1/ Luật giáo dục đại học điều chỉnh các trình độ đào tạo nào? K2Đ5 văn bản hợp nhất luật giáo dục đại học 2012/2018 (VBHNLGDĐH2012/2018)
Luật quy định Mục tiêu cụ thể đào tạo gồm 3 trình độ: đại học, thạc sĩ, và tiến sĩ:
– Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
– Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
– Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.
2) Cơ sở giáo dục đại học gồm các cơ sở/tổ chức/đơn vị nào?
Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng, bao gồm: Trường đại học, học viện; Đại học, Đơn vị thành viên, Đơn vị trực thuộc: K1Đ4 ,Đ4 VBHN
Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm: K2Đ7 VBHN
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư (tư nhân) trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Trong đó gồm Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Viện hàn lâm là gì? Viện hàn lâm là cơ sở giáo dục được định nghĩa và chỉ được điều chỉnh chung trong Luật giáo dục đại học: “Viện hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo quy định của Luật GDDH. K2Đ2,Đ30 LGDDH
3) Phân biệt Đại học và Trường đại học?
+ Đại học là cơ sở giáo dục đại học mang tính chất hành chính và quy mô bao gồm nhiều hoặc chỉ một cơ sở giáo dục (VD: Đại học quốc gia) có chức năng đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật này; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. K3Đ4 VBHN
+ Trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học (VD: trường đại học Tôn Đức Thắng), có chức năng đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật GDĐH. K2Đ4 VBHN
4) Ngành và lĩnh vực, “cái” nào lớn hơn?
Ngành là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, do Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, phân loại. (VD: Ngành cơ khí, Ngành văn thư…): K8Đ4
Lĩnh vực là tập hợp các nhóm ngành có điểm chung về kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, do Thủ tướng Chính phủ thống kê, phân loại. (VD: lĩnh vực tài chính [bao gồm ngành kế toán, ngành kiểm toán], Lĩnh vực công nghệ thông tin [bao gồm ngành lập trình, ngành viễn thông]): K10Đ4
Có thể nói, Lĩnh vực có tính chất rộng lớn và bao hàm hơn Ngành, do vậy nhận định rằng Lĩnh vực “lớn hơn” Ngành!
5/ Quyền tự chủ trong giáo dục đại học là gì?
Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. K11Đ4
6/ Các hệ đào tạo trong giáo dục đại học?
Hình thức/hệ đào tạo để cấp văn bằng các trình độ đào tạo của giáo dục đại học bao gồm: chính quy (Đại học y Hà Nội), vừa làm vừa học (ĐH kinh tế Tp.HCM), đào tạo từ xa (Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM). Việc chuyển đổi giữa các hình thức đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc liên thông. K2Đ6
Ngoài ra, cơ sở giáo dục đại học được tổ chức hoạt động giáo dục thường xuyên, cung cấp dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật để đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học. K3Đ6
7/ Phân hiệu có phải là một cơ sở giáo dục đại học không?
– Bao gồm các dạng phân hiệu: Đ21
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam;
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam;
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại nước ngoài.
– Phân hiệu ĐH tại VN không được coi là một trường đại học/học viện, mà chỉ là một phần của cơ sở giáo dục đại học, cũng có thể gọi là một chi nhánh trực thuộc CSGĐH – là một thành phân trong cơ cấu tổ chức của đại học hoặc trường đại học. VD: Phân hiệu ĐH nông lâm Tp.HCM thành lập tại Trảng Bom, Đồng Nai. đ)K1Đ14, đ)K1Đ15 VBHN
Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học. a)K1Đ21
> Trong cùng 1 tỉnh thành không được thành lập phân hiệu trực thực ĐH/trường ĐH (phải thành lập nơi khác trụ sở ĐH/TĐH)
– Phân hiệu ĐH nước ngoài tại VN hoạt động theo quy định đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam (b)K2Đ21): như vậy có thể xem như một tổ chức có tư cách pháp nhân và hoạt động như là một doanh nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại VN. Thủ tục: >thành lập DN FDI > thành lập phân hiệu.
