Kiến thức về Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2016

1) Trường hợp nào thì bị tạm giữ, tạm giam?

+ Trường hợp bị tạm giữ: người chủ động ra tự thú, đầu thú; người đang trong tình trạng bị tình nghi, bị liên quan đến tội phạm, bị cáo buộc phạm tội, bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt phạm tội quả tang, bị truy nã. K1Đ59 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, K1Đ3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2016

VD: Công an đột nhập vào một vũ trường và phát hiện một nhóm thanh niên đang có dấu hiệu phê ma túy. Khi đó CA được phép ra quyết định tạm giữ (sau khi đã lập biên bản) những người đó và các đối tượng liên quan như chủ sở hữu/quản lý vũ trường… Nếu giữ người quá 12 tiếng phải được sự phê chuẩn của viện kiểm sát: K1Đ114 BLTTHS

+ Trường hợp bị tạm giam: người đang bị điều tra, khởi tố, xét xử (tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng); đang trong thời gian chờ bị thi hành án phạt tù, án tử hình. Đ119 BLTTHS, K2Đ3 LTHTGTG.

VD: Bắt tạm giam một đối tượng bị điều tra theo khoản 2 điều 320 tội danh hành nghề mê tín, dị đoan thu lợi bất chính 900 triệu đồng.

Điểm khác biệt cụ thể giữa tạm giữ và tạm giam là tạm giam được áp dụng sau khi vụ án đã khởi tố hình sự/khởi tố bị can

2) Luật sư được gặp người bị tạm giữ, tạm giam khi nào?

Khi thực hiện quyền được bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam: đ)K1Đ9, K3Đ22 LTHTGTG, K1Đ73, K1Đ183 BLTTHS

Bất cứ khi nào, Luật sư đều có quyền được chủ động gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam: Đ80 BLTTHS. Đặc biệt khi cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động lấy lời khai, hỏi cung, tranh tụng : K1Đ73,K1Đ79 BLTTHS

Bị hạn chế trong trường hợp:cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra. Đ74 BLTTHS

3) Cơ quan tiến hành tố tụng (CQ điều tra) phải thông báo thời gian địa điểm để Luật sư thực hiện quyền bào chữa khi nào?

Trách nhiệm phải thông báo/báo trước một thời gian hợp lý cho Luật sư khi lấy lời khai, hỏi cung và các trường hợp tố tụng khác của CQTHTT: K1Đ73,K1Đ79 BLTTHS

4) Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam được gặp Luật sư ngoài cơ sở tạm giữ (nhà tạm giữ/buồng tạm giữ) ngoài CS tạm giam (trại tạm giam) thì phải thực hiện thủ tục gì?

Thủ tục để đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ (CSGG) trong thời gian nhất định theo lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền gọi là Trích xuất: K5Đ3 LTHTGTG

5) Ngoài Luật sư, những ai được phép gặp người bị tạm giam, tạm giữ?

Ngoài những người bào chữa (gồm Luật sư) thì chỉ có thân nhân mới được phép (đương nhiên) gặp người người bị tạm giam, tạm giữ. Nhưng phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan giam giữ: K2Đ22 LTHTGTG

Thân nhân người bị tạm giam, tạm giữ là những người có quan hệ: ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại. K8Đ3,K2Đ22 LTHTGTG

Nghĩa là những người có quan hệ: cháu với cô dì, cháu với chú bác, cháu với cậu mợ và ngược lại thì không được gọi là thân nhân của nhau.

Các trường hợp khác không phải là thân nhân (gồm bạn bè, cơ quan đoàn thể, hội nhóm của người bị TGTG) muốn được thăm gặp phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản. Nghĩa là chỉ được gặp trong trường hợp người bị TGTG đã bị khởi tố): K1Đ22 LTHTGTG

6) Người bị tạm giam, tạm giữ trường hợp nào không được gặp thân nhân?

Các trường hợp người đang bị TGTG mà vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, trong thời gian bị kỷ luật chế độ quản lý giam giữ thì đương nhiên không được phép gặp gỡ thân nhân; các trường hợp khác: K4Đ22 LTHTGTG

7) Thân nhân được gặp người bị TGTG bao nhiêu lần trong thời gian người đó bị TGTG?

+ Tạm giữ: gặp 1 lần trong thời gian tạm giữ (tối đa giữ 3 ngày), mỗi lần gia hạn tạm giữ (tối đa 2 lần * 3 ngày) thì được gặp  lần.

+ Tạm giam: gặp 1 lần trong 1 tháng.

Thời gian gặp người bị TGTG không quá một giờ (<=60 phút) và năm trong khung giờ hành chính của cơ sở giam giữ: K1Đ22 LTHTGTG

Luật sư được gặp số lần và thời gian không quy định tùy thuộc vào tính chất vụ án/vụ việc)
Người bị TGTG nếu dưới 18 tuổi thì được gặp thân nhân số lần gấp đôi người bị TGTG bình thường khác: K1Đ22,Đ34 LTHTGTG

8) Trường hợp nào thì người bị tạm giam, tạm giữ bị cùm chân?

