1/ Khi được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của họ thì người muốn nhập có phải chứng minh việc “có chỗ ở hợp pháp” không?
Không cần phải chứng minh vì Luật cư trú SĐBS 2013 không quy định phải chứng minh trong trường hợp này:
“Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương:
K2Đ20 Luật cư trú sửa đổi bổ sung 2013:
Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
2/ Trường hợp nào chỉ tạm trú tại Tp.HCM được 12 tháng thì có thể đăng ký hộ khẩu thường trú?
K1Đ20 LCT2013:
Trường hợp tạm trú tại các huyện ngoại thành Tp.HCM hoặc Thủ đô Hà Nội, Tp.Đà Nẵng, Tp. Cần Thơ như Hóc Môn, Tp.HCM; Đông Anh, Hà Nội…) được 12 tháng trở lên, có chỗ ở (mua, thừa kế, thuê, ở nhờ… hợp pháp) thì có thể được đăng ký thường trú.
2a/ Trường hợp nào thì phải tạm trú tại nội thành từ 36 tháng trở lên mới được đăng ký thường trú?
Đó là trường hợp đăng ký thường trú tại nội thành (VD: quận Ba Đình) thành phố/thủ đô Hà Nội:
K4 Đ19 Luật Thủ đô năm 2012 (quy định tại K6Đ20LCT2013)
… đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
2b/ Việt Kiều hồi hương không còn hộ khẩu được đăng ký thường trú thế nào?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt Kiều) mang hộ chiếu nước ngoài (đã chuyển quốc tịch Việt Nam sang quốc tịch nước ngoài), giấy tờ thay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị hoặc không có hộ chiếu nhưng có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (thẻ xanh) nay trở về Việt Nam thường trú, khi đăng ký thường trú phải làm hồ sơ như sau: Đ6 35/2014/TT-BCA
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
e) Giấy tờ hồi hương do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp (nếu người đó ở nước ngoài) hoặc văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (nếu người đó đang tạm trú ở trong nước), kèm theo giấy giới thiệu do Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh nơi người đó xin thường trú cấp;
e) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng trở về Việt Nam thường trú khi đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu có dấu kiểm chứng của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu; K2Đ6 35/2014/TT-BCA
3/ Các loại giấy tờ làm căn cứ chứng minh chỗ ở hợp pháp là gì?
Đ6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
2. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Một trong những giấy tờ, tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì văn bản đó không cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này.
4/ Các trường hợp nào được đăng ký thường trú mà còn phải thêm điều kiện về diện tích chỗ ở và sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ?
Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Đ20LCT
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;
4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;
K5Đ20LCT: thì khi đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;
b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;
c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
5/ Cơ quan nào có Thẩm quyền giải quyết cấp giấy chuyển khẩu, đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu?
Đ6LCT: Việc quản lý công dân về cư trú bao gồm lưu trú, tạm trú, thường trú thuộc lĩnh vực an ninh trật tự nên nhà nước giao cho Bộ Công an trực tiếp quản lý (theo ngành dọc) dưới sự chỉ đạo phối hợp của ủy ban nhân dân các cấp (ngành ngang)
K2Đ6: Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cư trú.
K3Đ28, K1Đ21LCT:
– Đối với địa phương tỉnh/thành có đơn vị hành chính gọi là HUYỆN (Thống Nhất) thì việc cấp giấy chuyển khẩu, đăng ký thường trú do Công an xã hoặc công an thị trấn thực hiện
– Đối với địa phương tỉnh/thành có đơn vị hành chính gọi là THỊ XÃ (Sa Đéc), QUẬN (Ninh Kiều), THÀNH PHỐ (Long Khánh) thì việc cấp giấy chuyển khẩu, đăng ký thường trú do Công an thị xã, CA quận, CA thành phố thực hiện.
Ở đây không đồng nhất về thẩm quyền theo cấp hành chính của Công an (Cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) có lẽ là vì: tại địa phương là xã/thị trấn thường là dân số ít, diện tích lớn và xa cơ quan hành chính cấp huyện nên Công an xã/thị trấn được phân cấp việc cấp GCK, ĐKTT cho công dân cho tiện đi lại(?)
6/ Tại sao phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) lại được thực hiện/lập 2 lần khi làm thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú?