8/ Đại học quốc gia là gì? Đại học quốc gia có phải là một trường đại học đào tạo nhiều lĩnh vực
1. Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
2. Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy, Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia.
3. Chủ tịch hội đồng đại học quốc gia và giám đốc, phó giám đốc đại học quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm. Đ8 VBHN
Việt Nam hiện có hai đại học quốc gia: ĐH quốc gia Tp.HCM, ĐH quốc gia Hà Nội
9/ Có phải ngôn ngữ giảng dạy tại trường đại học bao gồm nhiều ngôn ngữ khác nhau? có phải lệ thuộc vào loại trường đại học nội địa VN hay đại học quốc tế?
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục đại học tại VN. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở giáo dục đại học quyết định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường. Đ10
Nghĩa là tuy theo trường đại học đăng ký hoạt động đào tạo ngành gì, chiêu sinh gồm các đối tượng người học gì (có người nước ngoài không)? Các trường ĐH sẽ được đưa ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài nào khác được phép hoặc bắt buộc giảng dạy trong trường/cơ sở giáo dục đại học đó.
10/ Cơ cấu tổ chức của trường đại học: Đ14
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học.
1. Cơ cấu tổ chức của đại học bao gồm: Đ15
a) Hội đồng đại học;
b) Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có); trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của đại học, mối quan hệ, mức độ tự chủ của đơn vị thành viên và đơn vị thuộc, trực thuộc đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
11/ Ai quản lý đại học/trường đại học?
Tổ chức quản trị ĐH/TĐH là Hội đồng đại học/trường đại học. Hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan. K1Đ18 VBHN
Hội đồng trường của trường đại học tư thục (Đ17 VBHNLGDDH được gọi là hội đồng quản trị: Đ21 70/2014/QĐ-Ttg quyết định về điều lệ trường đại học) thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định như Hội đồng đại học công lập, trừ trách nhiệm và quyền hạn của nhà đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16a của VBHNLuật GDDH; được trực tiếp bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giám đốc đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
12/ Ai thành lập (chủ sở hữu) cơ sở giáo dục đại học/trường đại học công lập?
Cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước làm chủ sở hữu, chi phối việc thành lập và cơ cấu tổ chức/hội đồng trường ĐH/ĐH, hiệu trưởng TĐH/ĐH: K2Đ14,K2Đ15,K2Đ7 VBHN
Cơ sở giáo dục đại học tư thục do cá nhân, tổ chức tư nhân với danh nghĩa nhà đầu tư (Đ16a) thành lập và quản lý thông qua hội đồng trường ĐH/ĐH: K2Đ7 VBHN
13/ Ai có quyền bầu, bổ nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng, giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học?
+ Chủ tịch hội đồng trường đại học/đại học do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý (cơ quan chủ quản/CQ nhà nước: thủ tướng/bộ trưởng. Tư nhân: Nhà đầu tư/Giám đốc/chủ tịch Hội đồng thành viên/CT HĐ quản trị, hội nghị nhà đầu tư) có thẩm quyền ra quyết định công nhận/bổ nhiệm; trường hợp thành viên ngoài trường đại học trúng cử chủ tịch hội đồng trường thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường đại học; chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường đại học: b)K4Đ16, a)K4Đ17 VBHN
+ Giám đốc đại học công lập được chọn/quyết định/có thể là bầu bởi Hội đồng đại học (d)KĐ18) nhưng phải qua công nhận bởi cơ quan nhà nước quản lý/sở hữu/thành lập. Giám đốc đại học tư thục do Hội đồng đại học tư thục bổ nhiệm (K2Đ18) nhưng phải thông qua nhà đầu tư công nhận/quyết định (c)K2Đ16a)
+ Hiệu trưởng trường đại học do hội đồng trường bầu/quyết định/bổ nhiệm (K2Đ17) nhưng phải được công nhận bởi nhà đầu tư: K1Đ20 VBHN
Chủ tịch hội đồng ĐH/TĐH hoặc Hiệu trưởng ĐH/TĐH là người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục đại học: c)K4Đ17, a)K3Đ20 VBHN
Người có thẩm quyền bầu/bổ nhiệm chức danh chủ tịch, giám đốc, hiệu trưởng đại học/trường đại học thì cũng có thẩm quyền bãi nhiệm. miễn nhiệm/điều động, kỷ luật, khen thưởng, sa thải/cắt chức các chức danh đó.
