Kiến thức về Luật khiếu nại, Luật tố cáo

 

1/ Phân biệt về khiếu nại và tố cáo (Điều 2 Luật khiếu nại, luật tố cáo)

1/1. Về Định nghĩa

– Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

– Tố cáo: là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp (QVLIHP) của công dân, cơ quan, tổ chức.

1/2. Về đối tượng

– Khiếu nại: Quyết định hành chính, hành vi HC, quyết định kỷ luật cán bộ/công chức (CBCC)

– Tố cáo: Hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức hoặc cá nhân chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự/hình sự; hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực.

+ Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

+ Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

+ Quyết định kỷ luật là quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

1/3. Về thẩm quyền giải quyết (điểm khác nhau cơ bản)

Khiếu nại: Người bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp – QVLIHP khiếu nại trực tiếp tới người hoặc cấp trên trực tiếp của người gây ra hành vi/quyết định xâm hại K1Đ51LKN2011
+ Khiếu nại gửi thủ trưởng đối với vi phạm pháp luật tố tụng của thuộc cấp; gửi thủ trưởng cấp trên đối với VPPLTT của thủ trưởng cấp dưới:
+ “Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.” Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết... Đ504 LTTDS2015

Tố cáo: Người bị xâm hại QVLIHP hoặc người phát hiện ra hành vi VPPL tố cáo lên Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền

2/ Những ai được quyền khiếu nại, tố cáo? Đ2 LKN, LTC

Mọi công dân, mọi tổ chức đều có quyền khiếu nại hoặc tố cáo người có hành vi VPPL hay quyết định làm xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3/ Những ai có thể bị khiếu nại, bị tố cáo?

– Mọi Cán bộ (cao nhất là lãnh đạo trung ương – cấp bộ trởng), công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước/cơ quan hành chính nhà nước (CQNN)

– Cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, tổ chức công lập, doanh nhiệp nhà nước.

4/ Phân biệt tố cáo và tố giác?

– Tố cáo có quy trình và thủ tục tuân theo luật tố cáo và luật tố tụng hành chính. Người/tổ chức bị tố cáo có hành vi vi phạm pháp luật (chưa hẳn là vi phạm pháp luật hình sự)

– Tố giác có quy trình và thủ tục tuân theo bộ luật tố tụng hình sự. Người/pháp nhân bị tố giác có hành vi mang dấu hiệu của tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự.

 4/ Người nước ngoài có được khiếu nại hay tố cáo không? (Đ3 LKN, Đ3 LTC)

Mọi cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đều có quyền khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định pháp luật VN (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.)

5/ Ai có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo? (Đ3 LKN, Đ5 LTC)

– Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước hướng dẫn và giải quyết việc khiếu nại, tố cáo trong cơ quan, tổ chức mình.

–  Toà án nhân dân tiếp nhận đơn, thụ lý và giải quyết việc khởi kiện về khiếu nại, tố cáo của các các nhân tổ chức gởi tới..

6/ Khi bị khiếu nại tố cáo, cá nhân tổ chức có quyền sửa chữa hành vi hay thay đổi quyết định của mình không?

Được quyền. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại/tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật của mình; nếu trái pháp luật phải kịp thời sửa chữa, khắc phục, tránh phát sinh khiếu nại. (K3 Đ5 LKN)

 7/ Những hành vi bị cấm trong hoạt động khiếu nại tố cáo (Đ6 LKN, Đ8 LTC)

– Gây khó khăn, phiền hà đối với việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo của công dân.
– Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
– Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người khiếu nại tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người khiếu nại tố cáo.
– Làm sai lệch hồ sơ vụ việc trong quá trình giải quyết tố cáo.
– Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người bị tố cáo.
– Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người khiếu nại tố cáo.
– Cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại tố cáo.
– Cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại tố cáo; đe doạ, trả thù, trù dập, xúc phạm người khiếu nại tố cáo.
– Bao che người bị khiếu nại tố cáo.
– Cố ý khiếu nại tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
– Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
– Lợi dụng việc khiếu nại tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
– Đưa tin sai sự thật về việc khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.
– Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo.

8/ Được phép Khiếu nại mấy lần?

Trong cuộc sống và các giai đoạn xã hội khác nhau, cá nhân tổ chức được quyền khiếu nại không bị giới hạn số lần là bao nhiêu.

-Trong cùng một vụ việc bị xâm hại đến QVLIHP, cá nhân tổ chức trải qua lần khiếu nại sau:

+ Lần 1: Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. K1Đ7LKN2011

+ Lần 2: Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Đ7LKN2011

>>> Bất cứ lúc nào cá nhân tổ chức bị xâm hại QVLIHP đều có thể khởi kiện tại toà án. >>> Khiếu nại chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc bộ trưởng thì chỉ một lần hoặc khởi kiện trực tiếp lên toà án theo quy định luật tố tụng hành chính.

