1) Mạng là gì?
Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông cố định (mạng điện thoại bàn), di động (mạng Viettel 4G), Internet (mạng Internet của tạp đoàn FPT); mạng máy tính WAN mạng diện rộng nhiều hệ thống nội bộ, LAN mạng nội bộ khu vực nhỏ. K1Đ3 VBHN 27/2018/NĐ-CP sđbs 72/2013/NĐ-CP (VBHN)
2) Các Dịch vụ internet gồm những dịch vụ nào?
Dịch vụ Internet (Net) là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập/truy cập Internet và dịch vụ kết nối Internet: K2Đ3 VBHN
3) Đại lý Internet là gì?
Đại lý Net là tổ chức, cá nhân (có đăng ký kinh doanh) cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho người sử dụng Internet thông qua hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet để hưởng hoa hồng hoặc bán lại dịch vụ truy nhập Internet để hưởng chênh lệch giá.
Mẫu hợp đồng phải được đăng ký tại bộ/sở công thương theo Luật BVQLNTD2010
3a) Phân biệt đại lý Internet và điểm truy cập Internet công cộng
– Đại lý Internet do cá nhân hay doanh nghiệp làm chủ cũng là Điểm truy cập Net công cộng vì đại lý thường cung cấp dịch vụ truy cập Internet (và thực tế là vậy)
– Đại lý Internet do Doanh nghiệp viễn thông làm chủ và cử 1 cá nhân làm quản lý Điểm truy cập Internet công cộng. b)K6Đ3 VBHN
– Điểm truy cập Internet có thể không phải là đại lý Internet nếu họ tự đứng ra kinh doanh và xin giấy phép cung cấp dịch vụ truy cập Net. Điểm truy cập Net có thể cũng do pháp nhân làm chủ kinh doanh thêm dịch vụ cung cấp truy cập Net (nhà hàng, khách sạn): c)K6Đ3 VBHN
Mọi trường hợp cung cấp dịch vụ truy cập Internet công cộng, trò chơi điện tử (kinh doanh/có thu phí đều phải đăng ký giấy phép Đại lý Internet và ký hợp đồng đại lý Internet: b)K3Đ8 VBHN
4) Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng là gì?
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (hay còn gọi là Tiệm Net) là địa điểm mà tổ chức, cá nhân được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị tại địa điểm đó, bao gồm:
a) Điểm truy nhập Internet công cộng có cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử: Đại lý Internet; điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; điểm truy nhập Internet công cộng tại khách sạn, nhà hàng, sân bay, bến tàu, bến xe, quán cà phê và điểm công cộng khác có hợp đồng đại lý Internet ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet; K11Đ3 VBHN
5) Điểm cung cấp dịch vụ truy cập Internet có phải là Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không?
Thông thường, và thực tế là vậy. Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ truy cập Internet, cá nhân tổ chức thường đăng ký “combo” hai dịch vụ đi kèm này.
+ Truy nhập Internet là việc người sử dụng Internet có khả năng cập đến Internet (để xem phim, đọc báo, nghe nhạc, tán gẫu, check mail…) a)K2Đ3 VBHN
+ Trò chơi điện tử (video game) là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử, máy tính, điện thoại để thực hiện việc tương tác với mục đích giải trí và chơi các trò chơi được thiết kế bằng cách lập trình trên máy tính/thiết bị tin học: K 9Đ3 VBHN> Điểm/Đại lý Internet cung cấp trò chơi điện tử phải cách xa các cơ sở giáo dục trên 200m: d)K1Đ35 VBHN
6) Thông tin tổng hợp là gì?
Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. K19Đ3 VBHN
VD: thông tin lấy từ các báo giấy, báo điện tử, thông tin trích dẫn từ các trang mạng xã hội, thông tin thực tế do các phóng viên tác nghiệp gửi về…
7) Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. K22Đ3 VBHN
VD: các website có các chức năng chia sẻ và trao đổi thông tin của các thành viên/người dùng/khách truy cập với nhau, được đăng tải và loan trong trong phạm vi nội bộ hoặc các liên kết mạng khác. (Zalo, Wechat…)
8) Phân biệt “an toàn thông tin” và “an ninh thông tin”
– An toàn thông tin là sự bảo vệ (chủ động phòng ngừa, can thiệp) thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin. K23Đ3 VBHN
– An ninh thông tin là việc bảo đảm (tổ chức công tác đấu tranh, xử lý, phòng ngừa) thông tin trên mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. K24Đ3 VBHN
9) Tên miền chung mới cấp cao nhất (New gTLD) là gì?