Dù văn bản pháp luật quy định việc “quyết định” đều bởi Hội đồng đại học/trường đại học các chức danh chủ tịch hội đồng/giám đốc đại học/hiệu trưởng trường đại học, nhưng thực tế quyền quyết định thông qua thủ tục công nhận đều do chủ sở hữu/người thành lập đại học/trường đại học (cơ quan chủ quản/CQ nhà nước/nhà đầu tư) toàn quyền quyết định.
Trực tiếp điều hành Đại học là giám đốc đại học; trực tiếp điều hành Trường đại học là hiệu trưởng.
14/ Chủ tịch hội đồng, hiệu trưởng, giám đốc trường đại học/đại học có buộc phải có trình độ đại học, trên đại học không?
– Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của chủ tịch hội đồng không quy định trình độ tối thiểu, tối đa là thế nào: K4Đ16 VBHN
“Chủ tịch hội đồng trường là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng trường theo quy định của pháp luật…”
Trường hợp chủ tịch hội đồng trường là người đại diện theo pháp luật của trường đại học hoặc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 của Luật GDĐH thì phải đáp ứng tiêu chuẩn như đối với hiệu trưởng trường đại học (trình độ tiến sĩ): c)K4Đ17
– Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của giám đốc đại học: cũng giống
– Tiêu chuẩn hiệu trưởng về trình độ của hiệu trưởng trường đại học (Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học: K1Đ20) được quy định như sau:
“Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật…” a)K2Đ20 VBHN
15/ Giảng viên đại học là gì? Người chỉ có trình độ đại học có thể được là giảng viên đại học không?
Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học. K2Đ54
Người có trình độ đại học cũng có thể làm giảng viên đại học với chức danh trợ giảng: “Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng”
Trình độ Tiến sĩ được ưu tiên tuyển chọn cho chức danh giảng viên đại học: “Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên”
16/ Những ai được tham gia hội đồng đại học/trường đại học?
K3Đ16: Số lượng, cơ cấu và trách nhiệm của thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau:
a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học;
b) Thành viên trong trường đại học bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học.
+ Thành viên đương nhiên bao gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học.
+ Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động;
c) Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà/người đang là lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động;
Như vậy, người ngoài xã hội, người không được bổ nhiệm, không có hợp đồng làm việc cũng có thể trở thành thành viên trong hội đồng trường đại học/đại học.
17/ Người học bao gồm những ai? người học là ai? Sinh viên là gì? sinh viên là ai?
Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo đại học; học viên của chương trình đào tạo thạc sĩ; nghiên cứu sinh của chương trình đào tạo tiến sĩ. Đ59 VBHNLGDĐH
Như vậy, sinh viên không còn được xem là tên gọi chung của những người học ở cấp/cơ sở giáo dục đại học nữa. Sinh viên có thể bao gồm tên gọi cho người học ở các trường trung cấp, cao đẳng.
Tên gọi “học viên” cho những người học trình độ thạc sĩ nghe khá là “khiêm tốn”, vì thực tế hiện tại các trung tâm đào tạo, huấn luyện quy mô và chuyên ngành đặc thù, nhỏ lẻ đạo tạo ngắn hạn, kỹ năng thông thường (VD: trung tâm tin học, trường trung cấp nghề..). cũng gọi những người đăng ký học là “học viên”!
18/ Cơ sở giáo dục đại học có được đào tạo các khóa chuyên ngành/huấn luyện/kỹ năng ngắn hạn không?
