1) Các chủ thể liên quan trong tranh chấp dân sự, hành chính và hình sự:
Khi có những tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính hoặc vụ án hình sự sẽ xuất hiện ít nhất hai bên chủ thể có quyền lợi đối lập nhau:
– Giữa người người chủ động và người bị động;
– Giữa nguyên đơn và bị đơn;
– Giữa người khởi kiện và người bị kiện;
– Giữa người tố cáo và người bị tố cáo;
– Giữa người bị hại và bị can;
– Giữa người khiếu kiện và cơ quan nhà nước;
– Giữa các đương sự và cơ quan nhà nước…
2) Để đạt được quyền lợi hoặc công bằng cho bản thân các chủ thể trong các mối quan hệ tranh chấp trên nên trông cậy vào ai?
Thực ra, để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, cá nhân, tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị…) cần dựa vào (cầu viện/liên hệ được giải quyết) cơ quan có thẩm quyền, dựa vào công lý và sự nghiêm minh của pháp luật. Cụ thể là các cá nhân có thẩm quyền xử phạt hành chính (VD: Chủ tịch cấp UBND xã, Trưởng Công an cấp huyện, Cục trưởng cục hải quan…), các cơ quan tiến hành tố tụng (CQ Cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân…). Thế nhưng không phải lúc nào cá nhân, tổ chức có nhu cầu cũng biết cách để tìm đúng nơi nhờ cậy, tìm đúng người để tin tưởng gởi gắm. Bởi thế xã hội mới phát sinh ra nghề Luật sư. Luật sư là một chức danh tư pháp có sứ mạng bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, góp phần đem lại một nền dân chủ, công bằng và văn minh cho xã hội.
3) Tại sao người dân thường ít nhờ đến các chuyên gia pháp luật như: Tiến sĩ luật, Hòa giải viên hoặc Thẩm phán khi có các vụ việc tranh chấp?
Có thể lý do sau khiến cá nhân, tổ chức ít khi nhờ đến những chuyên gia trên: cá nhân, tổ chức quan niệm rằng chuyên môn của họ thường được áp dụng trên giảng đường (nhìn sự việc ở góc độ hàm lâm), trên các bàn thương lượng (nhìn ở góc độ bàn tròn), trên phương diện phán quyết (nhìn từ cao xuống thấp); và cơ bản là chức năng chính của họ không phải là cung cấp dịch vụ pháp lý, hỗ trợ pháp luật, đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân/tổ chức. Còn Luật sư do đặc thù chức năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, họ được làm việc tự do, tiếp xúc nhiều giới, nhiều môi trường khác nhau nên may mắn có cái nhìn rất đa chiều: từ lý thuyết đến thực tiễn, từ tình cảm đến lý trí, từ kẻ vi phạm đến người bị hại, từ người khởi kiện đến kẻ bị kiện, từ nhà lãnh đạo đến anh thường dân… Nhờ đặc thù đó mà một sự việc cụ thể, Luật sư có năng lực có thể nhìn thấy hầu như tất cả chứng cứ cơ sở pháp lý, các yếu tố có lợi hoặc bất lợi, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, các dữ kiện “ủng hộ” hoặc “chống lại” khách hàng mà dùng luật điểm làm luận cứ để lập luận dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật để thuyết phục đối phương, các đương sự hoặc hội đồng xét xử đồng tình, chấp nhận yêu cầu hoặc ra phán quyết thích hợp và công minh.
4) Tại sao vụ việc gì Luật sư vẫn có thể nhận và đem lại hiệu quả ít nhiều cho cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là khách hàng)
Như trên đã nói, một Luật sư có năng lực đa ngành thì có thể nhận mọi vụ việc của khách hàng. Điều này không vi phạm đạo đức nghề nghiệp Luật sư (QT6.2: Luật sư tôn trọng sự lựa chọn của khách hàng; chỉ nhận vụ việc theo khả năng chuyên môn, điều kiện của mình và thực hiện vụ việc trong phạm vi yêu cầu của khách hàng). Bởi lẽ:
+ Hầu như mọi tranh chấp đều có pháp luật điều chỉnh, Luật sư đa ngành có khả năng đọc và hiểu các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề dù không phải là chuyên môn đặc thù nhưng bản chất văn bản pháp luật đều có những chuẩn mực và nguyên tăc chung.
+ Các tranh chấp trong cuộc sống dù có hoặc không quy định trong luật chuyên ngành, luôn ít nhiều được dẫn chiếu và điều chỉnh đến một trong 3 mảng chính (Luật cơ sở hay luật chung) gồm Dân sự, Hành chính, và Hình sự.
+ Lẽ khác, Luật sư có những bí quyết nghề nghiệp riêng nên có nhiều lý do họ sẵn sàng nhận vụ việc dù không phải là sở trường của họ.
5) Ví dụ minh họa lý do Luật sư đa ngành có thể nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng một cách hiệu quả
- VÍ DỤ1: GÓC NHÌN CÁC TRANH CHẤP PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ NẾU CHUYÊN MÔN GIỎI

Góc nhìn của Luật sư giỏi (Hình chỉ mang tính minh họa)
- VÍ DỤ2: GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN (nếu có chuyên môn giỏi) TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 1
QUAN ĐIỂM:
– LUẬT SƯ NGUYÊN ĐƠN nhìn ra 8 cc/tt, lập luận thuyết phục 5 cc/tt có lợi, 1 cc/tt chống lại BĐ. TỔNG GIÁ TRỊ: 18đ
– LUẬT SƯ BỊ ĐƠN nhìn ra 4 cc/tt, trong đó không đề cập 2 cc/tt có lợi của NĐ + 1 cc/tt chống lại BĐ, lập luận 1 cc/tt “ủng hộ” bị đơn: TỔNG GIÁ TRỊ: 3đ
>> GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ/TÌNH TIẾT ĐEM LẠI PHÁN QUYẾT CÓ LỢI CHO NGUYÊN ĐƠN THUYẾT PHỤC HƠN! (18đ so với 3đ)
-
VÍ DỤ3: GÓC NHÌN CỦA LUẬT SƯ BỊ ĐƠN (nếu có chuyên môn giỏi) TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 2
QUAN ĐIỂM:
– NGƯỜI ĐẠI DIỆN/LS NGUYÊN ĐƠN nhìn ra 3 cc/tt, lập luận thuyết phục 2 cc/tt có lợi, lập luận chưa thuyết phục 1 cc/tt chống lại BĐ (½ 3đ). TỔNG GIÁ TRỊ: 5,5đ
– LUẬT SƯ BỊ ĐƠN nhìn ra 7cc/tt, trong đó không đề cập 4+1 cc/tt có lợi/”ủng hộ” cho NĐ; lập luận thuyết phục 1 cc/tt có lợi, 1 cc/tt ủng hộ mình: TỔNG GIÁ TRỊ: 7đ
>>> GIÁ TRỊ CHỨNG CỨ/TÌNH TIẾT ĐEM LẠI PHÁN QUYẾT CÓ LỢI CHO BỊ ĐƠN THUYẾT PHỤC HƠN! (7đ so với 5,5đ)
GHI CHÚ:
– Những chứng cứ, tình tiết Có thật trong vụ việc/vụ án nhưng không được nhìn ra thì vẫn không có giá trị giải quyết.
– Những chứng cứ, tình tiết Có lợi cho Bị đơn đồng nghĩa là Bất lợi cho Nguyên đơn.
– Những chứng cứ, tình tiết Ủng hộ Bị đơn đồng nghĩa là Chống lại Nguyên đơn.