KIẾN THỨC VẾ LUẬT CÁN BỘ CÔNG CHỨC

>>> Download/Xem chi tiết luật cán bộ công chức 2008 

1) Cán bộ: là người được bầu cử, bố nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan Đảng hoặc nhà nước; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2) Công chức: là người được tuyển dụng vào chức danh hoặc ngoạch nào đó trong cơ quan Đảng, nhà nước hoặc an ninh quốc phòng, đơn vị sự nghiệp công lập; trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

3) Cán bộ phường xã: được bầu theo nhiệm kỳ.

a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ;

b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

>>> Công chức cấp xã: được tuyển dụng theo 1 chuyên môn nào đó; được làm việc theo biên chế, do cấp huyện tuyển dụng và quản lý.

a) Trưởng Công an;

b) Chỉ huy trưởng Quân sự;

c) Văn phòng – thống kê;

d) Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

đ) Tài chính – kế toán;

e) Tư pháp – hộ tịch;

g) Văn hóa – xã hội.

4) Ngành/sự nghiệp: các tổ chức chính trị xã hội (VD: hội chữ thập đỏ)

5) Cơ quan sử dụng cán bộ công chức: Có chức năng bố trí, phân công, kiểm tra cán bộ công chức (thường là phòng tổ chức chính quyền của UBND)

6) Cơ quan quản lý cán bộ, công chức: có thẩm quyền tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng lương; giải quyết chế độ, chính sách và khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức (thường là phòng nội vụ của UBND)

7) Điều động: chuyển môi trường làm việc từ cơ quan này qua cơ quan khác

8 ) Luân chuyển: cán bộ được bổ nhiệm/cử làm lãnh đạo trong 1 cơ quan mới

9) Biệt phái: Chuyển công tác tạm thời tới cơ quan khác (không kéo dài quá 3 năm và không phải chuyển nếu nuôi con dưới 3 tuổi)

10) Nghĩa vụ quan trọng: Thi hành mệnh lệnh của cấp trên; báo cáo đến cấp tren trực tiếp nếu thủ trưởng có quyết định sai trái.

11) Công việc không được làm: công việc liên quan chuyên môn trong vòng 5 năm

12) Đánh giá cán bộ: gồm 4 loại:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

c) Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;

d) Không hoàn thành nhiệm vụ.

 >>> Nếu có 2 năm loại C+loại D: chuyển công tác tới vị trí thấp hơn

>>> Nếu có 2 năm loại D: thôi việc

12) Xét tuyển không qua thi tuyển: tuyển công chức trong khu vực đặc biệt khó khăn

13) Không giải quyết thôi việc trong thời gian đang xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc con nhỏ dưới 3 tuổi

14) Nghỉ hưu: được thông báo trước khi nghỉ hưu 6 tháng; trước 3 tháng thì ra quyết định nghỉ hưu

15) Phân loại công chức

a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;

b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;

c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;

d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.

16) Điều kiện dự tuyển công chức:

a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;

b) Đủ 18 tuổi trở lên;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;

d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;

g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.

17) Nhà ở công vụ: xây dựng để cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển, biệt phái thuê trong thời gian đảm nhiệm công tác. Khi hết thời hạn điều động, luân chuyển, biệt phái, cán bộ, công chức trả lại nhà ở công vụ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà ở công vụ.

18) Các hình thức kỷ luật cán bộ:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Cách chức;

d) Bãi nhiệm.

19) Các hình thức kỷ luật công chức:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng chức;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

>>> Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.

20) Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân

1. Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

4. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.