Các lớp/khóa chuyên ngành ngắn hạn như: chuyên viên đồ họa, kỹ thuật viên quay máy in offset, kế toán trưởng… có thể được tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ, chứng nhận tại các trường ĐH/ĐH. K3Đ6
19/ Thời gian đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là bao lâu?
Quy định Luật, văn bản pháp luật không quy định/khống chế thời gian đào tạo cụ thể trong hệ thống giáo dục đại học; chỉ quy định thời gian đóng học phí trong từng năm học tại cơ sở GDĐH: “Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 học sinh, sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học”: K9Đ5 86/2015/NĐ-CP
Đ35 VBHNLGDĐH:
1. Thời gian đào tạo được xác định trên cơ sở số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo. Số lượng tín chỉ cần tích lũy đối với mỗi trình độ được quy định trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định số lượng tín chỉ phải tích lũy cho từng chương trình và trình độ đào tạo phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với các trình độ của giáo dục đại học trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 (QĐ1982)
Có 8 bậc trình độ trong hệ thống giáo dục VN: a)K4Đ1QĐ1982
Bậc 1 – Sơ cấp I; Bậc 2 – Sơ cấp II, Bậc 3 – Sơ cấp III, Bậc 4 – Trung cấp; Bậc 5 – Cao đẳng; Bậc 6 – Đại học (120 tín chỉ) ; Bậc 7 – Thạc sĩ (B6+60 tín chỉ); Bậc 8 – Tiến sĩ (B7+90 tín chỉ).Số tín chỉ người học phải tích lũy cho mỗi trình độ: K5Đ1QĐ1982
20) Các văn bằng được cấp trong giáo dục đại học gọi là gì?
Đ38 VBHNLGDĐH:
1. Văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
2. Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.
Xem thêm: Các chức danh học vị của người tốt nghiệp đại học và sau đại học
21/ Tự chủ trong giáo dục đại học là gì? Những trường đại học nào được phép hoặc phải tự chủ trong hoạt động đào tạo và tài chính?
– Quyền tự chủ là quyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. K11Đ4
Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy: K2Đ8
– Điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau: K2Đ32
a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế (Điều lệ/Quy chế trường dại học: 70/2014/QĐ-TTg) tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
22/ Điều kiện để thành lập và hoạt động trường đại học/học viện/đại học quốc gia/đại học vùng?
– Thủ tướng chính phủ là người có Thẩm quyền thành lập đại học/trường đại học: K1Đ27 LGDĐH. Điều kiện và thủ tục thành lập trường đại học công lập/tư thục: Đ88 VBHN nghị định 135/2018/NĐ-CP sđbs 46/2017/NĐ-CP (quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục)
Đ87 VBHNNĐ. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển.
4. Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.
Đ33. Điều kiện mở ngành đào tạo
1. Điều kiện để cơ sở giáo dục đại học được mở ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ bao gồm:
a) Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng, cả nước, của từng lĩnh vực bảo đảm hội nhập quốc tế;
b) Có đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học cơ hữu bảo đảm về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu;
c) Có cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu;
d) Có chương trình đào tạo theo quy định tại Điều 36 của Luật GDĐH.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết điều kiện mở ngành đào tạo; quy định trình tự, thủ tục mở ngành, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo; quyết định cho phép mở ngành đối với cơ sở giáo dục đại học chưa đủ điều kiện được tự chủ mở ngành đào tạo quy định tại khoản 3 Điều này và đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh.
3. Cơ sở giáo dục đại học đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và khoản 2 Điều 32 của Luật này được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp, trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh; trường hợp mở ngành mới trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ mở ngành và thực hiện quy định tại khoản 5 Điều này, quy định về kiểm định chất lượng của Luật này.
4. Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa bảo đảm các điều kiện theo quy định thì bị đình chỉ hoạt động đào tạo đối với ngành đào tạo đó và không được tự chủ mở ngành đào tạo trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
23/ Đại học quốc tế tại Việt Nam là gì?