Người bị tạm giam tạm giữ bị cùm chân (chỉ 1 chân và không phải là người dưới 18 tuổi hoặc từ 70 tuổi) trong các trường hợp sau:
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, bị kỷ luật với hình thức bị Cách ly ở buồng kỷ luật và có hành vi chống phá quyết liệt cơ sở giam giữ, tự sát, tự gây thương tích cho bản thân, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác: K3Đ23 LTHTGTG

9) Người bị tạm giam, bị tạm giữ có được sử dụng điện thoại không?

Không, Điện thoại, thiết bị lưu trữ, giấy bút mực, các đồ dùng, đồ vật, và một số tài sản khác của người bị TGTG sẽ không được mang theo bên mình và phải được gửi lưu ký (không quy định việc phải lập biên bản) tại các cơ sở giam giữ của bộ công an, bộ quốc phòng, của công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện: K1Đ24 LTHTGTG, Đ4

10) Người bị tạm giam tạm giữ có được nhận quà của người thân không?

Được. Chỉ có các loại quà sau mới được phép gửi cho người bị tạm giam, tạm giữ:  tiền (VNĐ), thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân, thư, sách, báo, tài liệu (đã được kiểm duyệt, nhận quà không quá 3 lần/tháng)…  Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân của họ. K3Đ9,Đ10 34/2017/TT-BCA

11) Người nước ngoài có bị tạm giữ, tạm giam như người Việt Nam không?

Vẫn có thể bị tạm giam, bị tạm giữ tại cơ sở giam giữ ở VN nếu người đó vi phạm pháp luật VN. Ngoài việc thăm gặp quy định như đối với người VN (Đ22 LTHTGTG), ngưới nước ngoài còn được tiếp xúc nhân đạo, tiếp xúc lãnh sự với cơ quan ngoại giao của nước người đó là công dân theo thỏa thuận ngoại giao hoặc quy định của điều ước quốc tế: Đ13 120/2017/NĐ-CP

12) Trẻ em dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam, tạm giữ không?

Công dân VN từ đủ 14 tuổi trở lên nếu vi phạm pháp luật hình sự có thể bị tạm giam và tạm giữ theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Bộ Luật tố tụng hình sự. Đ90 Bộ luật hình sự 2015/2017, K2,3,4,5 Đ419 BLTTHS2015

Nếu trẻ em dưới 14 tuổi mà phạm tội quả tang thì có thể bị bắt và tạm giữ trong thời điểm ban đầu (trường hợp này người bắt không được áp dụng thủ tục tạm giữ tại cơ sở giam giữ mà chỉ giữ tại cơ quan có thẩm quyền, sau đó thông báo ngay cho cha mẹ, người đại diện/giám hộ để lấy lời khai)

Việc tiến hành hoạt động điều tra đối với người dưới 18 tuổi phải có người đại diện giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. K1 Đ418 BLTTHS2015

Khi lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi bị tạm giữ, tạm giam phải có người đại diện, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Ðoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt. K1Đ140 BLTTHS2015

12a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi có bị tạm giữ tạm giam không?

Nếu bị bắt trong các trường hợp phạm tội quả tang, truy nã, bị buộc tội, bị khởi tố… thì vẫn có thể bị tạm giữ tạm giam. Chế độ TGTG đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dứới 36 tháng được nới lỏng, ưu tiên hơn những người khác: được có chỗ nằm tối thiểu 3m2, được chế độ ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe đặc biệt… Đ35 LTHTGTG

13) Khi người bị tạm giam, tạm giữ có người thân bị bệnh nặng hoặc qua đời thì có được xem xét thả cho về không?

Không có quy định cho người bị tạm giữ, tạm giam được trả tự do khi gia đình của họ có người thân rơi vào trường hợp như thế.

Người bị TGTG có thể nhờ Luật sư áp dụng quyền được tại ngoại bằng hình thức bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm khi có các điều kiện quy định tại Đ121, Đ122, Đ123 BLTTHS2015

Người được tại ngoại/không bị tạm giam (cấm đi khỏi nơi cư trú/Đ123, bảo lĩnh/bảo lãnh/Đ121, đặt tiền để bảo đảm/Đ122, tạm hoãn xuất cảnh/Đ124 sẽ bị tạm giam khi vi phạm các cam kết sau: a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;
b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;
c) Khôn  mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này. (K2Đ122 BLTTHS2015)

14) Nếu bị chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì người đó có được đưa về gia đình an táng không?

Được. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam thì thủ trưởng cơ sở giam giữ phải tổ chức bảo vệ hiện trường, thông báo ngay cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có thẩm quyền để tiến hành xác định nguyên nhân chết; đồng thời, thông báo cho thân nhân, người đại diện hợp pháp của người chết. Đại diện cơ sở giam giữ phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Trường hợp người chết là người nước ngoài thì việc thông báo cho cơ quan lãnh sự và thân nhân, người đại diện hợp pháp của họ do cơ quan đang thụ lý vụ án thực hiện.