Là tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) được Tổ chức quản lý tên miền quốc tế – ICANN mở rộng cấp phát trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân trên thế giới theo Chương trình mở rộng đuôi tên miền dùng chung cấp cao nhất của ICANN (Chương trình New gTLD). K25Đ3 VBHN
Là tên miền dùng chung (tiếng Anh: generic top-level domain, viết tắt là gTLD) là một tên miền cấp cao nhất gồm có từ 3 ký tự trở lên, và được đặt tên theo loại tổ chức mà chúng đại diện (VD: com/commercial tổ chức thương mại, edu/education tổ chức giáo dục…)
10) Chính sách phát triển, quản lý Internet và thông tin trên mạng cốt lõi của Việt Nam là gì?
Là: Bảo đảm chỉ những thông tin hợp pháp theo pháp luật Việt Nam mới được truyền, kể cả truyền qua biên giới, đến người sử dụng Internet tại Việt Nam. K5Đ4 VBHN
11) Các hành vi nào bị cấm trong quản lý, cung cấp, sử dụng mạng tại VN?
Bao gồm các hành vị sau: Đ5 VBHN
1. Lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;
b) Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
đ) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm;
e) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
4. Sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet.
5. Tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet.
Hành vi/tội phạm rất quan trọng không được đề cập/điều chỉnh đó là: Lợi dụng hoạt động QLCCSD dịch vụ mạng để đánh bạc, cá cược bằng tiền hoặc hiện vật.
12) Tại sao Đại lý Internet/dịch vụ cung cấp truy cập Internet hoặc trò chơi điện tử (hay còn gọi là Tiệm Net) phải tuân thủ giờ giấc đóng mở cửa?
Có lẽ vì các lý do ảnh hưởng đến an ninh trật tự (dễ nảy sinh cờ bạc), đến sức khỏe và khả năng học tập của thanh thiếu niên (dễ gây nghiện ngập) nên Pháp luật đã quy định thời gian được phép hoạt động trong ngày của các Đại lý Internet (ngành nghề kinh doanh có điều kiện. PL VBHN Luật đầu tư 2014)
Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau. K8Đ36 VBHN
Các dịch vụ khác theo quy định của UBND cấp tỉnh: K5Đ9 VBHN
13) Phân biệt các loại trò chơi điện tử: Đ31 VBHN
a) Các trò chơi được Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
– Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
– Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
– Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi. Đ31a VBHN
+ Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
+ Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
+ Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
14) Các trò chơi điện tử có buộc phải có thông tin cảnh báo an tòan sức khỏe, tính mạng cho người chơi không?
Ngoài việc phải hiển thị ký hiệu trò chơi theo lứa tuổi (c)K2Đ31a VBHN), nhà sản xuất/ thiết kế trò chơi phải:
– Quản lý thời gian chơi của người chơi từ 00h00 đến 24h00 hàng ngày và bảo đảm tổng thời gian chơi tất cả các trò chơi điện tử G1 của một doanh nghiệp đối với mỗi người chơi dưới 18 tuổi không quá 180 phút trong 24 giờ mỗi ngày; c)K1Đ32b
– Hiển thị liên tục được kết quả phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi đối với tất cả các trò chơi do doanh nghiệp cung cấp khi giới thiệu, quảng cáo trò chơi, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; có thông tin khuyến cáo với nội dung “Chơi quá 180 phút một ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe” tại vị trí dễ nhận biết ở diễn đàn của trò chơi và trên màn hình thiết bị của người chơi trong suốt quá trình chơi. d)K1Đ32b
Tất cả trò chơi điện tử buộc không có các hình ảnh, âm thanh miêu tả cụ thể hành động giết người, tra tấn người, kích động bạo lực, thú tính, khiêu dâm, dung tục, trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xuyên tạc, phá hoại truyền thống lịch sử, vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, kích động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, đánh bạc, khủng bố, ngược đãi, xâm hại, buôn bán, phụ nữ, trẻ em và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác: b)K1Đ32c VBHN
15) Có phải khi sử dụng dịch vụ truy cập Internet, chơi trò chơi điện tử, người sử dụng/khách hàng phải cung cấp/kê khai tên tuổi, nhân thân của mình cho Đại lý Internet/Tiệm Net?
Quy định này chỉ áp dụng khi sử dụng dịch vụ trò chơi ký hiệu G1: “Lưu trữ đầy đủ, cập nhật liên tục, chính xác thông tin về quá trình sử dụng dịch vụ của người chơi bao gồm: Tên tài Khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, các thông tin có liên quan đến việc sở hữu vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng của người chơi.” c)K2Đ32c VBHN
16) Trang thông tin điện tử là gì?
Trang thông tin điện tử được gọi là Website (thuật ngữ tiếng Anh) được hiểu là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet. K21Đ3 VBHN được phân thành 5 loại sau:
– Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
– Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
– Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
– Trang thông tin điện tử cá nhân (Blog) là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
– Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
17) Các Website/Trang thông tin điện tử nào phải xin cấp phép hoạt động?
