Kiến thức về Nhà nước và Pháp luật

Nguocgocnhanuoc

1/ Nhà nước là gì?
– Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, (NNXHCN là NN của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa.)
>>> Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, hình thành để bảo vệ quyền lợi của g/c thống trị
2/ Những tính chất nào thể hiện bản chất của nhà nước XHCN?
Nhà nước là 1 bộ máy thống trị duy trì sự chấn áp của g/c này đối với g/c kia
a/ Tính giai cấp: thể hiện qua 3 mặt: kinh tế, chính trị và tư tưởng
>>> Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
+ Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số.
b/ Tính xã hội:
Nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
– Giải quyết, đảm bảo mọi vấn đề trong xã hội, các giá trị xã hội đã đạt được, bảo trật tự, ổn định và phát triển xã hội.
>>> Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau.
3/ Nhà nước có những đặc trưng gì?
Cách thiết chế của nhà nước làm phân biệt với các tổ chức chính trị XH khác
a/ Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt
Nhà nước phải có một tầng lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực chính trị
b/ Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính
Lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính…
Nhà nước thực thi quyền lực trên phạm vi toàn lãnh thổ.
c/ Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
Chủ quyền quốc gia mang tính chính trị pháp lý thể hiện ở chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc yếu tố bên ngoài.
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, không tách rời nhà nước.
d/ Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân.
Nhà nước mà luôn đi ban pháp luật kèm theo biện pháp chế tài để bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
e/ Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc:
Quyết định và thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức

4/ Nhà nước có nguồn gốc từ đâu?
Có rất nhiều thuyết giả định sự ra đời của nhà nước như:
– Thuyết thần quyền – Thuyết gia trưởng – Thuyết bạo lực – Thuyết tâm lý – Thuyết khế ước xã hội
– Theo Chủ nghĩa Mác-Lenin: Nhà nước hình thành khách quan không phải là hiện tượng XH vĩnh cửu. Nhà nước vận động, phát triển và diệt vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển ko còn nữa
– Nhà nước xuất hiện sau sự tan rã của Cộng xã nguyên thuỷ; Hình thành ở những nơi có sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng.

5/ Nhà nước XHCN gồm những đặc điểm gì?
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, là một tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động do đảng cộng sản lãnh đạo.
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là một bộ máy chính trị – hành chính, một cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế / văn hoá xã hội của nhân dân lao động. Đó là sự kết hợp giữa hai chức năng trấn áp và tổ chức xây dựng, trong đó tổ chức xây dựng là mặt chủ yếu.
– Sự thống nhất giữa tính chất dân tộc và tính chất quốc tế là một đặc điểm của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức, thông qua đó đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với tiến trình phát triển của xã hội. Sự lãnh đạo của đảng cộng sản bảo đảm thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo đảm là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
– Nhà nước XHCN còn là nhà nước pháp quyền, điều hành quản lý, xây dựng và bảo vệ xã hội bằng hiến pháp và pháp luật, trong đó việc ban hành và thực thi pháp luật trên nền tảng quy phạm pháp luật

6/ Tại sao nói Nhà nước XHCN hình thành từ cuộc cách mạng XHCN?
Vì qua các cuộc nổi dậy giành chính quyền, giành độc lập dân tộc thì lực lượng chính là giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Họ hợp lực đồng tâm đứng lên chống lại bọn thực dân đế quốc nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản.
– Mục tiêu của CMXHCN là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người
– Động lực của CMXHCN: Là đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng liên minh công nhân, nông dân trí thức dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đảng cộng sản.
– CMXHCN là một cuộc CM chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền từ CNTB, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản – nhà nước , nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.
– CMXHCN là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình để cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng…, Xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

6.a/ Vai trò của những giai cấp trong cuộc cách mạng XHCN?
+ Giai cấp công nhân trở thành động lực chủ yếu và là lực lượng lãnh đạo cách mạng
+ Giai cấp nông dân có nhiều lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp công nhân trở thành động lực to lớn.
+ Tầng lớp trí thức là bộ phận không thể thiếu trong CMXHCN là bộ phận có nhiều khả năng để tiếp cận với với những thành tựu của KH công nghệ của thời đại.
+ Các lực lượng tiến bộ khác trong xã hội cũng góp phần rất lớn cho CMXHCN

7/ Tại sao nói các kiểu nhà nước? hoặc Tại sao nhà nước có nhiểu kiểu?
Kiểu nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở chế độ kinh tế nào, tương ứng với hình thái kinh tế-xã hội nào. Mỗi kiểu nhà nước lại có thể tồn tại dưới các hình thức khác nhau.
– Có 4 kiểu nhà nước từ xưa tới nay: Công xã nguyên thuỷ – CN Phong kiến – CN Tư sản – CNXH

Hinhthucnhanuoc

8/ Nhà nước XHCN Việt Nam có những đặc điểm gì hoặc Nhà nước XHCNVN có những hình thức chính thể gì?