Có thể đó là một phần phiền toái bất cập trong thủ tục hành chính về quản lý dân cư của chính phủ(?)
Để giải thích điều này: Việc chuyển hộ khẩu phải qua hai bước, mỗi bước đều phải làm phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:
Bước thứ nhất là thủ tục xác nhận/thông báo/xin phép được chuyển khẩu từ nơi đi (nơi ở ban đầu/nơi gốc): thủ tục xin giấy chuyển hộ khẩu.
Bước thứ hai là thủ tục xin nhập/xin phép/xin đồng ý cho nhập hộ khẩu vào nơi mới (nơi chuyển đến/nơi mới): thủ tục đăng ký vào sổ hộ khẩu mới
7/ Sau khi đã được đăng ký thường trú vào địa phương mới, người đã chuyển khẩu có buộc phải thông báo hoặc yêu cấu xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ/nơi gốc không?
a)K1Đ11 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
Theo quy định người đã chuyển khẩu/chủ hộ khẩu nơi đi phải thông báo CA nơi ở cũ để xóa đăng ký thường trú sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhập hộ khẩu vào nơi mới.
Tuy nhiên nếu họ/người dân không tự nguyện yêu cầu Cơ quan Công an xóa, thì Công an có thẩm quyền cấp giấy chuyển khẩu/đăng ký thường trú phải chủ động xóa đăng ký hộ khẩu tại sổ hộ khẩu gốc (nơi đi): K4Đ11 35/2014/TT-BCA (Sau khoảng 3,5 tháng)
Quá thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú theo quy định thì Công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xóa đăng ký thường trú thì Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xóa đăng ký thường trú.
8/ Sổ hộ khẩu (sổ hộ khẩu thường trú) cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân có khác nhau và chia thành hai loại không?
Về ý nghĩa thì khác nhau, nhưng về hình thức thì giống nhau: K1Đ24LCT, Mẫu HK08 – 36/2014/TT-BCA
Trong sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân, mục “họ tên chủ hộ” cũng là người trang 1 “chủ hộ”
8a/ Người chưa đủ 18 tuổi có thể làm chủ hộ trong sổ hộ khấu không?
Vẫn có thể được làm chủ hộ nếu giải thích theo nội dung luật sau đây:
“… Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.” K1Đ25LCT
> Đây là quy định hơi bất cập và khó hiểu của Luật cư trú 2013
8a/ Ý nghĩa, chức năng, giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu?
K1Đ10 TT35/2014: Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
Như vậy SHK không có giá trị ghi nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất.
9/ Khi thay đổi địa cơ quan giới hành chính hoặc đơn vị hành chính, người dân có buộc, hoặc cơ quan nhà nước có phải thay đổi sổ hộ khẩu trong địa phương không?
– Thay đổi địa giới: là việc thay đổi diện tích, vị trí đại giới do sáp nhập (2 huyện thành 1), chia tách (1 phường thành 3) các đơn vị hành chính
– Thay đổi đơn vị: là việc thành lập thành, thành lập thêm (thị xã thành thành phố Long Khánh); đổi tên (Xuân Lộc thành Long Khánh) các cơ quan , đơn vị, phân cấp hành chính. Đ3,Đ128 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015,
K3D29 LCT: Khi có thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào quyết định thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đính chính trong sổ hộ khẩu.
b)K2Đ12 TT35/2014 : Trong thời hạn 03 (ba) tháng, kể từ ngày có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thay đổi địa giới hành chính, đơn vị hành chính, đường phố, số nhà thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thông báo để công dân đến làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan đăng ký cư trú, công dân có trách nhiệm đến để làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu;
Như vậy: Công dân có quyền yêu cầu điều chỉnh theo ý của mình bất cứ khi nào; còn Cơ quan nhà nước buộc phải thông báo để công dân đến làm thủ tục điều chỉnh trong sổ hộ khẩu trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày sau khi có sự thay đổi địa giới, đơn vị hành chính
10/ Thời hạn để được thường trú, tạm trú (theo sổ hộ khẩu, sổ tạm trú) là bao lâu?
K1Đ12 LCT: Đối với việc đã đăng ký thường trú thì không có thời hạn để được cư trú (không giới hạn – thuộc địa phương ghi trong sổ hộ khẩu).
