Phân biệt đình chỉ vụ án và trả hồ sơ, điều tra lại vụ án

1/ Tạm/Đình chỉ vụ án

a/ Tạm đình chỉ vụ án – điều 160, 187 BLTTHS

– Người có thẩm quyền tạm đình chỉ vụ án:

*** Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án mà mình thụ lý hoặc đưa ra xét xử. Sau khi vụ án được đình chỉ, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc cơ quan khác phải thông báo lí do bị tạm đình chỉ. đc k2 Đ39 BLTTHS/ đc K2 Đ176 – Đ180 BLTTDS

– Trường hợp được tạm đình chỉ vụ án: v ụ án sẽ được xét xử lại khi lí do tạm đình chỉ đã được khắc phục.
+ Trường hợp không xác định được ai là bị can.

+ Bị can, bị cáo bị bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần,  khi đó Toà án yêu cầu giám định tâm thần hoặc giám định pháp y. Sau khi có kết quả, tuỳ trường hợp mà Thẩm phán quyết định đưa vụ án ra xét xử hay quyết định bắt buộc chữa bệnh. Nếu bị cáo đó phạm tội trong vụ án có nhiều bị cáo khác thì chỉ BC đó được tạm đình chỉ, còn các BC khác vẫn được đưa ra xét xử.

+ Trường hợp chưa biết rõ bị can, bị cáo lẫn tránh ở đâu. Khi đó Toà án phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã đối với bị cáo.

+ Trường hợp Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà quyết định sau khi đã yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can mà việc truy nã không có kết quả.

*** Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:

– Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;

– Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

*** Tạm/Đình chỉ điều tra của cơ quan điều tra: Đ160,164 BLTTHS2003

 b/ Đình chỉ vụ án – điều 23,105,107,180 BLTTHS

– Hậu quả pháp lí khi vụ án bị đình chỉ: mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án bị chấm dứt. Vụ án đã có quyết định đình chỉ thì không được phục hồi điều tra, truy tố hoặc xét xử.

*** Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau:

Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà.

+ Vụ án truy tố Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
(Gồm người chưa đủ 14 tuổi; người từ đủ 14 – đủ 16 tuổi nhưng phạm tội dưới mức rất nghiêm trọng, hoặc rất nghiêm trọng nhưng do vô ý;)

+ Người bị truy tố mà hành vi của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật.

Người có cùng một hành vi phạm tội thì chỉ bị xử lý một lần.

+ Miễn trách nhiệm hình sự (hành vi không cấu thành tội phạm: thiếu 1 trong 4 yếu tố); hoặc đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:

> Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng.
> Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;
> Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;
> Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Tội phạm đã được đại xá.

+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.

+ Người yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm.

*** Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 (người tố cáo rút đơn) và Điều 107 (những căn cứ ko được khởi tố VA)
hoặc tại các Điều của Bộ luật hình sự:
> Người tự ý dừng việc phạm tội Đ19
> Người miễn trách nhiệm HS Đ25
> Người chưa thành niên phạm tội K2 Đ69
>

 2/ Trả hồ sơ điều tra lại hoặc điều tra bổ sung – điều 39,168,176,179,314

Khi viện kiểm sát và toà án nhận thấy hồ sơ vụ án để truy tố hoặc đem ra xét xử thiếu căn cứ buộc tội, có dấu hiệu để lọt tội phạm; hoặc vi phạm nghiêm trọng tố tụng thì ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu VKS hoàn thiện hồ sơ hoặc cảnh sát điều tra điều tra lại vụ án.