9/ Có thể khiếu nại trực tiếp bằng miệng không? Đ8 LKN

– Người khiếu nại có thể đến gặp trực tiếp người tiếp nhận khiếu nại nhưng cũng phải ghi nội dung khiếu nại bằng văn bản (hoặc người tiếp nhận phải ghi và có chữ ký của người khiếu nại)

– Phải tuân thủ quy trình của Luật khiếu nại, của quy định lịch trực (tiếp công dân) của cơ quan người/tổ chức bị khiếu nại chứ không thể gặp ngay người mình muốn khiếu nại (điểm hạn chế)

>>> Mọi hình thức khiếu nại tố cáo đều lập thành biên bản và qua khâu tiếp công dân mới có thể được gặp trực tiếp người bị khiếu nại

 10/ Tại sao thời hiệu khiếu nại chỉ là 90 ngày? Đ9 LKN

– Người/tổ chức bị khiếu nại là cơ quan nhà nước;
– Thời gian làm việc tại 1 vị trí trong CQNN thường không quá 5 năm, các các bộ công chức thường được điều động, luân chuyển qua 1 vị trí hoặc 1 CQNN khác

>>> Trường hợp người khiếu nại vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

11/ Khi nào thì khiếu nại không được giải quyết? Đ11 LKN

Khi đơn khiếu nại thuộc các trường hợp sau:

– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.

12/ Người bị xâm phạm QVLIHP muốn nhờ luật sư khiếu nại có được không? Đ12 LKN

– Mọi người nếu có nhu cầu khiếu nại đều có thể nhờ luật sự hoặc người đại diện hợp pháp để đại diện hay uỷ quyền khiếu nại.

– Người bị khiếu nại cũng có thể uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại giải quyết khiếu nại. Hoặc nhờ luật sư bảo vệ nếu bị khởi tố tại toà án Đ13 LKN

– Trường hợp người khiếu nại là đối tượng được trợ giúp pháp lý (người già, trẻ em, người nghèo, người có công, người mất năng lực hành vi) thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn ủy quyền về pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

13/ Người khiếu nại có những quyền quan trọng nào nổi bật? Đ12 LKN

– Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
– Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
– Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
– Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

 14/ Các mốc thời gian 7 ngày trong giải quyết khiếu nại

– 7 ngày là thời gian cung cấp thông tin tài liệu kể từ ngày người khiếu nại yêu cầu;

– 7 ngày là thời gian cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ kể từ ngày Người giải quyết khiếu nại lần đầu yêu cầu lần đầu hoặc lần hai Đ14

15/ Quyền, nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý trong việc được uỷ quyền/trợ giúp khiếu nại. Đ16

– Tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại theo đề nghị của người khiếu nại;

– Xác minh, thu thập chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại theo yêu cầu của người khiếu nại và cung cấp chứng cứ cho người giải quyết khiếu nại;

– Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, sao chụp, sao chép các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến nội dung khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;

– Thực hiện đúng nội dung, phạm vi mà người khiếu nại đã ủy quyền;

 16/ Phân cấp thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện, có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. Đ17,18,19,20,21,22,23

Chủ tịch UBND cấp huyện:
– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
– Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.
– Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
– Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

>>> Chủ tịch xã chỉ được giải quyết khiếu nại lần đầu
>>> Chỉ có chủ tịch tỉnh và GĐ cấp sở trở lên mới được giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai

 17/ Thời gian giải quyết và thụ lý khiếu nại:

– 10 ngày: kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại lần đầu/lần hai phải trả lời có thụ lý giải quyết hay không. Nếu ko thụ lý phải trả lời bằng VB và nếu rõ lí do. Đ27 Đ37

– 30 -45 ngày: là thời gian giải quyết khiếu nại; Nếu ở vùng sâu vùng xa thì không quá 60 ngày. Đ 28. Lần hai từ 45-60 ngày. Đ37

– 3 ngày là thời gian gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu tới 2 bên khiếu nại và bị khiếu nại. Lần hai là 7 ngày. Đ41

>>> Trong quá trình giải quyết khiếu nại có thể tổ chức đối thoại  giữa bên khiếu nại và bên bị khiếu nại

 18/ Trong thời gian CQNN đang giải quyết khiếu nại lần đầu mà NKN muốn khởi kiện tại toà án có được không? Đ33

– Không được. NKN phải chờ kết quả giải quyết KN, nếu quá thời gian (30,45,60)  mà chưa nhận được quyết định giải quyết, hoặc không đồng ý với kết quả giải quyết thì hoặc là NKN khiếu nại lần hai lên cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc mới được khởi kiện lên toà án

 19/ Trong thời gian giải quyết khiếu nại, quyết định hành chính bị khiếu nại có phải/được thi hành không?

Quyết định HC có thể bị tạm ngưng: áp dụng Biện pháp khẩn cấp Đ35

“… nếu xét thấy việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếu nại phải ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết. Khi xét thấy lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì phải hủy bỏ ngay quyết định tạm đình chỉ đó.”

20/ Hiệu lực pháp luật của Quyết định giải quyết khiếu nại.  Đ44

– KN lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày – 45 ngày/vùng sâu. (nếu ko KN lần 2)

– KN lần hai: 30 – 45 ngày.