Là đại học/trường đại học do Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đã thành lập ở nước ngoài, hợp tác, đầu tư, liên kết trong lĩnh vực giáo dục [thuộc hệ thống giáo dục đại học] theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. K1Đ3 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (NĐ86)
Chương trình đào tạo đại học quốc tế tại VN là chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trong đó sử dụng chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên nước ngoài và VN cùng xây dựng. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài. K2Đ45 LGDDH
Điều kiện để Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo chương trình đại học quốc tế với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam:
CSGDĐH nước ngoài phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp. Các bên liên kết phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo. K3Đ45
+ Các cơ sở giáo dục đại học được quyền tự chủ thì được phép liên kết đào tạo với đại học nước ngoài: K5Đ45 LGDĐH
24/ Điều kiện để thành lập, hoạt động đào tạo giáo dục đại học/đại học quốc tế của nhà đầu tư nước ngoài tại VN?
Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: K3Đ16 NĐ86
a) Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì phải đáp ứng điều kiện tuyển sinh các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài tương ứng với điều kiện tiếp nhận vào học quy định ở nước sở tại nơi cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;
c) Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Trình độ ngoại ngữ: Đối tượng tuyển sinh trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam ít nhất phải có trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương; trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương, đối với đối tượng tuyển sinh các chương trình liên kết đào tạo nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài thì yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài;
đ) Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp học viên đạt trình độ quy định tại điểm d khoản này trước khi tổ chức giảng dạy chính khóa.
4. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài phải giảng dạy bằng ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch. Liên kết đào tạo cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam có thể giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch.
Điều kiện về chương trình đào tạo: Đ17NĐ86
Điều kiện về Cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm: Đ18
ĐK Đội ngũ giảng viên: Đ19
ĐK Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ: Đ20
> ĐIỀU KIỆN CHUNG VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ: Đ45 VBHNLGDĐH
25/ Yêu cầu đối trình độ/năng lực ngoại ngữ đối với người tốt nghiệp/bằng đại học?
Người có trình độ học vấn đại học (bậc 6: 120-180 Tín chỉ: a)K4Đ1 QĐ1982) phải có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6: Trung cấp B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam: IV.1 01/2014/TT-BGDDT:
“Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v… Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.”
+ Yêu cầu đối trình độ/năng lực ngoại ngữ đối với người tốt nghiệp/bằng thạc sĩ: bậc 4/6: Trung cấp B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam: IV.1 01/2014/TT-BGDDT:
+ Yêu cầu đối trình độ/năng lực ngoại ngữ đối với người tốt nghiệp/bằng tiến sĩ: không quy định trong 01/2014/TT-BGDDT, chỉ quy định ngoại ngữ đầu vào tuyển sinh tiến sĩ: K3Đ5 08/2017/TT-BGDDTNgười dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
25a/ Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại VN có được phép đào tạo không?
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục đại học nước ngoài. Không được thực hiện hoạt động giáo dục đại học sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam. K1Đ46 LGDDH
26/ Người học muốn đăng ký học khóa/đào tạo trình độ tiến sỹ có buộc phải tốt nghiệp thạc sĩ không?
Nếu Tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên thì vẫn được: “Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng điều kiện sau: 1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ…” K1Đ5 08/2017/TT-BGDDT: Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Điều kiện đăng ký học/đào tạo trình độ thạc sĩ: 15/2014/TT-BGDDT: Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ.
> Phải có bằng đại học:
a) Đã tốt nghiệp đại học ngành đúng, ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy chế của thông tư này;
b) Đã tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành, chuyên ngành đăng ký dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 và đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
c) Người tốt nghiệp đại học một số ngành khác theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4, Điều 6 Quy chế này có thể đăng ký dự thi vào ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý sau khi đã học bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 7 Quy chế này;
d) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
27/ Cơ sở giáo dục đại học nào được phép/được quyền tự chủ quy định mức học phí?