Khi Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đồng ý cho làm các thủ tục an táng người chết thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho thân nhân của người chết. Nếu thân nhân người chết có văn bản yêu cầu nhận thi hài thì bàn giao thi hài đó cho họ… Đ26 LTHTGTG

15) Người bị tạm giữ, tạm giam có phải trả tiền/chi phí cho việc ăn uống của họ không?

Không. Chi phí ăn uống, phục vụ nhu cầu sống tối thiểu của người bị tạm giữ, tạm giam được ngân sách nhà nước đảm bảo: Đ27,K3Đ38 LTHTGTG

Ngoài ra, trong những ngày Lễ Tết của dân tộc, người bị TGTG còn được hỗ trợ đến 3 lần suất ăn của ngày bình thường.
Đối người bị TGTG dưới 18 tuổi thì được tăng cường chế độ ăn uống đến 120% so với người bình thường: Đ33 LTHTGTG

16) Người bị TGTG có phải ở chung phòng với những người bị TGTG khác không?

Có thể ở chung phòng tùy theo từng loại tội phạm (tội danh liên can hoặc bị cáo buộc), lứa tuổi, giới tính, mức độ tội phạm, tình trạng sức khỏe… Đ18 LTHTGTG

Người bị TGTG được bố trí chỗ nằm tối thiểu 2m2 và có chiếu lót: K4Đ27 LTHTGTG

17) Khi bị tạm giữ, tạm giam có phải mặc áo tù nhân và được phép gửi nhận thư ra bên ngoài không?

Có thể vẫn được mặc áo quần bình thường như ở ngoài xã hội, ngoài ra còn được cấp các vẫn dụng sinh hoạt tối thiểu khác như: bàn chải, kem đánh răng, xà phòng, dung dịch phụ nữ… Đ28 LTHTGTG. Được phép gửi nhận thư từ, đọc sách báo, tài liệu (chính trị/pháp luật) nhưng phải qua kiểm duyệt (dù Hiến pháp quy định được bảo vệ bí mật thư tín): Đ29 LTHTGTG.

18) Khi bị bệnh nặng có được người nhà/thân nhân đưa về chữa bệnh không?

Không. Các trường hợp đau yếu, bệnh tật đều được cơ sở giam giữ điều cử nhân viên y tế/bác sĩ thăm khám chữa trị.

Nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Trường hợp này sẽ được CSGG thông báo cho thân nhân/người đại diện hợp pháp của người bị TGTG biết và được phép phối hợp với CSGG để điều trị. K1Đ30 LTHTGTG

19) Người bị tạm giữ, tạm giam có bị mất các quyền công dân không?

Không. Người bị TGTG chỉ mất một số ít quyền công dân, cụ thể chỉ là các quyền được tự do đi lại, ăn uống, vui chơi. Ngoài ra các quyền về giao dịch dân sự: mua bán, sang nhượng, thừa kế, tặng cho; hoặc quyền tố cáo khiếu nại vẫn được đảm bảo như các công dân bình thường khác. K3Đ19 LTHTGTG. e)K1Đ9, Đ44 LTHTGTG

Trường hợp để giao dịch dân sự, người/tổ chức “thứ hai” có thể xin ý kiến của thủ trưởng CSGG và sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án để được gặp gỡ người bị TGTG thực hiện ký kết giao dịch dân sự (VD: ký văn bản công chứng mua bán nhà đất). những trường hợp này, người bị TGtG nên làm thủ tục ủy quyền cho người đại diện hợp pháp ngoài XH để thực hiện quyền của mình: K3Đ19 LTHTGTG

Để khiếu nại các vi phạm đối với quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người bị TGTG phải gửi đơn đến Viện kiểm sát cùng địa phương với cơ quan (CSGG) vi phạm pháp luật: Đ46 LTHTGTG. Thời gian giải quyết khiếu nại từ 15-30-45 ngày.

Nếu cá nhân tổ chức vi phạm vụ việc liên quan việc bắt giữ, bắt giam hoặc liên quan việc quản lý tạm giữ, tạm giam thì người bị TGTG có quyền tố cáo (hành vi vi phạm pháp luật hình sự) đến Viện kiểm sát cùng cấp với cơ quan, cơ sở giam giữ vi phạm pháp luật: Đ56,Đ60 LTHTGTG (thủ tục này lâu hơn thủ tục khiếu nại)

20) Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm/thẩm quyền trong việc quản lý, thi hành tạm giữ tạm giam?

Bộ công an, dưới sự quản lý thống nhất của chính phủ chịu trách nhiệm chính trong việc thi hành Luật tạm giữ, tạm giam: Đ62,Đ63 LTHTGTG.

Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cáo chỉ có chức năng “phối hợp” với chính phủ thực hiện Luật THTGTG2015: K3Đ62, K1Đ65, K1Đ66 (căn cứ pháp lý về chế độ tam quyền phân lập tại VN)