>>> Luật tố tụng dân sự 2004-2011 full
A/ KHÁI NIỆM BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Pháp luật tố tụng dân sự là tập hợp những quy định pháp luật về những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự. trình tự, thủ tục khởi kiện, yêu cầu toà án giải quyết các vụ việc dân sự, trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại toà án, thi hành án dân sự, nhiệm vụ trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng và của các cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong quá trình toà án giải quyết các vụ việc dân sự.
B/ PHÂN BIỆT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ VIỆC DÂN SỰ
– Theo bộ luật tố tụng dân sự, vụ án dân sự là vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. (VD: Khởi kiện việc ly hôn, khởi kiện bồi thường tai nạn giao thông…)
– Việc dân sự là các yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Vụ án dân sự và việc dân sự gọi chung là vụ việc dân sự. (VD: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, y/c nhận con cho cha…)
C/ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ
1/ NHỮNG VỤ VIỆC DÂN SỰ THUỘC THẨM QUYỀN TOÀ ÁN
Theo bộ luật tố tụng dân sự (năm 2004), phần 1 , chương 3, mục 1, quy định rõ về thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự:
• Tranh chấp về dân sự: điều 25, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự 2004/sửa đổi bổ sung 2011.
• Yêu cầu về dân sự: điều 26, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Tranh chấp về hôn nhân vả gia đình: điều 27, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Yêu cầu về hôn nhân và gia đình: điều 28. mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Tranh chấp về kinh doanh, thương mại: điều 29, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Yêu cầu về kinh doanh, thương mại: điêu 30, mục 1, chương 3, luật tố tụng hình sự.
• Tranh chấp về lao động: điều 31, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Yêu cầu về lao động: điều 32, mục 1, chương 3, luật tố tụng dân sự.
2/ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN CÁC CẤP
• Thẩm quyền của toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (toà án nhân dân cấp huyện): điều 33, mục 2, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Thầm quyền của toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( toà án nhân dân cấp tỉnh): điều 34, mục 2, chương 3, luật tố tụng dân sự.
3/ THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN THEO LÃNH THỔ
• Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự: khoản 1, điều 35, mục 2, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Thẩm quyền giải quyết việc dân sự: khoản 2, điều 35, mục 2, chương 3, luật tố tụng dân sự.
4/ THẨM QUYỀN THEO SỰ LỰA CHỌN CỦA NGUYÊN ĐƠN VÀ NGƯỜI CÓ YÊU CẦU
• Đối với nguyên đơn: khoản 1, điều 36, mục 2, chương 3, luật tố tụng dân sự.
• Đối với người có yêu cầu: khoản 2, điều 36, mục 2, chương 3, luật tố tụng hỉnh sự.
5/ CHUYỂN VỤ ÁN CHO TOÀ ÁN KHÁC, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ THẨM QUYỀN
Vụ việc dân sự đã được thụ lí mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đã thụ lí thì Toà án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lí. Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Các cá nhân, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại quyết định này trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại.
Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện trong củng một tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Toà án nhân dân cấp huyện thuộc các tình, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Toà án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Toà án nhân dân tối cao giải quyết.
D/ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, VIỆC DÂN SỰ
1/ KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÍ VỤ ÁN:
o Quá trình tố tụng dân sự chỉ được bắt đầu nếu có đơn khởi kiện của đương sự hoặc văn bản của tổ chức xã hội khởi kiện.
o Đơn khởi kiện phải được gửi đến Toà án nhân dân theo quy định và người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hiệu khởi kiện: thời hiện khởi kiện là thời hạn được quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. (2 năm kể từ ngày phát sinh tranh chấp).Hết hạn thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp có quy định khác.
Thời hiệu yêu cầu: là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu toà án giải quyết việc dân sự (1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu). Hết hạn thì kết thúc quyền yêu cầu, trừ trường hợp có quy định khác.
Phạm vi khởi kiện: quy định tại điều 163, chương XII, phần 2, luật tố tụng dân sự.
Hình thức, nội dung đơn kiện: điều 164, chương XII, phần 2, luật tố tụng dân sự.
o Thụ lí vụ án: toà án nhận đơn để giải quyết một vụ án dân sự gọi là thụ lí vụ án.
2/ CHUẨN BỊ XÉT XỬ
o Chánh án Toà án đã thụ lí vụ án dân sự thực hiện phân công một thẩm phán trực tiếp phụ trách v5 án
o Trách nhiệm: tiến hành hoà giải để cái đương sự thoả thuận với nhau về việc gải quyết vụ án, trừ những trường hợp không phải tiến hành hoà giải:
Thoả thuận được với nhau: thẩm phàn ra quyết định công nhận thoả thuận của các đương sự
Không thoả thuận dược: vụ án bị đình chỉ, Toàn án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
3/ XÉT XỬ SƠ THẨM
o Phiên toà sơ thẩm được tiến hành đúng thời gian địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mởi lại phiên toà.
o Các bước diễn bến một phiên toà sơ thẩm
Thủ tục bắt đầu phiên toà
Xét hỏi
Tranh luận tại phiên toà
Nghị án
Tuyên án
4/ XÉT XỬ PHÚC THẨM
o Việc toà án cấp trên trực tiếp xem xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của toà án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
o Thủ tục diễn biến phiên toà ph1uc thẩm tương tực phiên toà sơ thẩm.
5/ XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC CỦA PHÁP LUẬT
6/ THI HÀNH BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH TOÀ ÁN
_____________________________
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI/ĐƯỢC MIỄN NỘP [TẠM ỨNG] ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TOÀN ÁN
Điều 10. Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí: đó là quyền lợi hiển nhiên/buộc toà án phải thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của cá nhân/tổ chức (10/2009/PL-UBTVQH12: hết HL: 01/01/2017)
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
1. Người khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
2. Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước;
3. Viện Kiểm sát khởi tố vụ án hành chính;
4. Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
5. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 11. Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí – 10/2009/PL-UBTVQH12
Được nhà nước ưu đãi/hổ trợ tiền án phí
1. Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ liệt sỹ; người có công với cách mạng.
2. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
3. Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
4. Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;
6. Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.