Cơ sở giáo dục đại học tư thục (ngoài công lập), đại học quốc tế (ĐH nước ngoài liên kết ĐH/TĐH trong nước), cơ sở giáo dục công lập được quyền tự chủ theo K2Đ32 hoặc thực hiện chương trình chất lượng cao, được tự quyết định mức thu học phí/bao nhiêu cũng được miễn giải trình hợp lý: a)K2Đ65,K3DD65 LGDĐH; K3Đ3, b)K10Đ5 86/2015/NĐ-CP
Mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập (tự chủ 100% thu chi hoặc chưa đảm bảo tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư) được thực hiện theo quy định pháp luật: 145/2018/NĐ-CP sđbs K2Đ3 86/2015/NĐ-CP
Học phí đối với người nước ngoài học ở các cơ sở giáo dục Việt Nam do các cơ sở giáo dục tự quyết định: b)K10Đ5
28/ Mức thu học phí giáo dục đại học là bao nhiêu một năm?
Mức trần tối đa học phí một tháng (đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập tự chủ 100%) trong năm học 2018/2019 đối với các cơ sở giáo dục đại học trong khoảng 1.850.000đ – 4.600.000đ/tháng tùy theo khối ngành đào tạo: K1Đ5 86/2015/NĐ-CP
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/sinh viên
Khối ngành, chuyên ngành đào tạo |
Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 |
Từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 |
Năm học 2020-2021 |
1. Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản |
1.750 |
1.850 |
2.050 |
2. Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch |
2.050 |
2.200 |
2.400 |
3. Y dược |
4.400 |
4.600 |
5.050 |
+ Mức học phí đối với CSGD công lập chưa tự chủ được thấp hơn và bằng ~2/5 so với CSGDCL đã tự chủ: 810k-1180k/tháng: K2Đ5 86/2015/NĐ-CP
+ Trường hợp đào tạo theo tín chỉ, mô-đun:
Học phí tín chỉ, mô-đun = Tổng học phí toàn khóa/
Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa
+ Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 được xác định bằng mức trần học phí quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhân (x) hệ số sau đây: K3Đ5
Trình độ đào tạo
Hệ số so với đại học
1. Đào tạo thạc sĩ
1,5
2. Đào tạo tiến sĩ
2,5
29/ Căn cứ pháp lý nào, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định mức thu học phí cụ thể của cơ sở giáo dục đại học?
Căn cứ vào quy định chế độ học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Hiệu trưởng và Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, thuộc cấp Trung ương quản lý chủ động quy định chế độ thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện chế độ công khai, minh bạch cho toàn khóa học./. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về mức học phí cụ thể đối với các cơ sở giáo dục đại học thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của địa phương. K6Đ5 86/2015/NĐ-CP
30/ Ai thuộc diện không phải đóng học phí? Người học tại cơ sở GDĐH có được miễn giảm học phí không?
Chỉ có sinh viên học tại ĐH/TĐH khối sư phạm hệ chính quy công lập mới được chính sách không phải đóng học phí: Đ6 86/2015/NĐ-CP, b)K1Đ4 09/2016/TTLT-BGDDT-BTC-BHXH
Không phải đóng nghĩa là chính sách quy định đương nhiên không phải đóng. Miễn đóng: nghĩa là đáng lý phải đóng nhưng vì lí do khách quan [tự nhiên], điều kiện chủ quan [không mong muốn] mà người học được hưởng ưu đãi/ưu tiên, chính sách đặc biệt nên được miễn đóng học phí
31/ Các trường hợp nào được miễn học phí giáo dục đại học/thạc sĩ/tiến sĩ? Đ7 NĐ86
– Học sinh trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học;
– Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; sinh viên hệ cử tuyển;
– SV 16-18 tuổi học đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng bảo trợ xã hội theo 136/2013/NĐ-CP;
– Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
– SV học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
– SV, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh. Học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
– SV người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn
Ngoài ra còn có các đối tượng được giảm học phí từ 50%-70% tiền học phí theo quy định tại Đ8 NĐ86; Đồng thời các đối tượng là SV bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế còn được hỗ trợ thêm chi phí học tập (ngoài việc miễn/giảm học phí) với tối đa 100.000đ/tháng: K3Đ11 NĐ86
32/ Lợi nhuận tài chính thu được, cơ sở giáo dục đại học công lập có phải nộp cho cơ quan chủ quản (cơ quan bỏ kinh phí để thành lập) không?
