Hỏi đáp về Luật giám định tư pháp

1) Giám định tư pháp là gì? K1Đ2 LGĐTP2012

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Giám định tư pháp bao gồm: + Giám định pháp y (gồm pháp y tâm thần)  + Giám định kỹ thuật hình sự. Đ9 LGĐTP2012

2) Trưng cầu giám định là gì?

Trưng cầu giám định là việc cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng (K2Đ2) bằng thẩm quyền của mình ra quyết định yêu cầu cá nhân, tổ chức có chức năng giám định tư pháp thực hiện việc giám định để phục vụ điều tra xét xử hoặc các vụ việc tư pháp khác.

3) Ai được quyền giám định tư pháp?

Cá nhân, tổ chức được quyền giám định tư pháp theo quyết định/đề nghị trưng cầu GĐTP, bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. K3Đ2

4) Phân biệt giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp?

Giám định viên tư pháp là người được Bộ trưởng bộ Công an, BT bộ y tế, BT các bộ có lĩnh vực đặc thù khác và chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo quy định tại Đ9 LGĐTP2012

Người giám định tư pháp theo vụ việc là người có chuyên môn sâu và làm việc (công chức, viên chức) theo lĩnh vực đặc thù (tài chính, xây dựng, môi trường, công nghệ…) được thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh trở lên tuyển chọn giới thiệu: K7Đ2,Đ18,Đ20 LGĐTP2012; Đ23,Đ24 Nghị định 85/2013/NĐ-CP đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 18 và Điều 20 của LGĐTP2012, được trưng cầu, yêu cầu giám định.

Cả hai dạng cá nhân này đều được phép thực hiện giám định tư pháp.

5) Các cơ quan, tổ chức có chức năng giám định tư pháp?

Gọi chung là tổ chức giám định tư pháp, bao gồm:
+ Tổ chức giám định tư pháp công lập: Đ12 LGĐTP
a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; b) Trung tâm pháp y cấp tỉnh; c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an. d) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; đ) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực nhiều tỉnh thành. đ) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; e) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; f) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

+ Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập: Đ14 LGĐTP
Văn phòng giám định pháp y (hoạt động theo hình thức DNTN hoặc Công ty hợp doanh)

+ Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (cũng là tổ chức do nhà nước thành lập: h)K1 NĐ85/2013; Đ7 138/2013/TT-BTC)
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo từng lĩnh vực chuyên ngành đặc thù: K1Đ20 LGĐTP, Đ27 NĐ85/2013

6) Điều kiện để được bổ nhiệm Giám định viên tư pháp? Đ7 LGĐTP

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.hoặc đã đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định…

7) Thủ tục thành lập và hành nghề giám định tư pháp của văn phòng giám định tư pháp (ngoài công lập/tư thục)

Để hoạt động lĩnh vực giám định tư pháp trong tổ chức giám định tư pháp tư thục, cá nhân phải: B1: Là giám định viên tư pháp, B2: Phải xin giấy phép thành lập, B3: Đăng ký hoạt động tại UBND cấp tỉnh thông qua nộp hồ sơ tại Sở tư pháp. Đ16, Đ17 LGĐTP; Đ13, Đ14 NĐ85/2013

8) Cá nhân tổ chức không có thẩm quyền trưng cầu giám định có quyền yêu cầu giám định không?

Mọi cá nhân tổ chức có liên quan đến hoạt động tố tụng (dân sự, hành chính, hình sự) nếu có nhu cầu cần được giám định về pháp y, sức khỏe, tâm thần; hoặc các lĩnh vực liên quan quyền và lợi ích khác (chữ ký, di tích, nhà cửa, đồ cổ…) sau khi đã yêu cầu cơ quan tố tụng trưng cầu giám định mà không được xem xét, thì tự mình có thể yêu cầu tổ chức giám định tư pháp để thực hiện giám định theo yêu cầu: Đ22, K1Đ26 LGĐTP

9) Thời gian tiến hành và trả kết quả giám định tu pháp mất bao lâu?

Không quy định thời gian. Vụ việc có thể kéo dài theo sự xác nhận ban đầu hoặc thỏa thuận trong hợp đồng giữa người/tổ chức GĐTP với người trưng cầu/người yêu cầu GĐTP: Đ23 LGĐTP

10) Chi phí giám định tư pháp ai chịu?

– Do người trưng cầu chịu: d)K2Đ21 LGĐTP

– Do người yêu cầu GĐTP chịu: b)K3Đ22 LGĐTP

10) Vật, đối tượng sau khi có kết quả giám định có được trả lại cho cá nhân tổ chức gửi/bàn giao bàn đầu không?

Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật. K5Đ27 LGĐTP

11) Khi nào phải giám định tư pháp bổ sung, giám định lại? Đ29,Đ30 LGĐTP 

– Trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác;
– Theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

12) Khi nào thì Cá nhân, tổ chức hoạt động giám định tư pháp không được giám định vụ việc được trưng cầu hoặc yêu cầu giám định. Đ34 LGĐTP

Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp:

1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;

b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:

a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;

b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.

13) Các mẫu biểu sử dụng trong giám định tư pháp?

Mẫu biểu tương tự dùng chung cho nhiều lĩnh vực giám định có thể tham khảo thông tư 25/2013/TT-BTTTT