Hỏi đáp về biện pháp bảo đảm, giao dịch bảo đảm, bảo đảm ngân hàng, đăng ký thế chấp

1/ Bảo đảm là gì?

Bảo đảm là từ ngữ dùng trong giao dịch dân sự khi có thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ tài sản khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên này đối với bên kia bằng một trong các biện pháp sau:

1. Cầm cố tài sản. 2. Thế chấp tài sản. 3. Đặt cọc.  4. Ký cược. 5. Ký quỹ. 6. Bảo lưu quyền sở hữu. 7. Bảo lãnh. 8. Tín chấp. 9. Cầm giữ tài sản. Đ292 BLDS2015

VD: Anh A muốn chị B bán cho mình 1 chiếc ô tô, thì anh A thỏa thuận đưa trước cho chị B số tiền cọc là 50 triệu đồng; sau khi chị B giao xe và làm thủ tục sang tên cho anh A thì anh A sẽ đưa nốt số tiền còn lại. Việc anh A đặt cọc 50tr là một biện pháp đảm bảo để anh A sẽ phải mua chiếc ô tô của chị B.

2/ Phân biệt bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm: K1,2Đ3 VBHN về giao dịch bảo đảm 11/2012/NĐ-CP SĐBS 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm (và 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm) – VBHNNĐ

Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị – xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp. (VD: bên vay nợ, bên mua, bên thế chấp…)

Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quỹ. (VD: bên chủ nợ, bên bán, bên nhận thế chấp…)

3/ Tài sản bảo đảm gồm những tài sản gì? Đ4 VBHNNĐ

– Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch. Bao gồm quyền đòi nợ: Đ450 BLDS

Quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ. K1Đ22 VBHNNĐ.

Trường hợp bên bán quyền đòi nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán QĐN phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả. K2Đ450 BLDS.

Quyền đòi nợ chỉ có giá trị pháp lý khi bên có nghĩa vụ/bên được bảo lãnh/bên vay nợ thừa nhận nghĩa vụ là nợ, là số tiền/tài sản phải thanh toán cho bên nhận bảo lãnh/nhận đảm bảo/bên chủ nợ. Điều này đồng nghĩa với việc mua bán nợ chỉ có giá trị pháp lý khi bên bán nợ chứng minh được món nợ muốn bán là nghĩa vụ bên nợ đã thừa nhận/công nhận là nợ phải trả. Nếu họ phản biện hoặc không có chứng cứ thì giao dịch mua bán nợ cũng không có ý nghĩa/giá trị.

– Tài sản hình thành trong tương lai (không gồm quyền sử dụng đất) bao gồm:

a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;
b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

4/ Giao dịch có bảo đảm có buộc phải đăng ký không? (thông báo cơ quan nhà nước) Đ12 VBHNNĐ

Các trường hợp giao dịch bảo đảm phải đăng ký bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Thế chấp tàu bay, tàu biển;

Các trường hợp khác khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền là thủ tục tiêp nhận đăng ký.

5/ Phân biệt thế chấp và cầm cố tài sản 

Thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Đ317 BLDS thông thường thế chấp áp dụng/thực chiện trong trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất/bất động sản/công trình xây dựng, và bên thế chấp sẽ giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng/quyền sở hữu cho bên nhận thế chấp.

– Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Đ309 BLDS – VD: cầm xe gắn máy để lấy tiền chữa bệnh.

6/ Bảo lãnh là gì?

Bảo lãnh là việc người thứ ba/bên bảo lãnh cam kết với bên có quyền/bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ/bên được bảo lãnh, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đ335 BLDS

Nghĩa vụ bảo lãnh có thể bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả. Đ336 BLDS.

VD: Công ty ABC bảo lãnh cho người lao động NVA để NVA mua điện thoại trả góp từ Thegioididong. Nếu NVA kẹt tiền đến hạn trả góp mà ko có tiền thì Cty phải trả thay cho NVA

7/ Nếu bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không nhận tài sản thế chấp/TS cầm cố của bên được bảo lãnh thì xử lý thế nào?

Trong trường hợp đó bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh không giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản không đủ thanh toán nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý. Đ47 VBHNNĐ

8/ Quyền ưu tiên được thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo lãnh và giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ thực hiện thế nào?

– Các bên cùng nhận bảo lãnh có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán. Số tiền thu được từ việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh được chia cho các bên cùng nhận bảo lãnh theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ được bảo lãnh.

– Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ đã được đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ được ưu tiên thanh toán trước bên nhận bảo lãnh.

– Trong trường hợp hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ chưa đăng ký theo quy định của pháp luật thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận ký quỹ được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Nghĩa là: người đang cầm giữ tài sản được ưu tiên thanh toán/trả trước; Bên nào có hợp đồng bảo lãnh ký trước thì được thanh toán trước. Đ47a VBHNNĐ

9/ Trong giao dịch đảm bảo theo quy định pháp luật thì các tổ chức chính trị xã hội đứng ra bảo lãnh tín chấp gồm những tổ chức nào? Đ50 VBHNNĐ – Đ344 BLDS

Tín chấp là từ ngữ đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với tổ chức chính trị xã hội bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 5 thành viên trực thuộc:

1. Hội Nông dân Việt Nam; 2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 4. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

10/ Khi nào được xử lý tài sản của bên bảo đảm khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện?

Đó là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện. Hoặc đến thời điể mà các bên đã thỏa thuận. Đ56 VBHNNĐ

11/ Các phương án xử lý tài sản (tín chấp, cầm cố) để bảo đảm nghĩa vụ khi đến hạn. Đ59 VBHNNĐ; Đ303 BLDS

1. Bán (đấu giá) tài sản bảo đảm. 2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. 3. Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

 

>>> Còn tiếp