Gồm các đặc điểm sau:

a/ Chính thể của nhà nước XHCNVN là chính thể cộng hoà dân chủ

– Chính thể nhà nước CHXHCNVN, thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, Nhân dân bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình (Quốc hội, HĐND các cấp).
– Chính thể CHXHCN VN qua Hiến pháp khẳng định việc tổ chức quyền lực nhà nước phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
b/ Quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền XHCN có sự phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan.
+ Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện tốt chức năng lập pháp, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, phù hợp.
+ Chính phủ là cơ quan quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
+ Tòa án tuân theo pháp luật, phụ thuộc vào pháp luật để thực hiện chức năng xét xử.
+ Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
c/ Chính thể nhà nước CHXHCN VN được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
– Bản chất nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở sự thống nhất giữa chế độ tập trung lợi ích nhà nước với sự trực thuộc

– Các cơ quan nhà nước được thành lập bằng con đường bầu cử, bổ nhiệm.
+ Làm việc theo chế độ tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm với phần việc được giao theo chế độ thủ trưởng.
+ Cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan nhà nước cấp trên.
+ Khi ra quyết định cơ quan nhà nước cấp trên phải tính đến lợi ích cơ quan nhà nước cấp dưới.
d/ Chính thể CHXHCN VN mang bản chât giai cấp công nhân

– Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, lợi ích giai cấp công nhân gắn liền với lợi ích giai cấp khác và nhân dân lao động.
– Nhà nước Việt Nam thực hiện dân chủ với nhân dân, nhưng chuyên chế với kẻ thù, âm mưu chống phá nhà nước.
– Bản chất chuyên chính vô sản được thể hiện dưới dạng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
đ/ Trong chính thể nhà nước CHXHCN VN, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức xã hội có vai trò quan trọng.
– Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của quyền lực nhà nước.
– Các tổ chức xã hội là phương tiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo ra sức mạnh tổng hợp để xây dựng cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

9/ Hình thức cấu trúc của nhà nước XHCNVN thể hiện qua những điểm nào?

– Tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương.
– Là nhà nước đơn nhất, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
– Là nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
+ Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc.

+ Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị có chủ quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.
+ Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc.

+ Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.

10/ Nhà nước XHCN có phải đã trải qua CNXH?

– Sai. Lịch sử loài người chỉ trải qua 4 hình thái xã hội: 1-Công xã nguyên thuỷ 2-Chiếm hữu nô lệ 3-Chủ nghĩa phong kiến 4-Chủ nghĩa tư bản. Còn CNXH thì các nhà nước XHCN đang trên con đường tiến tới.

– Thực chất thời kì Công xã nguyên thuỷ chưa hình thành nhà nước; thời kì này con người chưa ý thức đến việc phân chia giai cấp. Chỉ là hình thức xã hội bầy đàn, đến bộ tộc mẫu hệ, phụ hệ con người chỉ có sự chuyển biến về cách tổ chức từ thấp lên cao, từ coi trọng việc sinh sản tới coi trong sức mạnh và lao động…

>>> Nhà nước sẽ không hình thành khi không có mâu thuẫn đối kháng về kinh tế, chính trị…, và không cần để duy trì trật tự trong xã hội.

11/ Nhà nước gồm những hình thức gì?

Nhà nước có 3 hình thức chính: Hình thức chính thể (VD: quân chủ, công hoà…); hình thức cấu trúc (VD: liên bang, đơn nhất…); hình thức (chế độ) chính trị (VD: dân chủ. Phát xít)

12/ Nhà nước có phải là hiện tượng lịch sử không?

Lịch sử là sự thể hiện và từng tồn tại các sự kiện, biến cố của vũ trụ, con người và xã hội qua từng thời kì mà dù muốn dù không con người cũng không thể thay đổi hoặc phủ nhận được.

– Như vậy xã hội loài người đã trải qua 4 thời kì hình thành và tồn tại của nhà nước; như vậy nhà nước là 1 hiện tượng lịch sử, có quá trình phát sinh,phát triển và tiêu vong. Nhưng nhà nước không phải là 1 hiện tượng vĩnh cửu,bất biến.

>>> Nhà nước không phải là 1 hiện tượng tự nhiên

13/ Có phải mọi hình thái kinh tế, xã hội và giai cấp đều có có nhà nước hình thành?

– Đúng. Mỗi thời kì của con người đều trải qua lao động và quan hệ cộng đồng và khi phát sinh giai cấp thì khi ấy nhà nước đã được hình thành. Nghĩa là các hình thái phải có sự xuất hiện giai cấp thì mới xuất hiện nhà nước. (>>>công xã nguyên thủ không có giai cấp nên ko có nhà nước)

14/ Nhà nước XHCN Việt Nam theo hình thức chính thể nào?