Đối với việc được tạm trú theo sổ tạm trú thì chỉ có thời hạn 24 tháng:
K4Đ30LCT: Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng. Nhưng được phép gia hạn:
“thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú.” K1Đ17 TT35/2014
11/ Lưu trú, tạm trú ở một địa phương khác xã/phường/thị trấn nơi đang đăng ký thường trú trong bao lâu thì phải đăng ký tạm trú?
Đ31 LCT: Khi ở lại/qua đêm quá 23h00 và từ 30 ngày tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình như nhà ở gia đình/tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác. Chủ/người quản lý các nơi này khi có người đến lưu trú phải có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn bằng hình thức trực tiếp hoặc điện thoại.
K2Đ30 LCT: Trường hợp ở lại/lưu trú trên 30 ngày tại cố định một nơi khác (nhà trọ, khách sạn, nhà khách, công vụ…) thì phải đăng ký tạm trú:
Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
> Như vậy thủ tục đăng ký tạm trú dù ở địa phương cấp hành chính/quy mô hành chính nào cũng phải đăng ký tại Công an cấp xã
12/ Ai được quyền đăng ký và được cấp sổ tạm trú?
Chỉ có cá nhân được sự đồng ý bằng văn bản của chủ hộ (nếu ở thuê, ở nhờ), hoặc là cá nhân có chỗ ở hợp pháp của mình (qua sang nhượng, thừa kế…) thì mới được cấp sổ tạm trú riêng.
Trường hợp sống lệ thuộc thì chủ hộ/chủ nhà trọ/chủ nhà tập thể/tổ chức công vụ sẽ đăng ký tạm trú giùm/thay cho người được ở thuê/ở nhờ: Đ30LCT, Đ16 TT35/2014
13/ Đăng ký tạm vắng, khai báo tạm vắng áp dụng trong các trường hợp nào?
Việc khai báo tạm vắng khi đi khỏi (qua đêm) nơi thường trú chỉ áp dụng đối với người vi phạm pháp luật hoặc người đang ở độ tuổi nghĩa vụ quân sự.
Đ32LCT: 1. Bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo; người bị phạt cải tạo không giam giữ; người đang bị quản chế; người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
2. Người trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự, dự bị động viên đi khỏi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mình cư trú từ ba tháng trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
> Và phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý người đó. Đ22 TT35/2014
14/ Ai có quyền phản ánh, tố cáo thông tin về quản lý nhân khẩu, cư dân hoặc cư trú bất hợp pháp?
Đ5 TT35/2014: Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú (Công an cấp xã, CA cấp huyện) có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản ánh của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức (trực tiếp hoặc qua điện thoại) về cư trú và xử lý thông tin đó theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quy định nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật hành chính trong giải quyết công việc của công dân, cơ quan, tổ chức, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đăng ký, quản lý cư trú.
15/ Quy định về xử phạt trong việc quản lý cư trú được thực hiện tại văn bản pháp luật nào?
Điều 8. Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Với mức phạt từ 100.000đ đến 4.000.000đ
16/ Phần kê khai “Quê quán” hoặc “Nguyên quán” trong các biểu mẫu về nhân thân hộ tịch hoặc cư trú thi ghi thế nào?
Pháp luật VN không quy định rõ ràng thế nào là quê quán, thế nào là nguyên quán, sinh ra bất nhất/thiếu thống nhất! Quy định kê khai trong quản lý cư trú (Sổ hộ khẩu) thì đề cập đến nguyên quán, còn kê khai trong quản lý hộ tịch (chứng minh nhân dân/căn cước công dân, Giấy khai sinh) thì đề cập quê quán.
– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây: Mặt trước thẻ có hình Quốc huy; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn… i)K2Đ7 66/2015/TT-BCA, a)K1Đ18LCCCD2014
– Sổ hộ khẩu: “Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh” e)K2Đ7 36/2014/TT-BCA
– Giấy khai sinh: “Nội dung đăng ký khai sinh gồm: Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch” a)K1Đ14 LHT2014
+ “Nguyên quán: nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà”: e)K2Đ7 36/2014/TT-BCA
+ “Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.” K8Đ4 LHT2014TÓM LẠI:
+ Giấy khai sinh, CMND/CCCD: khai quê quán
+ Hộ khẩu: khai nguyên quán