– CSGD công lập không được/bị quy định phải nộp lại cho cơ quan chủ quản đối với các khoản tài chính, nguồn thu từ học phí, dịch vụ, kinh doanh đầu tư…: Đ66,Đ67 LGDDH
– Đối với CSGD tư thục thì quy định:
Phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi (lợi nhuận) từ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học tư thục phải dành ít nhất là 25% để đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học và thực hiện trách nhiệm xã hội. Đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, toàn bộ phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi tích lũy hàng năm là tài sản chung hợp nhất không phân chia của cộng đồng nhà trường để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. (sau khi nộp thuế, chia lợi nhuận, chi lương thưởng… Đ51 QĐ70/201
Như vậy các CSGDDH công lập có thể chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định định pháp luật sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ: bao gồm cả chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục đại học. K1,K2Đ66 LGDDH
33/ Các cơ sở giáo dục đại học có buộc phải kiểm toán hàng năm không?
CSGD phải kiểm toán hàng năm: “Hằng năm, cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện kiểm toán và công khai tài chính, việc sử dụng các nguồn tài chính phải theo quy định của pháp luật.” K5Đ66 LGDDH
34/ Tài sản chung không phải của riêng cá nhân nào trong cơ sở giáo dục tư thục được chia thế nào sau khi CSGD giải thể?
Tài sản chung hợp nhất không phân chia bao gồm tài sản được viện trợ, tài trợ, hiến tặng, cho tặng và tài sản khác được pháp luật quy định là tài sản chung hợp nhất không phân chia, thuộc sở hữu của cộng đồng nhà trường, do hội đồng trường hoặc hội đồng đại học đại diện quản lý. Trong trường hợp giải thể cơ sở giáo dục đại học, tài sản chung hợp nhất không phân chia được coi là tài sản chung của cộng đồng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, sử dụng cho mục đích phát triển giáo dục đại học. K2Đ67 LGDDH
35/ Ai có thẩm quyền quyết định/cho phép thành lập trường đại học tư thục, cho phép hoạt động đào tạo GDĐH tại Việt Nam?
+ Cho phép thành lập ĐH/TĐH tư thục tại VN: thủ tướng chính phủ VN: K2Đ27 LGDĐH
+ Cho phép hoạt động đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại VN: bộ trưởng bộ giáo dục & đào tạo: K427
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài/FDI. (doanh nghiệp FDI/DN có vốn đầu tư nước ngoài khác với doanh nghiệp nước ngoài/DN được thành lập tại NN)
36/ Đại học, trường đại học tư thục có phải là cơ sở giáo dục tự chủ/có quyền tự chủ không?
ĐH/TĐH tư thục có thể là cơ sở giáo dục tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa chắc/chưa hẳn là CSGD được công nhận tự chủ/quyền tự chủ toàn diện.
Quyền tự chủ toàn diện được công nhận phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chí sau: K2,K2,K4Đ32 LGDĐH
a) Đã thành lập hội đồng trường, hội đồng đại học; đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp;
b) Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài chính; quy chế, quy trình, quy định quản lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà nước quy định;
c) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học;
d) Công khai điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
+ Quyền tự chủ trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lý trong cơ sở giáo dục đại học phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Quyền tự chủ trong tài chính và tài sản bao gồm ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn tài chính, tài sản; thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển; chính sách học phí, học bổng cho sinh viên và chính sách khác phù hợp với quy định của pháp luật.
37/ Đại học/Trường đại học có quyền tự biên soạn và sử dụng giáo trình giáo dục đại học của mình không?