Nhà nước CHXHCNVN theo hình thức chính thể cộng hoà đại nghị (cộng hoà dân chủ); theo đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về 1 cơ quan do nhân dân bầu ra đó là quốc hội với 1 nhiệm kỳ là 5 năm

15/ Hệ thống chính trị ở VN gồm những cơ quan nào?

Gồm 3 cơ quan chính: Đảng cộng sản; Nhà nước (chính phủ); Mặt trận tổ quốc (các thàn viên: Đoàn TNCS, Hội phụ nữ…)

16/ Trung tâm khuyến nông huyện có phải là cơ quan hành chính nhà nước không?

– Không. TTKN là 1 cơ quan nhà nước nhưng thuộc đơn vị sự nghiệp không co chức năng “hành pháp”

CQHC là cơ quan hành pháp có các đặc điểm sau

+ Được thành lập (có cơ cấu tổ chức) và có thẩm quyền theo quy định pháp luật
+ Được ban hành các Văn bản quy phạm pháp luật
+ Không trực tiếp sản xuất. Cá nhân làm việc phải mang quốc tịch Việt Nam

17/ Phân biệt quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội

– Quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan hành chính: Lập pháp, hành pháp và tư pháp

+ Do giai cấp thống trị thực hiện
+ Đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước

– Quyền lực xã hội: Chi phối và điều khiển qua các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán, nghi thức tôn giáo

+ Quyền lực xã hội cũng bao gồm quyền lực nhà nước, cùng các tổ chức XH, tôn giáo phối hợp thự hiện

18/ Chức năng chính của Nhà nước XHCN ở VN là gì?

Gồm 2 chức năng đối nội và đối ngoại

a/ Đối nội:
– Chức năng kinh tế:
+ Chuyển toàn bộ nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ Tạo sự bình đẳng trong các thành phần kinh tế
+ Tăng trưởng xuất nhập khẩu đảm bảo kinh tế vươn ra nước ngoài
+ Điều tiết vĩ mô, đơn giản thủ tục giúp thông thoáng cho đầu tư phát triển
– Chức năng xã hội: + Xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, nhân đạo vì các giá trị cao cả của con người.
+ Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Khuyến khích phát triển khoa học công nghệ, ưu đãi nhân tài; trọng dụng nguyên khí
+ Đảm bảo quyền cơ bản của con người, an sinh xã hội qua các chính sách Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp. Đẩy lùi đói nghèo, dẹp trừ tệ nạn xã hội,
Chức năng đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ trật tự an tòan xã hội.
+ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật, đảm bảo mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh.
+ Giáo dục và hướng dẫn mọi công dân sống theo pháp luật, ngăn ngừa và đấu tranh hành vi vi phạm pháp luật.
b/ Đối ngoại
– Bảo vệ vững chắc tổ quốc XHCN, ngăn ngừa mọi nguy cơ xâm lăng từ các quốc gia bên ngoài.
+ Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương quân đội.
+ Xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang, kết hợp kinh tế quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân , nhân viên quốc phòng.
– Thiết lập củng cố và phát triển các mối quan hệ và sự hợp tác với tất cả các nước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Quyphamphapluat

19/ Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất và cao nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân thuộc nhà nước đó. Hiến pháp là một hệ thống các  quy định nền tảng của những nguyên tắc chính trị căn bản trong đó bao gồm thiết chế, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân.

19.a/ Pháp luật là gì?

Pháp luật là thuật ngữ thông dụng trên thế giới có khái niệm tương tự Quy phạm pháp luật ở VN.
Pháp luật  là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế.

19.b/ Nhà nước thông qua ai để thực thi pháp luật?

Thông thường cơ quan hành pháp (gồm chính phủ, UBND các cấp) là cơ quan thực thi pháp luật. Toà án là cơ quan tư pháp có quyền phán quyết hoặc xử lý tranh chấp giữa các chủ thể (cá nhân hoặc tổ chức) về trách nhiệm pháp lý.
>>> Để giúp cho việc thực thi pháp luật nghiêm minh, toà án được hỗ trợ bởi cơ quan công an, nội vụ, viện kiểm soát, và cơ quan thi hành án (dân sự và hình sự)

19.c/ Kiểu pháp luật là gì? Có mấy kiểu pháp luật?
– Kiểu pháp luật là hình thái pháp luật được xác định bởi tập hợp các dấu hiệu, đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp, tính xã hội của pháp luật, điều kiện tồn tại và phát triển của pháp luật trong một hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp và có nhà nước xác định.
– Có 4 kiểu pháp luật
+ Kiểu pháp luật chủ nô: thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; bảo đảm sự áp bức, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ xã hội.
+ Kiểu pháp luật phong kiến:
+ Kiểu pháp luật tư sản;
>>> Kiểu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư sản tuy có những cái rất riêng, song vẫn có những đặc điểm chung là: đều thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; bảo đảm sự áp bức của giai cấp thống trị đối với quần chúng nhân dân lao động, duy trì tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ xã hội.
+ Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Một kiểu pháp luật mới, kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử đang được xây dựng và phát triển ở các nước xã hội chủ nghĩa. có mục đích xây dựng một chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, xây dựng một xã hội: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

