– Các công trình giao thông mới hoàn thành: cầu vượt, cầu mới, đường cao tốc ở TP.HCM và các tỉnh vệ tinh Đồng Nai, Tiền Giang góp phần đáng kể giảm ùn tắt giao thông.
Hình trên là đoạn kẹt xe dốc cầu Mỹ Thuận tỉnh Vĩnh Long
– Còn nhiều công trình rùa bò ở Đồng Nai tồn tại trên dưới 3 năm hoặc tiến độ rất ì ạch: nút giao thông ngã tư Vũng Tàu, trạm thu phí Trảng Bom đường dẫn vào cao tốc Dầu Giây Long Thành TP.HCM; Đường dẫn lên cầu Phú Mỹ hướng từ đường vành đai 2 Thạnh Mỹ Lợi…
Trong hình là đoạn đường dang dở ở Trảng Bom đã 2 năm nay, hiện đang biến thành trạm thu phí đón đầu nút cao tốc DG-LT-TP.HCM
– Văn hóa giao thông tại nông thôn hoặc các tỉnh lẻ còn khá kém: Xe máy chở 3-4, không đội nón bảo hiểm; xe 4 bánh lấn tuyến, vượt mặt tấp lề rất trái luật. Hàng quán bên quốc lộ tràn lan xuống đường gây cản trở giao thông nhất là tuyến cầu Mỹ Thuận Vĩnh Long, huyện Bến Lức Tuyền Giang không thấy CSGT đâu, còn những nơi khác CSGT xuất hiện thình lình những khúc cua để “canh me” phạt các lỗi lấn tuyến.
– Báo chí phương tiện truyền thông, tiểu thương các chợ truyền thống than vãn lượng hàng hóa dồi dào mà sức mua rất kém(!) sự thật là thiếu khách quan và sâu sát nếu nhìn vào lượng hàng hóa mà mỗi gia đình mua về trong dịp tết; mỗi năm người dân mua sắm càng nhiều, vật dụng trang thiết bị nhà nhà đều nhiều hơn. Sức mua có giảm chẳng qua là ngày càng nhiều hàng quán mọc lên, chợ búa tự phát nhiều hơn; Người dân cũng có xu hướng mua hàng ở nhiều nơi hơn. (Hãy hình dung: năm trước có 100 chợ, mỗi người mua 5 món vậy mỗi chợ bán được 20 món; năm nay có 140 chợ, mỗi người mua 8 món vậy mỗi chợ bán được 17,5 món >>> đó là lí do mỗi chợ bán được ít hơn năm trước chứ không phải do sức mua giảm)