1. Giới thiệu về ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO – International Organisation for Standardisation) ban hành, quy định về các hoạt động bảo vệ môi trường, bao gồm các nội dung: hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…
Tập hợp một cách hệ thống những kinh nghiệm quản môi trường tốt nhất đã được trải nghiệm ở các nước công nghiệp phát triển thuộc khu vực châu Âu, châu Mỹ, ISO 14001 là một trong các tiêu chuẩn của Bộ ISO 14000, đưa ra các yêu cầu cần thực hiện để quản lý các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô khác nhau: từ các doanh nghiệp nhỏ lẻ đến các tập đoàn đa quốc gia. Ra đời lần đầu tiên vào năm 1996 (ISO 14001:1996) và mới nhất là (ISO 14001:2004), Tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 155 quốc gia với 188.815 tổ chức được chứng nhận (tính đến tháng 12/2008).
Tại sao áp dụng ISO 14001
Môi trường ô nhiễm là vấn đề thời sự nóng hổi trên các mặt báo, một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm lại là hoạt động sản xuất/kinh doanh công nghiệp, (vụ Vedan, Tung Twang, Miwon…).
Xu hướng tiêu dùng văn minh, người tiêu dùng ngày nay không chỉ muốn sử dụng hàng hóa có chất lượng tốt mà còn phải thân thiện với môi trường.
Phát luật về môi trường ngày càng thắt chặt. 1993, Việt Nam ban hành luật bảo vệ môi trường nhưng đến nay đã có rất nhiều văn bản dưới luật đưa ra những yêu cầu cụ thể cho điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh,
Một số khu vực kinh tế đã đặt vấn đề bảo vệ môi trường hay cụ thể là áp dụng ISO 14000 là một điều kiện bắt buộc cho việc giao thương (Châu Âu, Mỹ, Nhật…),
Ngày càng nhiều các Tổng Công ty, Công ty mẹ, tập đoàn trong nước và đa quốc gia yêu cầu các công ty thành viên và các nhà thầu phụ của mình buộc phải áp dụng ISO 14001:2004,
Sức ép từ cộng đồng dân cư xung quanh yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm với môi trường,
Nhận thức cao của người lao động về nhu cầu được làm việc trong một môi trường không ô nhiễm cũng là một sức ép khiến doanh nghiệp phải cân nhắc,
Sức ép từ các nhà đầu tư về lợi nhuận và uy tín doanh nghiệp khiến ban lãnh đạo doanh nghiệp phải quyết định áp dụng ISO 14000 để mong nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường,
Do đó, muốn tồn tại và phát triển bền vững thì bảo vệ môi trường phải nằm trong chiến lược kinh doanh của tổ chức.
2. Giới thiệu về ISO 14000
2.1. ISO 14000 là gì?
- Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên:
- Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên phạm vi quốc tế,
- Các thành tựu của khoa học quản lý.
- Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế – ISO – là tổ chức tập hợp của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,
- Có thể áp dụng cho mọi loại hình Doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.
2.2. Ai cần ISO 14000?
- Các Doanh nghiệp muốn:
- Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về môi trường,
- Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
- Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống quản lý môi trường của mình.
3. Tại sao chọn ISO 14000?
♦ Áp lực từ thị trường:
- Khách hàng của Doanh nghiệp yêu cầu,
- Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường yêu cầu,
- Cộng đồng dân cư xung quanh,
- Cải thiện hiệu quả kinh tế của hoạt động môi trường để tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
- Xu thế hội nhập quốc tế.
♦ Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
- Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “sạch” về môi trường,
- Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
♦ Áp lực từ nhân viên:
- Có được môi trường làm việc an toàn,
- Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.
4. Lợi ích từ ISO 14000
♦ Về mặt thị trường:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,
- Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.
♦ Về mặt kinh tế:
- Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,
- Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,
- Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,
- Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,
- Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,
- Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,
- Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,
- Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn,
- Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp,
- Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.
♦ Về mặt quản lý rủi ro:
- Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,
- Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,
- Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.
♦ Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
- Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
- Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
- Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
5. Các bước thực hiện ISO 14000
- Lãnh đạo cam kết
- Đánh giá và lập kế hoạch
- Thiết lập hệ thống môi trường
- Áp dụng hệ thống
- Đánh giá, cải tiến
- Chứng nhận
6. Các câu hỏi thường gặp về ISO 14000
♦ ISO 14000 là gì?
♦ Không biết là tổ chức của chúng tôi có cần ISO 14000?
♦ Các lợi ích từ ISO 14000?
- Các lợi ích thực tế với mỗi tổ chức còn tuỳ thuộc vào một số yếu tố như độ phức tạp của các khía cạnh môi trường, độ trưởng thành của hệ thống quản lý, cam kết của lãnh đạo, và nhận thức củan nhân viên.
♦ Chúng tôi muốn bắt đầu với ISO 14000, chúng tôi có thể tìm các tiêu chuẩn này ở đâu?
- Hãy liên hệ các đơn vị quản lý nhà nước về môi trường, các sở tài nguyên và môi trường
♦ Các bước chính để thực hiện dự án ISO 14000 là gì?
♦ Để triển khai một dự án ISO 14000 cần bao nhiêu thời gian?
- Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các khía cạnh môi trường, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.
♦ Dự kiến chi phí cho một dự án ISO 14000 là bao nhiêu?
- Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các khía cạnh môi trường, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về môi trường. Để tham khảo, các chi phí này chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị môi trường, phí tư vấn và phí chứng nhận. Cho từng trường hợp cụ thể hãy liên hệ với chúnh tôi để có được một dự toán cung cấp miễn phí.
♦ Để được chứng nhận ISO 14000 tổ chức chúng tôi có nhất thiết phải thoả mãn hết các yêu cầu pháp luật về môi trường?
- Không cần thiết. Điều cơ bản là tổ chức đã xác định được những yếu tố chưa tuân thủ và có kế hoạch chắc chắn, khả thi để đạt được sự phù hợp.