20/ Pháp luật là những nguyên tắc xử sự do nhà nước thừa nhận hoặc tự đặt ra?
– Đúng. Vì nguồn hình thành pháp luật từ các nguồn: Tập quán, tiền lệ. Nhà nước duy trì các nguồn này (thừa nhận) và sửa đổi bổ sung hình thành (tự đặt ra) các quy định mới ở dạng VBQPPL.

21/ Pháp luật có mang tính quy phạm phổ biến không?
– Có. Nhà nước tổ chức quyền lực bao trùm toàn lãnh thổ và đảm bảo thực hiện thông qua pháp luật.
+ Pháp luật điều chỉnh mọi bộ phận và đối tượng trong các lĩnh vực văn hoá, kinh tế xã hội…
+ Pháp luật mang các quy tắc xử sự chung cho xã hội, điều chỉnh mọi hành vi của mọi chủ thể

22/ Tại sao nói các hình thái kinh tế khác nhau thì sinh ra các kiểu pháp luật khác nhau?
– Cơ sở của sự hình thành các kiểu pháp luật là do sự vận động, phát triển khách quan của các quy luật kinh tế – xã hội, trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có tính quyết định. Sự thay thế hình thái kinh tế – xã hội dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước và pháp luật tương ứng. Các cuộc cách mạng xã hội và các cuộc cải cách triệt để là những mốc quan trọng của quá trình thay thế đó.
Sư thay thế kiểu pháp luật này bằng kiểu pháp luật khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu khách quan. Nhưng do điều kiện, bối cảnh lịch sử khác nhau ở mỗi nước, do đó không phải nước nào cũng trải qua lần lượt các kiểu pháp luật. Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác không trải qua chế độ chiếm hữu nô lê và tư bản nên không trải qua kiểu pháp luật chủ nô, tư sản; còn Hoa kỳ lại không trải qua kiểu pháp luật phong kiến.

23/ Pháp luật có mấy hình thức? Hình thức pháp luật là gì? (<=> Hệ thống pháp luật – câu 17)
Cũng như Nhà nước, pháp luật cũng có các hình thức sau:
– Hình thức cấu trúc (hình thức bên trong) gồm: Quy phạm pháp luật; chế định pháp luật; ngành luật;
– Hình thức về nguồn (hình thức bên ngoài) gồm: Tập quán pháp (VD: Đ28 BLDS2005. Quyền xác định dân tộc); tiền lệ pháp; văn bản quy phạm pháp luật
Hình thức pháp luât là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành luật.

24/ Các loại văn bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền ban hành VBQPPL
Có 2 loại văn bản quy phạm pháp luật. 1 là của Quốc hội và các cơ quan trung ương (điều chỉnh bởi luật Ban hành VBQPPL 2008); 2 là của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp (điều chỉnh bởi luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND
>>> Chỉ thị của chủ tịch UBND huyện cũng là 1 dạng VBQPPL

25/ Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật của 1 cá nhân với VBQPPL của 1 tập thể
– Một cá nhân như là Chủ tịch nước, bộ trưởng, phó chủ tịch xã… thì ban hành VBVPPL ở dạng Lệnh, thông tư, quyết định, chỉ thị.
– Một tập thể như là quốc hội, chính phủ, HĐND… thì ban hành VBQPPL ở dạng Luật, nghị quyết, thông tư liên tịch

Cacloaivanbanphapluat

26/Vi phạm pháp luật là gì?
Là hành vi (gồm hành động hoặc ý tưởng nảy sinh ra bên ngoài) trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội (cá nhân hoặc tổ chức) được pháp luật bảo vệ.
Gồm các vi phạm sau:
– Vi phạm pháp luật dân sự: xâm phạm đến tài sản, quyền lợi dân sự: đất đai, giao dịch mua bán
– VPPL hình sự (còn gọi là tội phạm): xâm phạm tính mạng, cá nhân, an ninh xã hội: giết người, tham ô của công
– VPPL hành chính: xâm phạm lợi ích bản thân, cộng cộng: vi phạm giao thông, lấn chiếm vỉa hè
– VP kỷ luật: nội quy, quy định của đơn vị, cơ quan nhà nước: trốn họp hành, lãng phí của công…
>>> Thường thì vi phạm kỷ luật không phải là vi phạm PL, vì các VBQPPL thường ko đề cập đến

