> Biên chế là một vị trí công việc được phục vụ (hành nghề) lâu dài trong cơ quan nhà nước (cơ quan hành chính – UBND huyện Thống Nhất, cơ quan Đảng – Tỉnh ủy Đồng Nai, đơn vị sự nghiệp – Trung tâm chính trị Tx. Long Khánh) được quốc hội, chính phủ, hoặc hội đồng nhân dân các cấp quyết định hoặc phê duyệt trong các nghị quyết về quy hoạch số lượng các chức danh trong bộ máy công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Cán bộ trong các cơ quan nhà nước cũng là dạng công chức hoặc viên chức được bổ nhiệm bầu cử theo nhiệm kỳ một thời gian nhất định. Hết thời hạn bổ nhiệm/làm việc theo nhiệm kỳ hoặc bị miễn nhiễm/bãi nhiệm chức vụ, cán bộ đó sẽ trở lại vị trí công chức hoặc viên chức bình thường.
Công chức, viên chức làm việc dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều chỉnh bởi Luật cán bộ công chức, Luật viên chức.
> Hợp đồng ở đây được hiểu là hợp đồng lao động. Người làm việc theo hợp đồng lao động được quản lý bởi chủ sở hữu, người đại diện pháp luật hoặc người quản lý doanh nghiệp, và được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động.
Trong các cơ quan nhà nước cũng có hợp đồng tạm thời (ngắn hạn) trong một số vị trí đặc thù để hỗ trợ giải quyết các công việc tồn đọng tạm thời hoặc chờ cấp thẩm quyền biên chế vị trí chức danh đang thiếu. VD: Nhân viên hợp đồng của bộ phận địa chính cấp xã. Sau thời hạn hợp đồng, nhân viên này hoặc được cho nghỉ việc, hoặc được cơ quan đó biên chế vào vị trí được cấp thẩm quyền phê duyệt thêm.
Hợp đồng làm việc gồm hợp đồng ngắn hạn: có thể là hợp đồng thời vụ, hợp đồng khoán việc, hợp đồng xác định thời hạn từ 3 tháng đến 36 tháng; và hợp đồng dài hạn gọi là hợp đồng không xác định thời hạn.
DƯỜI ĐÂY LÀ PHẦN DIỄN GIẢI “NÔM NA” CỦA 1 SỐ NGUỒN TRÍCH DẪN KHÁC:
1. Khác nhau:
Sự khác nhau giữa biên chế (BC) và hợp đồng (HĐ) thể hiện rõ rệt ở các cơ quan thuộc hệ thống quản lý Nhà nước.
– Nhân viên hợp đồng NVHĐ được ký hợp đồng LĐ và chỉ hưởng hoàn toàn chế độ đãi ngộ theo hợp đồng đó, các chế độ đãi ngộ khác cơ quan có thể dành cho bạn nhưng không thuộc dạng bắt buộc
– Nhâ nviên biên chế NVBC là người đã thi công chức (viên chức) vào 1 cơ quan ( thời gian thử thách sau khi thi đỗ thường là 1 năm) và trở thành CBCNV thuộc BC của cơ quan đó, họ được hưởng đầy đủ các quyền lợi và cả các chế độ đãi ngộ mà NVHĐ có thể không được hưởng. VD:
+ Được tăng lương theo thâm niên công tác tùy theo bằng cấp và trình độ ( trình độ ĐH 3 năm tăng 1 bậc lương)
+ Được thi chuyển ngạch bậc lương
+ Hưởng đầy đủ thu nhập tăng thêm (ABC) (HĐ có thể chỉ được 50%)
+ Được cử đi học, đi đào tạo bằng các nguồn kinh phí của…
(Nguyễn Hoàng Chính)
2. Đinh nghĩa:
“Biên chế” là từ dùng để chỉ dạng hợp đồng lao động vô thời hạn đối với các công ty hoặc đơn vị quốc doanh.
Ở các đơn vị tư nhân có các dạng hợp đồng ngắn hạn (thời vụ), dài hạn (1 năm – 3 năm), và hợp đồng lao động vô thời hạn. Thường thì họ chỉ ký hợp đồng theo năm với người lao động, chứ ít khi ký theo dạng vô thời hạn. Khi ký theo dạng hợp đồng có thời hạn theo năm, thì khi gần hết hạn 1 hợp đồng, 2 bên (người thuê, và người lao động) sẽ xem xét việc có tiếp tục ký hợp đồng lao động mới nữa hay không. Trong trường hợp 2 bên không có gì thay đổi, thì hợp đồng lao động mới được coi là tự động lập lại.
Việc vào “biên chế”, có liên quan đến mối quan tâm về việc làm. Nỗi e ngại “thất nghiệp” hoặc phải đi tìm việc mới khi hết hạn hợp đồng lao động thường là tâm lý chung khiến nhiều người muốn được vào biên chế. Tuy nhiên, những người có năng lực thực sự thì hầu như họ không quan tâm đến cái gọi là “biên chế” gì cả!
(PhT P)
3. Khái niệm:
Biên chế trong các cơ quan nhà nước trước đây là số người làm việc trong cơ quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hiện nay là Bộ Nội vụ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương) phê duyệt và giao, làm căn cứ cấp kinh phí hoạt động thường xuyên hàng năm.
– VD: Biên chế của tổ chức KH&CN theo quy định của Nghị định 115 là kế hoạch biên chế (số lượng người làm việc của đơn vị) được lập ra nhằm đảm bảo khối lượng công việc của tổ chức KH&CN. Thủ trưởng tổ chức KH&CN tự quyết định số lượng biên chế căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc và nguồn thu của đơn vị, tự quyết định hình thức tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch viên chức theo quy định của nhà nước và giao nhiệm vụ cho viên chức theo hợp đồng. Nói khác đi, biên chế của đơn vị sự nghiệp thuần túy chỉ là số người cần để làm việc do đơn vị tự quyết định, không sử dụng làm căn cứ để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
(Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ KH&CN)