn cấp, nhà nước được quyền ưu tiên sử dụng hạ tầng CNTT của các tổ chức
5/ Tổ chức, cá nhân có quyền lưu trữ tạm thời thông tin số của tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp thực hiện các hành vi: Sửa đổi nội dung thông tin; hoặc không tuân thu việc lưu trữ theo quy định
6/ Cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số (Điều 18)
– Là dịch vụ cho thuê dung lượng thiết bị lưu trữ để lưu trữ thông tin trên môi trường mạng (Hosting)
– Phải bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin.
7/ Nhà nước có thể theo dõi thông tin cá nhân (Điều 20)
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát thông tin số; Như vậy thôngtin cá nhân lưu trữ trên môi trương mạng đã bị nhà nước kiểm duyệt, phải chăng người dân đã bị vi phạm Nhân Quyền?
8/ Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây (Điều 21):
a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;
b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;
c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ… …
– Tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó. (Điều 22)
9/ Đăng kí và sử dụng tên miền – Domain (Điều 23)
– Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” khi thiết lập trang thông tin điện tử không cần thông báo với Bộ Bưu chính, Viễn thông. Tổ chức, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử không sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” phải thông báo trên môi trường mạng với Bộ Bưu chính, Viễn thông những thông tin: Giấy phép, CMND, địa chỉ, điện thoại, email
– Trang thông tin điện tử được sử dụng cho hoạt động báo chí phải thực hiện quy định của Luật này, pháp luật về báo chí
10/ Sử dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (Điều 24-28):
– Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn
– Chia sẻ thông tin trong nội bộ và với cơ quan khác của Nhà nước; Cung cấp các dịch vụ công;
– Người đứng đầu cơ quan phải chịu trách nhiệm về việc ứng dụng CNTT thuộc thẩm quyền quản lý của mình
– Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (Website) phải có những thông tin chủ yếu: Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan
– Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền
– Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.
11/ Quy định về bán hàng điện tử (Điều 30-32)
– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hàng hóa, dịch vụ, điều kiện giao dịch, thủ tục giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại;
– Phải có biện pháp kỹ thuật xác định và sửa đổi thông tin nhập sai
12/ Phát triển nguồn lực CNTT
– Cơ sở đào tạo được hưởng ưu đãi trong hoạt động đào tạo về công nghệ thông tin tương đương với doanh nghiệp sản xuất phần mềm (Điều 42)
– Nhà nước có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tuyển dụng lao động trong nước để phát triển, sản xuất, gia công sản phẩm công nghệ thông tin (Điều 45)
– Nhà nước có chính sách khuyến khích phổ cập kiến thức công nghệ thông tin trong phạm vi cả nước (Điều 46)
– Nhà nước ưu tiên đầu tư và cho tổ chức cá nhân hưởng một phần tiền bản quyền đối với sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm do Nhà nước đầu tư (Điều 50)
13/ Công nghiệp công nghệ thông tin bao gồm (Điều 47):
– Công nghiệp phần cứng; Công nghiệp phần mềm; Công nghiệp nôi dung (sản xuất các sản phẩm thông tin số, bao gồm thông tin kinh tế – xã hội…)
– Nhà nước khuyến khích và ưu đãi CN phần mềm và CN nội dung
14/ Cơ sở dữ liệu quốc gia (Điều 58)
– Cơ sở dữ liệu quốc gia là tập hợp thông tin của một hoặc một số lĩnh vực kinh tế – xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích công cộng.
– Tổ chức, cá nhân có quyền truy nhập và sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
15/ Thông tin và an ninh máy tính, an ninh mạng (Điều 70)
– Tổ chức, cá nhân không được che giấu tên của mình hoặc giả mạo tên của tổ chức, cá nhân khác khi gửi thông tin trên môi trường mạng.
– Tổ chức, cá nhân gửi thông tin quảng cáo trên môi trường mạng phải bảo đảm cho người tiêu dùng khả năng từ chối nhận thông tin quảng cáo. Không được tiếp tục gửi thông tin quảng cáo nếu người tiêu dùng đó thông báo không đồng ý nhận thông tin quảng cáo.
16/ Chống vi rút máy tính và phần mềm gây hại (Điều 71,72)
– Tổ chức, cá nhân không được tạo ra, cài đặt, thay đổi, thu thập dữ liệu, phát tán vi rút máy tính, phần mềm gây hại vào thiết bị số của người khác
– Không được chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số…
– Không được bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
17/ Nhà cung cấp dịch vụ có biện pháp ngăn ngừa trẻ em truy nhập trên môi trường mạng thông tin không có lợi đối với trẻ em. (Điều 73)
– Sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mang nội dung không có lợi cho trẻ em phải có dấu hiệu cảnh báo
18/ Tranh chấp, xử lý vi phạm (Điều 75,76)
– Khuyến khích giải quyết tranh chấp về công nghệ thông tin thông qua hòa giải (trọng tài, toà án)
– Bộ/Thanh tra Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm quản lý, thanh tra và giải quyết lĩnh vực CNTT