27/ Để nhận định 1 hành vi được cho là vi phạm pháp luật phải đủ những yếu tố nào?
Phải hội đủ 4 yếu tố cấu thành sau:
+ Biểu hiện ra bên ngoài dưới dạng hành động, chuẩn bị hành động. (>>>Mọi suy nghĩ xấu của con người không được coi là vi phạm pháp luật.)
+ Trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật.
– Làm những gì pháp luật cấm (VD: cấm buôn ma tuý)
– Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.
– Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu (VD: phải cứu người bị nạn)
+ Mang tính có lỗi (là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật).
+ Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi (tối thiểu đủ 14 tuổi và không mất năng lực dân sự. VD: không bị bệnh tâm thần)

28/ Hệ thống pháp luật là gì?
Cũng tương tư như câu 12, hệ thống pháp luật chính là 2 hình thức pháp luật, cụ thể là: Hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống nguồn văn bản PL bên ngoài

29/ Chế định pháp luật là gì?
Chế định là tập hợp một nhóm quy phạm pháp luật có đặc điểm giống nhau để điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội tương ứng trong phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật. VD: chế định về lĩnh vực tài chính kế toán: gồm ngành luật kinh tế, ngân hàng, tín dụng…

30/ Có bao nhiêu ngành luật ở VN?
Một ngành luật bao gồm những luật có quan hệ đặc thù điều chỉnh các vấn đề liên quan với nhau: Ngành luật hiến pháp- hành chính- tài chính- ngân hàng- đất đai- dân sự- lao động- hôn nhân và gia đình- hình sự- tố tụng hình sự- tố tụng dân sự- kinh tế- môi trường…
>>> Như vậy không có Luật kinh tế, mà chỉ có luật về lĩnh vực kinh tế (VD: Luật thương mại 2005, Luật kinh doanh bất động sản 2014); không có Luật môi trường mà chỉ có Luật bảo vệ môi trường

31/ Pháp chế là gì?
Là một phạm trù pháp luật đòi hỏi tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.
Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước quản lý xã hội theo pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.
>>> Pháp chế XHCN: gồm những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, tổ chức chính trị XH được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật; mọi cán bộ công chức công dân phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lý nghiêm minh.
Pháp chế XHCN là cơ sở bảo đảm cho bộ máy Nhà nước hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và bảo đảm công bằng xã hội. Không cho phép mỗi nơi có luật lệ riêng, duy trì tình trạng “phép vua thua lệ làng”, Nó chống lại thói cục bộ, địa phương. Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế đảm bảo thực hiện quyền dân chủ.

32/ Khi nào thì nảy sinh trách nhiệm pháp lý?
Khi có hành vi vi phạm pháp luật thì phát sinh trách nhiệm pháp lý (TNPL là 1 dạng quan hệ pháp luật giữa NN và chủ thể vi phạm pháp luật. Nhà nước dùng biện pháp chế tài để cưỡng chế chủ thể vi phạm PL hầu trừng phạt hoặc giáo dục bởi hành vi họ gây ra)
– Trách nhiệm hình sự: chỉ dành cho VPPL hình sự, nghiêm khắc nhất và nặng nhất.
+ Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.
+ Hình phạt bổ sung: phạt tiền, cấm cư trú tại địa phương trong một thời gian, cấm đảm nhiệm hoặc giữ các chức vụ trong một khoảng thời gian nhất định; tịch thu tang vật, tạm giữ giấy phép
VD: A cố tình tông xe vào B (B giám định thương tật 50%>A vi phạm hình sự) thì ngoài hình phạt chính là phạt tù có thời hạn, A có thể còn phải chịu hình phạt bổ sung là bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
– Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm dân sự, chủ yếu là phạt tiền, bồi thường thiệt hại.
VD: A xây nhà, cố ý lấn chiếm sang đất của B, làm cho nhà của B bị hư hỏng, thiệt hại. Khi đó, A sẽ phải bồi thường cho B theo luật định, đồng thời phải phá dỡ khu vực đã lấn chiếm.
– Trách nhiệm hành chính: áp dụng với các hành vi vi phạm hành chính, chủ yếu là phạt tiền, trả lại tình trạng ban đầu. VD: B vượt đèn đỏ thì buộc phải nộp phạt.
– Trách nhiệm kỷ luật: áp dụng với các vi phạm kỷ luật, chủ yếu là cảnh cáo, thuyên chuyển công tác, hạ bậc lương, buộc thôi việc. (thường không điều chỉnh trong VBQPPL)

33/ Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý
– Nguyên nhân cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
– Trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý

34/ Mọi hành vi phạm PL đều là hành vi trái pháp luật?
Đúng. Vì khi vi phạm PL thì phải có yếu tố trái PL (1 trong 4 điều kiện: Biểu hiện bên ngoài, trái PL, có lỗi, đủ năng lực trách nhiệm PL)
>>> Ngược lại mọi hành vi trái pháp luật không phải đều vi phạm pháp luật (VPPL phải hội đủ 4 yếu tố)