>>> Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay. Dù sau đó NKN có quyền khởi kiện ra toà án

21/ Thời hiệu khiếu nại quyết định kỷ luật là bao lâu? Đ48

15 ngày kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật. Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày. Khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày

22/ Những trường hợp nào thì cán bộ công chức bị kỷ luật. Điều 3, Nghị định 34/2011/NĐ-CP

– Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.

– Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

– Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>> Buộc thôi việc cũng là một hình thức kỷ luật, và nằm trong các trường hợp sau: Đ14, 34/2011/NĐ-CP

– Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;

– Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;

-Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

– Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

– Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

23/ Những loại đơn khiếu nại tố cáo nào là hợp lệ và được thụ lý giải quyết? (Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP)

– Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
– Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
– Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
– Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
– Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.

24/ Có phải những đơn nặc danh thì không được thụ lý giải quyết? Đ19, 07/2014/TT-TTCP07/2014/TT-TTCP

Không hoàn toàn.
Đơn nặc danh có thể là những đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

 25/ Những đơn khiếu nại tố cáo đông người/nhiều người cùng đứng tên có được giải quyết không? K2 Đ9

Vẫn được giải quyết nếu việc khiếu nại tố cáo đó cùng nội dung và cùng được ký chung 1 tờ đơn “… Đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký của nhiều người thuộc thẩm quyền giải quyết thì người xử lý đơn đề xuất thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị thụ lý để giải quyết theo quy định của pháp luật.” 

Điều 27: Đơn kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo phức tạp, gay gắt với sự tham gia của nhiều người; “những vụ việc có liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo thì người xử lý đơn phải báo cáo với thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền kịp thời xử lý hoặc đề nghị với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan áp dụng biện pháp xử lý.”

 26/ Tại sao thời hiệu khiếu nại QĐ kỷ luật CBCC chỉ là 15 ngày? Đ48

15 ngày là thời hiệu khiếu nại lần đầu kể từ khi CBCC nhận được quyết định kỷ luật; 10 ngày là thời hiệu khiếu nại lần hai. Đối với QĐ buộc thôi việc thì thời hiệu KN lần hai là 30 ngày.
Đó là khoảng thời gian vừa đủ để được khiếu nại, vì lúc này CBCC vẫn đang còn làm ở CQNN và dù thòi gian có ngắn họ vẫn còn thời hiệu 1 năm để khởi kiện ra toà án hành chính (trường hợp bị buộc thôi việc)

27/ Nội dung cơ bản của Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu – Đ54

a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại;
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ; (Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người bị kỷ luật và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần đầu – nội dung GQKNL2 – Đ56)
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật bị khiếu nại;
i) Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);
k) Quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc.

28/ Có phải mọi CBCC đều có thể bị kỷ luật thôi việc?

Chỉ có cán bộ công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống mới chịu hình thức kỷ luật buộc thôi việc. Đ57

29/ Để giảm thiểu việc khiếu nại tố cáo, Quốc hội đã có luật gì?

Đó là Luật tiếp công dân. Việc tiêó công dân cũng được quy định trong Luật khiếu nại theo đó:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần ít nhất một ngày;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện mỗi tháng ít nhất hai ngày;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mỗi tháng ít nhất một ngày;
d) Thủ trưởng cơ quan nhà nước khác mỗi tháng ít nhất một ngày.

>>> Việc tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải gắn với việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và chỉ đạo giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan nhà nước do mình quản lý.

>>> Người đứng đầu tổ chức khác có trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân ít nhất mỗi tháng một ngày. Ngoài việc tiếp công dân định kỳ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải tiếp công dân khi có yêu cầu cấp thiết.

30/ So sánh các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức và viên chức

Cán bộ có 4 hình thức kỷ luật: Đ78-Luật cán bộ công chức 2008

– Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Công chức có 6 hình thức: Đ79 LCBCC

– Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.

Viên chức có 4 hình thức: Đ52-Luật viên chức 2010

–  Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức (dụng đối với viên chức quản lý); Buộc thôi việc.

>>> Vì Cán bộ là người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ nên không có hình thức buộc thôi việc.

>>> Vì viên chức là người được tuyển dụng làm việc theo hình hợp đồng lao động nên quy trình khiếu nại tố cáo về vấn đề buộc thôi việc không áp dụng trong đối tượng khiếu nại của Luật khiếu nại.

31/ Người đứng ra tố cáo làm gì để được bảo vệ an toàn tính mạng? Đ39-LTC 

– Khi có căn cứ tính mạng mình và gia đình bị đe doạ, trù dập người tố cáo có thể báo cáo với cơ quan chức năng (Công an, Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo…)

Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan công an kịp thời áp dụng các biện pháp hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của họ:

a) Bố trí nơi tạm lánh khi người tố cáo, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;

b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho người tố cáo và người thân thích của họ tại nơi cần thiết;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo theo quy định của pháp luật;

32/ Các cơ quan nào giám sát, bảo đảm và báo cáo thường kỳ về công tác giải quyết tố cáo?

Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban mặt trận tổ quốc VN, Kiểm toán Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội ở trung ương phối hợp giám sát và giải quyết và định kỳ thông báo với Chính phủ về công tác giải quyết tố cáo. Các cơ quan tổ chức TAND,VKSND… cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh. Đ42 LTC2011