KIẾN THỨC VỀ LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 >>>  Download Luật Hôn Nhân Gia Đình 2000 (sửa đổi 2010)

1. Những vấn đề hôn nhân liên quan đến Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì điều chỉnh theo ĐƯQT.

2. Kết hôn trái luật: Dù có đăng kí kết hôn nhưng mang yếu tố trái với luật hôn nhân gia đình

3. Không công nhận Hôn nhân nếu không có đăng kí kết hôn từ 3/1/1987 trở về trước.

4. Thời kì hôn nhân: là thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng

5. Cùng Dòng máu trực hệ: Cha mẹ-con cái; Ông bà-cháu;

6. Liên hệ 3 đời: Cha mẹ-anh chị em ruột/hoặc nuôi; Anh chị em con chú bác cô dì;

7. Tuổi kết hôn: Nam 20 tuổi (đủ 19 tuổi), nữ 18 tuổi.

8. Cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài làm thủ tục kết hôn cho người VN lưu trú tại NN

9. Nguyên tắc giải quyết Hủy hôn hoặc Ly hôn: việc cấp dưỡng hay phân chia tài sản được thỏa thuận đầu tiên; nếu không thuận tình thì giải quyết pháp luật. Ưu tiên nuôi con hoặc giải quyết ly hôn cho phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Tôn trọng ý kiến của con nếu con lớn hơn 9 tuổi

10. Việc kết hôn là bình đẳng, tự nguyện được nhà nước bảo hộ, không phân biệt tính ngưỡng, hoặc địa lý…

11. Vợ chồng được mặc nhiên đại diện hoặc ủy quyền cho nhau khi 1 trong 2 người mất năng lực hành vi dân sự.

12. Vợ chồng cùng chung chịu trách nhiệm tài chính+dân sự+ hình sự trong quá trình thực hiện chức năng mưu cầu cuộc sống. Nếu 1 trong 2 người gây nợ nần tù tội vì lợi ích cá nhân thì tự người đó phải chịu trách nhiệm cá nhân.

13. Khi 1 trong 2 vợ hoặc chồng qua đời: gia đình bên người còn sống có quyền yêu cầu tòa án hoãn việc phân chia di sản.

14. Nếu tài sản chung của vợ chồng không đảm bảo nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thì có thể dùng đến tài sản riêng.

15. Cha mẹ mặc nhiên là người đại diện pháp luật cho con chưa thành niên (đủ 18 tuổi). Đồng thời phải chịu trách nhiệm tài sản nếu con cái gây thiệt hại.

16. Cha mẹ nếu bị tước quyền giáo dục con cái (nhiều tật xấu, bạo hành GĐ…), vẫn buộc phải thực hiện nhiệm vụ cấp dưỡng nếu con chưa thành niên.

17. Con cái nếu đủ 15 tuổi mà có tài sản riêng phải có nghĩa vụ đóng góp khi sống chung với gia đình. Cha mẹ phải hỏi ý kiến con trên 9 tuổi trường hợp sử dụng tài sản của con.

18. Ông bà và Cháu phải có nghĩa vụ chăm sóc nhau nếu 1 trong 2 đối tượng đang trong cảnh đơn thân. Hoặc cha mẹ không đủ khả năng. Anh chị em phải có nghĩa vụ chăm sóc nhau nếu cha mẹ không đủ năng lực.

19. Nghĩa vụ cấp dưỡng không được chuyển (thay thế) bằng người khác

20. Khi xin xác nhận cha mẹ, con cái không cần có sụ đồng ý của cha mẹ.

21. Con nuôi ban đầu phải nhỏ hơn 15 tuổi. Người làm cha mẹ nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi. Phải được sự đồng ý của trẻ nếu trẻ trên 9 tuổi. 1 người có thể nhận nuôi nhiều con nuôi; nhưng con nuôi chỉ duy nhất có 1 cha mẹ nuôi.

22. Có thể chấm dứt quan hệ “nuôi” nếu con nuôi trên 18 tuổi; hoặc phạm tội hình sự.

23. Nếu cha mẹ không đủ điều kiện thì có thể thay đổi người giám hộ cho con. Con cái – Anh chị em – Ông bà – Cháu có thể làm giám hộ cho nhau.

24. Người chồng không được giả quyết li hôn nếu người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

25. Vợ chồng có thể được li hôn nếu người kia được tòa án tuyên bố mất tích.

26. Thuận tình li hôn: cả hai vợ chồng cùng đồng ý; thỏa thuận được việc nuôi con; phân chia tài sản… Con dưới 3 tuổi mặc nhiên được giao cho người mẹ nuôi.

27. UBND tỉnh hoặc tòa án cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết hôn nhân mang yếu tố nước ngoài. Cấp huyện giải quyết hôn nhân của người dân vùng biên giới. thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định người nước nào thì theo luật nước đó.