35/ Dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự gồm những yếu tố nào?
– Thứ nhất phải là hành vi vi phạm pháp luật hình sự
– Thư hai phải hội đủ 4 yếu tố sau:
+ Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội: gây ra hậu quả hoặc gây đe doạ nguy hiểm (cơ bản nhất)
+ Mang tính có lỗi: Chủ thể có thái độ tiêu cực coi thường với các khách thể quan hệ pháp luật
+ Mang tính trái pháp luật: xâm phạm các điều luật, các tội danh luật hình sự quy định
+ Mang tính chịu hình phạt: hình phạt chính hoặc HP bổ sung

36/ Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý?
Đúng. Vì khi chủ thể vi phạm pháp luật tức phải chịu trách nhiệm pháp lý thì nhà nước mới dụng biện pháp cưỡng chế.
>>> Ngược lại nếu dùng biện pháp trách nhiệm PL thì chưa hẳn đã dùng biện pháp cưỡng chế (người vi phạm bị cảnh cáo, không thể nói là bị cưỡng chế)

37/ Khi chủ thể không hành động thì chủ thể không thể bị xem là vi phạm pháp luật?
Sai. Có những hành vi mà chủ thể không hành động (không ra tay) thì bị gán vào trường hợp phạm tội. VD: Tội không tố giác tội phạm Điều 22,314-BLHS1999

38/ Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là quan điểm khách quan bên ngoài
– Sai. Quan điểm tiêu cực là 1 yếu tố chủ quan bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật; yếu tố này chỉ được cảm nhận qua trạng thái tâm lý bên trong mà thôi (không quan sát được bằng trực giác: như dụng cụ gây án chẵng hạn…)

39/ Hậu quả của hành vi vi phạm PL đều mang lại thiệt hại về vật chất?
Sai. Có những mối nguy hiểm cho xã hội do HVVPLP là những thiệt hại về uy tín, nhân phẩm và tinh thần không đong đếm được (VD: Tội làm hàng giả, tội vu khống, tội hiếp dâm…)
>>>Ngược lại sự thiệt hại về vật chất không phải là dấu hiệu bắt buộc của HVVPPL

40/ Chủ thể vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý?
Đúng. Các loại trách nhiệm pháp lý: cảnh cáo, phạt tiền, giam giữ có thời hạn…
VD: Tội cho vay nặng lãi: vừa bị phạt tiền, vừa cấm đảm nhiệm chức vụ, phạt tù có thời hạn
>>> Riêng đối với pháp luật lao động, nếu đồng thời vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.Đ123-BLLĐ2012

41/ Một người cùng lúc phạm nhiều tội thì bị phạt tù tổng thời gian của các tội danh cộng lại?
– Đúng. Tuỳ vào các tội danh khác nhau thì người phạm tội có thể bị tổng hợp thời gian phạt tù của các tội danh quy định
VD: Vừa phạm tội buôn lậu vừa phạm tội trốn đi nước ngoài trái phép, tổng hợp hình phạt 6 tháng+3năm+phạt tiền. Đ153,Đ91-BLHS1999

42/ Chủ thể không thấy trước hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì không bị coi là có lỗi?
Sai. Đó thuộc vào lỗi vô ý do cẩu thả. Vì có những lỗi mà buộc chủ thể phải biết trước hậu quả gây ra là nguy hiểm. VD: Chở vật liệu xây dựng mà không che chắn có thể làm rơi vãi trên đường gây tai nạn giao thông. Đ22-171/2013/NĐ-CP

43/ Án lệ có phải là nguồn luật của pháp luật Việt Nam không?
Không. Ở VN chỉ có 3 nguồn luật chính là tập quán pháp, tiền lệ pháp và VBQPPL.
>>> Tuy nhiên Tòa án nhân dân tối cao vẫn thường làm công tác tổng kết việc giải quyết 1 số loại vụ việc để từ đó đề ra đường lối hướng dẫn cách giải quyết những vụ việc tương tự cho các tòa án địa phương. Có thể coi đây là 1 biến dạng của án lệ.

44/ Giáo dục pháp luật là gì? Ở trường phổ thông có dạy chương trình GDPL nào không?
– GĐPL tuyên truyền, phổ biến pháp luật; đưa đường lối của đảng, chính sách của nhà nước thành ý chí và kim chỉ nan sống cho mọi tầng lớp xã hội
+ Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác giáo dục pháp luật là phải biết phát huy mặt tích cực trong những biểu hiện của tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật và hạn chế tới mức thấp nhất những mặt tiêu cực của biểu hiện đó.
+ Giáo dục pháp luật luôn kết hợp với giáo dục đạo đức, văn hóa nâng cao trình độ chung của nhân dân.
– Trong nhà trường phổ thông đã đưa vào giảng dạy môn giáo dục công dân, đây là môn chính yếu có nhiều nội dung liên quan đến pháp luật, nhăm giúp học sinh quen dần với việc học hỏi, tìm hiểu và thực hành theo những lĩnh vực pháp luật thông dụng trong cuộc sống.

