Kiến thức về Luật Thi hành án hình sự 2010

>>> Xem – Download Luật Thi hành án hình sự 2010

>>> 46/2011/TT-BCA: Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân

1/ Hệ thống tổ chức: 

Trực thuộc bộ công an, bộ quốc phòng về lĩnh vực hình sự (Điều 10)

– Cơ quan quản lý thi hành án hình sự;

– Cơ quan thi hành án hình sự: Trại giam, Tòa án, các cơ quan cấp bộ, cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện.

– Cơ quan có nhiệm vụ thi hành án: Trại giam, trại tạm giam các cấp, UBND cấp xã, Đơn vị quân đội cấp trung đoàn

2/ Cơ cấu nhân sự trại giam:

– Giám thị, trưởng phân trại, đội trưởng: đều phải có bằng đại học (Điều 16)

3/ Phân biệt các thuật ngữ: (Điều 3)

– Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người bị phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách

–  Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại xã, phường, thị trấn và khấu trừ thu nhập sung quỹ nhà nước theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án đã có hiệu lực pháp luật

– Trích xuất là việc thực hiện quyết định của người có thẩm quyền theo quy định của Luật này đưa phạm nhân, người bị kết án tử hình hoặc người chấp hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng khỏi nơi quản lý và chuyển giao cho cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, khám, chữa bệnh, quản lý giam giữ trong thời hạn nhất định.

–  Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân tay hai ngón trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.
– Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lai lịch và in dấu vân tay tất cả các ngón của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

4/ Những ưu đãi dành cho phạm nhân (điều 44, 45, 46)

– Được viết thư 2 lá/tháng

– Được hưởng thành quả lao động qua việc: được khen thưởng, tặng quà

– Phạm nhân là nữ giới không bị cùn chân. phụ nữ mang thai được nghỉ theo sản theo Luật lao động

– Được trang bị thư viện, tivi theo dõi tin tức

– Được ở phòng riêng với vợ/chồng đến 24h (nếu chấp hành tốt)

– Được tăng khẩu phần ăn những ngày lễ tết

– Được nhận quà, tiền (phải ký gửi) hàng tháng 2 lần

5/ Nội dung thư tư, điện thoại phạm nhân luôn bị kiểm duyệt

– Bạn bè, tổ chức muốn gặp phải có giấy xác nhận của chính quyền cấp xã (điều 46)

6/ Chi phi khám chữa bệnh được nhà nước lo

7/ Khi Phạm nhân chết

– Thân nhân được biết tin, được đem về mai táng và tự chịu chi phí.

– Nếu cơ quan THA chôn cất, sau 3 năm thân nhân mới được đem về cải táng

– Nếu PN có tham gia và chưa lãnh BHXH thì thân nhân được hưởng phần BHXH đó (Điều 49) 

8/ Phạm nhân là vị thành niên (14-16-18)

– Được phổ cập giáo dục PTCS và được cấp chứng chỉ của bộ GD-ĐT (Điều 51) 

– Được phần ăn hơn 20% PN bình thường (Điều 52) 

– Được gặp người thân 3lần/tháng, 3h/lần, điện thoại 4lần/tháng, 10phút/lần.

9/ Tử hình phạm nhân

– Báo trước 3 ngày cho người thân (Điều 53) 

– Cơ quan THA cấp tỉnh/quân khu phải thông báo khai tử với UBND xã nơi cư trú của tử tù (Điều 59) 

– Người nước ngoài vẫn bị án tử hình tại Việt Nam ((Điều 66) – những nước không có điều ước quốc tế hoặc tương trợ tư pháp với VN)

– Đơn xin tự an táng của thân nhân PN gửi tại tòa án cấp sơ thẩm

10/ Thi hành án treo, án phạt không giam giữ

– Người bị án treo bị giám sát thời gian thử thách

– Hết thời hạn án treo 3 ngày, PN được nhận giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách (điều 62)

– Người bị án treo vẫn đảm nhận công việc tại Doanh nghiệp/Nhà nước ; được hưởng các chế độ bình thường  (điều 65)

– Người bị án treo/án phạt không giam giữ có quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau  (điều 75, 76)

11/ Hình phạt cấm cư trú/Quản chế là những hình phạt bổ sung ngoài án phạt tù

– Hình phat cấm cư trú có thể chỉ cấm cư trú tại 1 số địa phương nhất định  (điều 85)

– Người bị quản chế, khi muốn ra khỏi địa phương(cấp xã) phải xin phép công an địa phương và trình diện công an nơi muốn tới

– Hàng tháng phải ra trình diện UBND cấp xã (điều 91)

 12/ Các biện pháp tư pháp:

– Người phạm tội được đưa vào nơi chữa bệnh hoặc trường giáo dưỡng…

– Người đưa vào trường giáo dưỡng gọi là học sinh, được hiệu trưởng quản lý

– Học sinh chỉ lao động 2h/ngày từ thứ 2-6; tổng thời gian Lao động Học tập là 7h/ngày (điều 129)

– Chổ nằm tối thiểu 2,5m vuông. Không giới hạn số lần và thời gian gặp thân nhân (điều 135)

– Học sinh tích cực được về gia đình sau thời hạn 1/2 thời gian (điều 137)

– Nếu bỏ chốn sẽ bị truy tìm và thời gian bỏ trốn không được tính vào thời gian chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (điều 127)

13/ Giải quyết khiếu nại/tố cáo

– Phạm nhân gửi đơn lên Viện kiểm soát cùng cấp với trại giam đang giam giữ (điều 159)