Hai loại Trang thông tin điện tử tổng hợp (hoạt động theo Luật báo chí 2016) và Mạng xã hội muốn hoạt động phải xin cấp phép: K4Đ23 VBHN:
“Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.”
Trang thông tin điện tử cá nhân/Blog/Website cá nhân, Trang thông tin điện tử nội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên Internet và các quy định có liên quan: “thông báo đến Trung tâm Internet Việt Nam – VNNIC theo quy định của Luật công nghệ thông tin 2006“
17a) Người đăng ký/sở hữu tên miền quốc gia .vn, tên miền quốc tế .com .top .org… có phải xin giấy phép không?
– Cá nhân, tổ chức người Việt Nam và Nước ngoài có thể đăng ký sở hữu tên miền quốc gia .vn bởi Nhà đăng ký tên miền “.vn” – doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam. Có nghĩa vụ cung cấp thông tin cá nhân: là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật: K16Đ3 VBHN
Người đăng ký ban đầu, người chuyển nhượng sở hữu tên miền quốc tế (và địa chỉ Internet, số hiệu mạng, tên và số khác được tổ chức quốc tế ICANN phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (b)K8Đ3) phải làm thủ tục (khá đơn giản) với cơ quan nhà nước: “Tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế phải thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại Điều 23 Luật công nghệ thông tin 2006“: K2Đ19 VBHN
18) Những thông tin cá nhân của người dùng User/thành viên Member/người truy cập Internet có được bảo mật không?
Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp/hoạt động các Trang thông tin điện tử tổng hợp và Mạng xã hội phải:
– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng: d)K2Đ23d
– Có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; thông báo cho người sử dụng về quyền, trách nhiệm và các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng: K3Đ25 VBHN
Bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội/người sử dụng Trang thông tin điện tử tổng hợp, người tham gia sử dụng trò chơi điện tử G1 phải được bảo vệ: K2Đ26,K5Đ32b. Người sử dụng còn được đảm bảo quyền tự quyết khi cung cấp, kê khai thông tin cá nhân của mình: d)K2Đ23d,K4Đ25 VBHN
19) Các Website (Trang thông tin điện tử tổng hợp/Mạng xã hội) do cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập (có trụ sở tại nước ngoài) có được cung cấp dịch vụ Internet/dịch vụ viễn thông tại Việt Nam không?
Các website này (Voa Tiếng Việt, Google, Youtube, Facebook…) Vốn thành lập tại nước ngoài khi truyền dẫn, cung cấp thông tin dịch vụ qua VN (từ VN có thể truy cập, xem, sử dụng, đăng ký thành viên…) phải tuân theo quy định pháp luật Việt Nam 38/2016/TT-BTTTT: phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý thông tin, đặt máy chủ… Đ22 VBHN
Các hoạt động cung cấp dịch vụ của cá nhân tổ chức nước ngoài trên gọi là: Cung cấp thông tin công cộng qua biên giới: Đ22
20) Các lưu ý/quy định cơ bản khi đăng ký tên miền, cung cấp dịch vụ từ Website:
– Khi đăng ký thiết lập cung cấp/hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp, Mạng xã hội, tổ chức doanh nghiệp phải đăng ký sở hữu Websỉte ít nhất 01 tên miền .vn; Cùng một tổ chức/doanh nghiệp không được có chung tên miền để cung cấp Trang TTĐTTH và MXH: Đ23b VBHN
– Thời gian cấp phép hoạt động Trang TTĐTTH và MXH không quá 14 năm tính cả thời gian gia hạn 2 lần: K6Đ23, c)K3Đ23h VBHN
– Trang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động dạng báo điện tử phải có đủ điều kiện về nguồn lực theo Luật báo chí
– Ngoài ra Trang thông tin điện tử tổng hợp và Mạng xã hội phải đủ điều kiện về Nhân sự (phụ lục 2+3) , về điều kiện lỹ thuật Đ23c VBHN
21) Cơ quan nhà nước làm thế nào để biết, để xử lý cá nhân tổ chức vi phạm pháp luật về quản lý, cung cấp. sử dụng dịch vụ Internet, mạng xã hội?
Thông qua tin tố giác, thông tin trinh sát, hệ thống Robot, đơn khởi kiện… cơ quan thuộc Bộ thông tin truyền thông, Ủy ban nhân dân các cấp, Công an nhân dân… Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào các quy định của Luật viễn thông, Luật công nghệ thông tin, Văn bản pháp luật liên quan để tiến hành phối hợp xác minh, thu thập chứng cứ, ngăn chặn xử lý, xử phạt, điều tra khởi tố cá nhân, tổ chức có hành vi/tội phạm liên quan/ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục… (38/2016/TT-BTTTT: quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới: hướng dẫn VBHN 72/2013/NĐ-CP – 27/2018/NĐ-CP)