Được quyền tự biên soạn, tự thẩm định và sử dụng trong hệ thống ĐH/TĐH các môn chuyên ngành/đặc thù đào tạo của mình: “Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, duyệt giáo trình giáo dục đại học để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập trong cơ sở giáo dục đại học trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học thành lập;” c)K2Đ36 LGDDH
38/ Các cơ sở, đơn vị, tổ chức nào được liên kết đào tào với cơ sở giáo dục đại học?
Bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; trường đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân. Là những CS/ĐV/TC được phép liên kết để đào tạo và chỉ được đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học. Nghĩa là các trình độ thạc sĩ, hình thức từ xa thì không được phép liên kết.
Hình thức hay còn gọi là Hệ vừa làm vừa học là hình thức đào tạo không chính quy dành cho mọi thành phần công dân Việt Nam không phân biệt độ tuổi, địa phương, công chức/viên chức hay người lao động ngoài công lập. Được đào tạo tập trung tại trong hoặc khác địa phương với CSGDĐH liên tục trong năm hoặc theo từng đợt vài tháng trong năm.
Hình thức/Hệ từ xa giống với hình thức vừa làm vừa học nhưng có khác có thể là đào tạo tại địa phương ngoài cơ sở giáo dục cấp bằng hoặc với hình thức giảng dạy trực tiếp hoặc gián tiếp (online/offline) trên mạng Internet/viễn radio/truyền hình. Tuy nhiên lúc thi/bảo vệ tốt nghiệp vẫn phải tập trung tại các cơ sở giáo dục.
Hai hình thức trên thường được gọi là Hệ tại chức (vì học không liên tục/thường vào ban đêm/cuối tuần; và đa phần gồm những người đang đi làm/đương chức đương quyền); hoặc gọi là Hệ chuyên tu (vì đối tượng đăng ký [được cơ quan nhà nước cử đi học] với mục đích nâng cao trình độ/bằng cấp sau khi đã có bằng/chứng chỉ cấp thấp, hoặc để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ đang công tác.
39/ Những cơ sở giáo dục nào phải buộc kiểm định chất lượng giáo dục?
+ Tất cả các CSGDĐH tại VN bắt buộc phải được kiểm định chất lượng giáo dục: “định kỳ đăng ký kiểm định chương trình đào tạo và kiểm định cơ sở giáo dục đại học.” K3Đ50 LGDĐH
+ Trường đại học có trách nhiệm tham gia các hoạt động kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế: K2Đ39 70/2014/QĐ-TTg: Quyết định ban hành Điều lệ trường đại học
+ K5Đ49: Nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục đại học được quy định như sau:
a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
b) Trung thực, công khai, minh bạch;
c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.
K6Đ49. Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học;
b) Chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.
Thời gian kiểm định:
+ Định kỳ thời gian kiểm định/tái kiểm định theo quy định/chu kỳ của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Thường là định kỳ theo một khóa đào tạo đại học: “…thực hiện kiểm định chương trình liên kết thực hiện tại Việt Nam ngay sau khi có sinh viên tốt nghiệp và kiểm định theo chu kỳ quy định.”: K7Đ46. “ngay sau khi khóa đầu tiên tốt nghiệp, chương trình đào tạo phải được kiểm định”: K5Đ33 LGDĐH
Trách nhiệm báo cáo KĐCLGD là hàng năm: K5Đ50 LGDDH
40/ Ai được phép mở/thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục?
Cơ quan nhà nước hoặc, cá nhân, tổ chức dân lập, doanh nghiệp vốn nước ngoài có thể xin phép thành lập và hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có tư cách pháp nhân, độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đại học, có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm định và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Nghĩa là cơ quan quản lý/cơ quan chủ quan/sở hữu/lập nên cơ sở giáo dục đại học không đồng thời là cơ quan quản lý/cơ quan chủ quan/sở hữu/lập nên tổ chức kiểm định giáo dục.
Bộ giáo dục & đào tạo là cơ quan quản lý về chính sách (bao gồm thanh tra kiểm tra, xử phạt) đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Có nhiều tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo từng trình độ/loại hình cơ sở giáo dục khác nhau. VD: tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tiểu học khác với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học.