45/ Ý thức pháp luật là gì?
– Là tổng thể các học thuyết, tư tưởng, tình cảm của con người thể hiện qua thái độ, sự đánh giá về tính công bằng, tính đúng đắn hoặc của các hình thái pháp luật trong từng thời kỳ. Đó còn là sự nhận thức về tính hợp pháp trong cách xử sự, hoạt động của cá nhân, tổ chức.

46/ Ý thức pháp luật có những đặc điểm nào?
a/ Ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội có tính độc lập tương đối.
+ Thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội:
Ý thức pháp luật sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng trong 1 thời gian dài, nơi các thói quen truyền thống đóng vai trò to lớn. Ví dụ: những biểu hiện tâm lý của pháp luật phong kiến như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật vẫn phổ biến trong xã hội ta.
+ Ý thức pháp luật có thể vượt lên trên sự phát triển tồn tại xã hội. Nếu là tư tưởng pháp luật của giai cấp cầm quyền thì nó sẽ có cơ hội thuận lợi thể hiện thành pháp luật và tạo ra những tiến bộ trong đời sống xã hội.
+ Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của 1 thời đại nào đó, song nó cũng kế thừa những yếu tố nhất định thuộc ý thức pháp luật của thời đại trước. Tất nhiên những yếu tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.
+ ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo đức, với các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng pháp lý như nhà nước và pháp luật.
b/ Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp:
+ Thế giới quan pháp lý của 1 giai cấp nhất định được quy định bởi địa vị pháp lý của giai cấp đó trong xã hội.
+ Ý thức pháp luật của giai cấp thống trị được phản ánh vào trong pháp luật. Ý thức pháp luật của giai cấp bị trị mâu thuẫn với ý thức pháp luật của giai cấp thống trị trong xã hội.
+ Trong VN, giữa giai cấp công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội có lợi ích thống nhất với nhau về cơ bản, do đó ý thức pháp luật mang tính thống nhất cao

47/ Ý thức pháp luật có mấy chức năng?
– Chức năng nhận thức: tức nhận thức các quá trình kinh tế- xã hội, các giá trị đạo đức đã được thể chế hóa hoặc sẽ được thể chế hóa.
– Chức năng mô hình hóa pháp lý: Kết quả của quá trình nhận thức là sự hình thành nên các mô hình hành vi nhất định mà ý thức pháp luật đánh giá là các mô hình cần thiết và tất yếu để các quan hệ xã hội phát triển có kết quả.
– Chức năng điều chỉnh: ý thức pháp luật hướng cho hành vi của con người phù hợp với yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành, hoặc làm cho hành vi của con người trở nên sai lệch với các yêu cầu đó- Thể hiện chức năng điều chỉnh của pháp luật.

48/ Những cơ cấu hình thành ý thức pháp luật
a/ Căn cứ vào tính chất, nội dung chia thành:
+ Hệ tư tưởng
+ Tâm lý pháp luật
b/ Căn cứ vào mức độ và phạm vi nhận thức, chia thành:
+ Ý thức thông thường
+ Ý thức mang tính lý luận
c/ Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật, chia thành:
+ YTPL xã hội.
+ YTPL nhóm.
+ YTPL cá nhân

49/ Ý thức pháp luật có mối quan hệ gì với việc thực hiện pháp luật không?
– Việc thực hiện pháp luật cũng tùy thuộc vào trình độ nhận thức và trạng thái tâm lý pháp luật do đó chắc chắn có mối liên hệ và tác động của YTPL đến việc THPL
+ Các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua sự tác động vào ý thức của họ.
+ Đối với các cá nhân, hành động nhận thức các yêu cầu của quy phạm pháp luật từ đó xác lập động cơ, mục đích, lựa chọn phản ánh xử sự xảy ra trước khi họ thực hiện hành vi pháp luật.
+ YTPL của các chủ thể càng cao thì sự tuân thủ pháp luật , sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật của họ càng đúng đắn.
– YTPL có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn quy phạm pháp luật thích ứng để giải quyết vụ việc, ra quyết định áp dụng pháp luật hợp pháp và tổ chức thi hành cách hợp lý
+ Trong điều kiện hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, YTPL cao cho phép áp dụng pháp luật tương tự được đúng đắn.
+ YTPL của các cán bộ có thẩm quyền áp dụng pháp luật càng cao thì hoạt động áp dụng pháp luật càng đúng và có hiệu quả.

