Quy định pháp lý về nhãn – mác – xuất xứ hàng hóa (Product Label)


  1. Các loại hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của 43/2017/NĐ-CP

K2Đ1. Những hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
a) Bất động sản;
b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;
c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;
đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, xi măng rời không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;
h) Hàng hóa đã qua sử dụng;
i) Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa;
k) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

>> Các hàng hóa/sản phẩm Cơ khí xây dựng không bị điều chỉnh theo NĐ 

2) Phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa – Đ25 80/2013/NĐ-CP. 
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này

3) Các quy định cụ thể

Stt
Nội dung bắt buộc
(Điều 11, Điều 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP)
Đối tượng áp dụng
Cách ghi
Thể thức (nếu có)
Căn cứ pháp lý
1
Tên hàng hóa
Tất cả
–   Không được làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của hàng hoá.
–   Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hoá thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng.
–   Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hoá thì không phải ghi định lượng
–   Trường hợp tên chất chiết xuất, tinh chất từ các nguyên liệu tự nhiên ghi kèm tên hàng hoá thì phải ghi thành phần định lượng chất chiết xuất, tinh chất hoặc khối lượng nguyên liệu tương đương dùng để tạo ra lượng chất chiết xuất, tinh chất đó
Cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn
–   Điều 13 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 2 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
2
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá
Tất cả
–   Tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất
–   Các nội dung bắt buộc ghi thêm:
+     Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (hàng hóa nhập khẩu)
+     Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân làm đại lý bán hàng trực tiếp cho thương nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá vào VN (nếu có)
+     Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhượng quyền hoặc cho phép (nếu có)
+     Có chỉ dẫn hay ký hiệu trên nhãn để nhận biết nơi sản xuất hàng hóa đó (trong trường hợp trên cùng một nhãn có ghi địa chỉ nhiều nơi sản xuất)
+     Tên hoặc tên và địa chỉ, nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu và các nội dung khác của Công ty, Tổng Công ty, Hiệp hội, …khi được các tổ chức này cho phép (nếu cơ sở sản xuất là thành viên của các tổ chức này)
+     Mối liên quan giữa tổ chức, cá nhân với sản phẩm (nếu ghi thêm tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác nhằm quảng bá cho sản phẩm, hàng hoá)
Tên tổ chức, cá nhân và địa danh không được viết tắt
–   Điều 14 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 3 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
3
Xuất xứ hàng hóa
Tất cả
–   Đối với hàng hoá sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, đã ghi địa chỉ của nơi sản xuất ra hàng hoá đó thì không bắt buộc phải ghi xuất xứ hàng hoá.
–   “sản xuất tại”
–   “chế tạo tại”
–   “xuất xứ”
–   Điều 17 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
4
Định lượng
–   Thực phẩm
–   Thuốc lá
–   Thức ăn chăn nuôi
–   Giấy, bìa, carton
–   Số lượng: Ghi theo số đếm tự nhiên
–   Cách ghi định lượng cụ thể đối với từng dạng hàng hóa: Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 30/09/2006 về nhãn hàng hóa.
Số lượng dưới một đơn vị đo thì dùng đơn vị đo thấp hơn.
Ví dụ: viết 500g mà không viết 0,5kg
–   Điều 15 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 4 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
5
Ngày sản xuất, hạn sử dụng
–   Thực phẩm
–   Thuốc lá
–    Thức ăn chăn nuôi
–   Nếu đã ghi ngày sản xuất thì hạn sử dụng, hạn bảo quản được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất.
–   Ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa
–   Ghi theo năm dương lịch
+     Ngày: 2 chữ số
+     Tháng: 2 chữ số
+     Năm: 2 hoặc 4 chữ số. Nếu chỉ ghi năm thì phải ghi đủ cả 4 chữ số
–   Điều 16 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 5 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
6
Tháng sản xuất
–   Giấy, bìa, carton
7
Thành phần, thành phần định lượng
–    Thực phẩm
–    Thức ăn chăn nuôi
–    Dệt, may, da giầy
–   Đối với thực phẩm:
+     Ghi theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng.
+     Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia, mã số quốc tế (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu ngoài các nội dung trên còn phải ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên” hay chất “tổng hợp”.
–   Ghi theo 1 trong 2 cách sau:
+     Khối lượng của thành phần có trong 1 đơn vị sản phẩm
+     Ghi theo một trong các tỷ lệ: khối lượng với khối lượng; khối lượng với thể tích; thể tích với thể tích; phần trăm khối lượng; phần trăm thể tích
–   Điều 18 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 6 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
8
Thông tin, cảnh báo vệ sinh an toàn
–    Thực phẩm
–    Dệt, may, da giầy
–   Theo đặc thù từng loại hàng hóa
–   Điều 19 Nghị định 89/2006/NĐ-CP
–   Khoản 7 Mục II Thông tư 09/2007/TT-BKHCN
9
Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
–    Thực phẩm
–    Thức ăn chăn nuôi
–    Dệt, may, da giầy
–   Theo đặc thù từng loại hàng hóa
10
Thông tin, hình ảnh cảnh báo sức khỏe
–   Thuốc lá
–   Theo quy định của Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
11
Thông số kỹ thuật
–   Dệt, may, da giầy
–   Giấy, bìa, carton
–   Theo đặc thù từng loại hàng hóa
–   Điều 19 Nghị định 89/2006/NĐ-CP

4) Thủ tục  cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

  • 06/2011/TT-BCT: Quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (Hết HL 1 phần)
  • 19/2006/NĐ-CP: Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá (Thông tư 07/2006/TT-BTM: Hướng dẫn thủ tục cấp và quản lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ  hàng hóa.

Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (tải mẫu tại đây hoặc xin tại Bộ phận C/O – Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM tải mẫu tại đây) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN. (Mẫu đơn ĐK ủy quyền)

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:
1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN. Tải mẫu đơn tại đây

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:

5. Packing List: 1 bản gốc của DN

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.