Nợ xấu là gì? Giải pháp xử lý nợ xấu theo quy định Pháp luật

  • Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
  • Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
  • Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ.
  • Bên nợ (“con nợ”- trong VBPL gọi là “khách nợ”- K3Đ3 104/2007/NĐ-CP) là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại hợp đồng hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật. Điều 3 69/2016/NĐ-CP

1) Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khoản nợ, khoản nghĩa vụ tài chính chưa được thanh toán (trả nợ) của cá nhân, tổ chức, pháp nhân đối với các tổ chức tín dụng (gồm Ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng…) sau một khoảng thời gian [định lượng] quy định, hoặc đó là khoản nợ/nghĩa vụ có tính chất [định tính] mang yếu rủi ro khó có khả năng thanh toán/trả nợ. Đ4 Nghị quyết 42/2017/QH14; Đ1 Phụ lục NQ 42/2017/QH14

Thuật ngữ “nợ xấu” không áp dụng đối với các khoản nợ/nghĩa vụ thanh toán giữa các bên không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh doanh mua bán xử lý nợ xấu (VAMC).

Trong hoạt động kinh tế thị trường tại Việt Nam, các Doanh nghiệp cũng thường hay dùng từ “nợ xấu” để ám chỉ các khoản nợ quá hạn thanh toán và gặp khó khăn trong việc thu hồi gốc lẫn lãi trong các Hợp đồng mua bán/lắp đặt/thi công/cung ứng hàng hóa/dịch vụ – gọi nôm na là “nợ khó đòi”. Các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước có thể thỏa thuận áp dụng cách xử lý nợ xấu theo quy định của Nghị quyết  42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hoặc các Văn bản pháp luật liên quan miễn không quy phạm điều cấm và đạo đức xã hội.

2) Những ai được kinh doanh mua bán nợ xấu?

– Tất cả các tổ chức Tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định (ngành nghề kinh doanh có điều kiện; VD Công ty đòi nợ thuê) đều được đăng ký hoạt động việc mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật; giá bán có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ. Đ5 42/2017/QH14

– Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. K2Đ6 42/2017/QH14 > Như vậy, Một: Nợ xấu có thể được mua bán nhiều lần giữa các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh Nợ xấu lẫn nhau; Hai: Cá nhân, Doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh nợ xấu vẫn được phép mua bán nợ xấu. Cách thức họ xử lý (đòi nợ/trao đổi/thỏa thuận… thế nào để sinh lợi) là quyền của họ miễn sao không vi phạm pháp luật. <=> Pháp luật không điều chỉnh cụ thể dễ nảy sinh bất cập(?)

3) Đối tượng chính – Pháp lý/Tài sản quan trọng trong hoạt động mua bán, xử lý nợ xấu là gì?

Đó chính là giá trị của các khoản nợ tính theo VNĐ hoặc loại ngoại tệ được phép giao dịch;

Là tài sản đảm bảo (gồm giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất/nhà – Sổ đỏ/sổ hồng; bất động sản; tài sản thế chấp khác…). Tài sản đảm bảo này thường phải có hợp đồng giao dịch đảm bảo đăng ký tại sở/phòng tài nguyên môi trường, thường được các tổ chức tín dụng thu giữ khi có hoạt động vay mượn tiền tệ.

Là trái phiếu  doanh nghiệp; giấy tờ có giá… K9Đ2 K1Đ6, K1Đ16 NQ.

3a) Các hoạt động phát sinh nợ và dẫn đến nợ xấu: Đ2 PL NQ

– Cho vay. Cho thuê tài chính;
– Chiết khấu các giấy tờ có giá;
– Bao thanh toán. Trả thay theo cam kết;
– Cấp tín dụng. Ủy thác tín dụng;
– Hoạt động mua bán nợ; Ủy thác mua trái phiếu DN chưa niêm yết hoặc đăng ký trên thị trường chứng khoán.

4) Các giải pháp xử lý nợ xấu

  • Bán lại nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, các cá nhân, doanh nghiệp khác.
  • Các cá nhân tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu và thông tin công khai trên phương tiện truyề n thông theo Đ7 42/2017/QH14:

a) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự 2015;
b) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;
c) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;
d) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này.

  • Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án. Đ8 NQ
  • Được ưu tiên áp dụng các thức xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14 trước nếu có sự xung đột pháp luật. Đ17 NQ
  • Tổ chức tín dụng được quyền bán khoản nợ xấu mà khoản nợ xấu đó có tài sản bảo đảm đang bị kê biên cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Đ13 NQ
  • Được cơ quan chức năng làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Đ15 NQ. <=> Tuy nhiên, nếu được chuyển quyền sử dụng đất nhưng con nợ vẫn cố cố thủ trên đất/BĐS bị chuyển nhượng là vấn đề nan giải không dễ thực thi. (Nghị quyết 42/2017/QH14 không có  điều chỉnh cụ thể nào về vấn đề cưỡng chế đối với “con nợ”)

5) Điều kiện để kinh doanh dịch vụ mua bán nợ/nợ xấu

5a) Kinh doanh mua bán nợ là gì?

Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.

5b) Các điều kiện cụ thể:

Điều 5 69/2016/NĐ-CP

Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
Điều 6. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.
Điều 7. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
3. Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
5. Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
6. Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
Điều 8. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ
1. Các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng.
3. Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng.
4. Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.
5. Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ, tối thiểu bao gồm:
a) Quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các thành viên tham gia sàn giao dịch nợ và quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp sàn giao dịch nợ;
b) Điều kiện các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;
c) Tổ chức quản lý, giám sát giao dịch, trong đó có quy định về cung cấp, lưu trữ thông tin về các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;
d) Thời gian, phương thức xác lập và hủy bỏ giao dịch;
đ) Phương thức thanh toán và quy định bảo đảm thanh toán cho các bên;
e) Xử lý tranh chấp.
6. Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.
7. Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.

 Các tổ chức tín dụng hoặc pháp nhân được phép thành lập và kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên cũng có chức năng/được phép mua bán/xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14

Các doanh nghiệp [đòi nợ thuê] (VD Cty SLong, Cty AKhang, Cty HPhong…) không phải là doanh nghiệp hoạt động theo loại hình DN kinh doanh dịch vụ mua bán nợ mà thực chất là DN đăng ký hoạt động theo lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ (điều chỉnh tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP); hoặc theo ngành nghề”dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác chưa được phân vào đâu” (VD: hỗ trợ các đại lý, quỹ tín dụng và các hoạt động phục vụ kinh doanh; thu hồi những khoản bồi thường và chuyển tiền thu hồi cho khách hàng, như dịch vụ thu hồi hối phiếu hoặc nợ.)

6) Yêu cầu hồ sơ, tài liệu cung cấp để được các công ty đòi nợ thuê giúp thu hồi khoản nợ khó đòi

– Hoạt động dịch vụ đòi nợ thực hiện theo hợp đồng ủy quyền được ký kết giữa chủ nợ hoặc khách nợ với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ trong phạm vi quyền được pháp luật công nhận. K4Đ4 NĐ104

– Hồ sơ tài liệu cần cung cấp cho công ty đòi nợ thuê:

  • Nếu là doanh nghiệp thì hồ sơ gồm có:
    Giấy chứng nhận đang ký kinh doanh và toàn bộ chứng từ nợ nếu có như : Hợp đồng , hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy xác nhận nợ…
  • Nếu là cá nhân thì hồ sơ gồm có:
    Giấy chứng minh nhân dân và toàn bộ chứng từ nợ làm bằng chứng nếu có như : Giấy xác nhận nợ, giấy hẹn nợ chứng từ vay mượn, mua bán…

7) Các khoản nợ nào thì cần nhờ đến Cty đòi nợ thuê/DN thu hồi nợ thuê?

– Nợ phát sinh từ vay, mượn tiền/tài sản nhưng không thanh toán/hoàn trả.
– Nợ phát sinh từ vi phạm hợp đồng (Bao gồm các loại hợp đồng mua bán/cung ứng/lắp đặt/thi công…)
– Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng (không giao kết HĐ nhưng phát sinh trách nhiệm nghĩa vụ hoàn trả/bồi thường. VD: tông xe vào nhà người ta, gây thiệt hại, cam kết bồi thường 100 triệu nhưng không thực hiện)

8) Chi phí thù lao khi nhờ đến Cty đòi nợ thuê

Chi phí tính trên hợp đồng thỏa thuận. K1 Đ9, Đ12 NĐ104

Thường dao động từ 15%-50% trên giá ngạch (tổng nợ) và chi phí đi lại/thủ tục phát sinh hợp lý khác