50/ Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật khác với yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật ở những điểm nào?
4 dấu hiệu thể hiện hành vi VPPL khi phân tích cụ thể sẽ trở thành các yếu tố cấu thành VPPL
VD: Dấu hiệu thứ nhất: Là hành vi xác định của chủ thể; khi phân tích cụ thể, thì hành vi này chính là dấu hiệu khách quan mà có thể nhận biết bằng trực quan (dao, súng), nó gây nguy hiểm hoặc de doạ nguy hiểm, đem đến thiệt hại cho xã hội. Theo đó hành vi gây ra là nguyên nhân trực tiếp, sự thiệt hại mang đến là hậu quả tất yếu.

51/ Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa phải là vi phạm pháp luật?
– Sai. Có những hành vi có thể gây thiệt hại cho xã hội nếu nó là mối đe doạ gây hậu quả với hành vi kế tiếp. VD: Tội đe doạ giết người. Đ103-BLHS1999

52/ Hành vi nào vừa là hành vi vi phạm PL hành chính vừa là VPPL hình sự?
Đó là hành vi lái xe trong tình trạng có nồng độ rượu vượt mức độ cho phép (VPPLHC, Đ5- 171/2013/NĐ-CP) và gây tai nạn giao thông làm chết người (VPPLHS, Đ202-BLHS1999)

53/ Không có hành vi nào vừa vi phạm pháp luật hình sự vừa VPPL dân sự?
Sai. Trường hợp cho vay có lãi suất nếu trên 150% (so với quy định cùng dạng của NHNN) thì vi phạm pháp luật dân sự; Nếu cho vay vượt hơn 10 lần lãi suất Ngân hàng nhà nước quy định thì VPPL hình sự (tội cho vay lãi nặng Đ163)

54/ Trách nhiệm pháp lý là hình thức chế tài?
Sai. Trách nhiệm pháp lý là 1 dạng quan hệ pháp luật giữa NN và chủ thể VPPPL. Còn chế tài là 1 biện pháp mà NN dùng để đảm bảo việc thực thi TNPL đối với trường hợp chủ thể VPPL.
>>> Chỉ có thể nói TNPL bao gồm hình thức chế tài

55/ Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý?
Đúng. Cũng có trường hợp ngoại lệ, khó được coi là vi phạm pháp luật để NN dùng đến biện pháp cưỡng chế (VD: cưỡng chế giải toả mặt bằng để NN xây dựng công trình công cộng. Chẳng lẽ người dân đang sống yên ổn không muốn di dời đi đâu cả dù NN có đền bù thoả đáng; vậy khi đó người dân vi phạm pháp luật sao?)
>>>Ngược lại không phải mọi biện pháp trách nhiệm pháp lý đều là là biện pháp cưỡng chế

56/ Một hành vi vi phạm pháp luật không thể chịu trách nhiệm nhiều loại trách nhiệm pháp lý?
Sai. Ở đây phải hiểu loại TNPL là TNDS, TNHS, TNHC, TNKL (chứ không phải hình thức chế tài: cảnh cáo, bồi thường, phạt tiền, phạt tù…). Vì có nhiều tội phạm vừa chịu TNDS vừa chịu TNHS (VD: Đánh nhau gây thương tích từ 11%); Hoặc vừa chịu TNHC vừa TNKL (VD: Công chức đánh bạc ăn tiền dưới 2 triệu đồng).
>>> Thông thường khi đã chịu TNHS thì không chịu TNHC (TNHC thường là phạt tiền, mà trong TNHS luôn kèm phạt tiền)

57/ Phân biệt và cho ví dụ về các “yếu tố lỗi” trong vi phạm pháp luật
a/ Lỗi do cố ý trực tiếp:
Cố ý thực hiện hành vi dù biết và mong muốn gây hậu quả. VD: Cố tình hiếp dâm trẻ em dù biết rằng trẻ em sẽ bị đau đớn tủi nhục…
b/ Lỗi cố ý gián tiếp:
Cố ý thực hiện dù không biết nó gây ra hậu quả thế nào.
VD1: Cố tình ném đá vào xe lửa, dù không muốn giết người nhưng hậu quả là có người bị thương vong
VD2: Người cha vì giận người con bỏ học đi chơi game nên đã thẳng tay bọp tai người con dẫn đến người con quẹo quai hàm thuơng tật đến 20%
c/ Lỗi vô ý do chủ quan:
Chủ thể biết rằng có thể xảy ra hậu quả, nhưng tự tin nghĩ rằng sẽ không xảy ra <=> Cuối cùng đã xảy ra. VD: Chủ thể đánh kẻ trộm chó, không ngờ trúng chỗ hiểm, kẻ này thiệt mạng
d/ Lỗi do vô ý bất cẩn:
Chủ thể không nghĩ rằng sẽ xảy ra hậu quả nhưng do cẩu thả nên đã gây ra hậu quả. VD: Cán bộ bảo quản đề thi đại học, trên đường giao đề thì bị rớt mất vì để trong túi nilon mỏng manh