Phân biệt Luật, nghị định, nghị quyết, thông tư…

  1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
  2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
  3. Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003

 

  • Luật (cao nhất, quốc hội ban hành) – Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
  • Nghị định (hướng dẫn luật, chính phủ ban hành)
  • Thông tư (hướng dẫn nghị định, thuộc cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành)
  • Quyết định, công văn, văn bản là một mớ những cái được gọi là văn bản dưới luật nhằm hoặc là để thực hiện công việc, hoặc là làm rõ hơn nữa những cái mà thông tư không làm rõ được do mà các ông thủ trưởng ở các cấp khác nhau đều có thể ban hành.
  • Nghị quyết là văn bản được ban hành theo quyết định của tập thể cơ quan, tổ chức.Quyết định là văn bản được ban hành do người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh người ký ban hành, hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức đó.

———————————

  • Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 thì trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền với trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bên cạnh các loại văn bản khác, có hai loại văn bản là Nghị quyết và Quyết định do các cơ quan nhà nước ban hành, đó là:- Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội,

    – Quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước;

    – Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
    – Chỉ thị của UBND các cấp trong Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003 cũng là văn bản quy phạm pháp luật.

>>> Hiệu lực thi hành của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân số 31/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
4. Những quy định về thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ bằng văn bản khác hoặc bị thay thế bằng thủ tục hành chính mới.