HỎI – ĐÁP » Một số câu hỏi và giải đáp chuyên ngành TCĐLCL
Xin Trung tâm cung cấp thông tin cơ bản về bộ tiêu chuẩn ISO 22000:2005 – Công cụ kiểm soát toàn diện an toàn vệ sinh thực phẩm?
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh Nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
Điểm tương đồng giữa hai hệ thống
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000. ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000:2005?
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn tự nguyện, DN chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng… ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui định bắt buộc áp dụng HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước hoa quả… Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Qui định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận chỉ cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên n an toàn vệ sinh thức phẩm.
Khi muốn chuyển đổi từ HACCP sang ISO 22000 DN cần thực hiện các công việc: Tổ chức đào tạo để các cán bộ có liên quan hiểu rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2005; Xác định các quá trình có liên quan tới Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp cộng với các yêu cầu của ISO 22000); Thiết lập bổ sung và/hoặc cải tiến các quá trình hiện tại theo các yêu cầu của ISO 22000; Xây dựng một hệ thống văn bản, bao gồm: chính sách an toàn thực phẩm, các thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu, qui định… theo các qui định của tiêu chuẩn và yêu cầu của kiểm soát an toàn thực phẩm; Triển khai thực hiện theo các qui định của hệ thống và tiến hành kiểm tra, giám sát; Đào tạo và tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống (tương tự ISO 9001:2000); Thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001:2000 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy. Đối với những DN chưa có HACCP mà bắt tay vào xây dựng ISO 22000:2005 ngay từ đầu sẽ gặp phải những khó khăn như khó khăn về đáp ứng yêu cầu của các chương trình tiên quyết (PRPs) và thực hiện các nguyên tắc của HACCP, ví dụ như: Nhà xưởng, máy móc thiết bị … có thể chưa đáp ứng được các quy phạm về thực hành sản xuất tốt (GMP) và thực hành vệ sinh tốt (SSOP) … vì vậy sẽ cần phải có sự thay đổi hoặc đầu tư đáng kể. Khó khăn trong việc xác định chính xác các điểm kiểm soát tới hạn (CCP); Khó khăn trong việc thiết lập một hệ thống giám sát và kiểm soát CCP; Khó khăn trong việc kiểm soát mối nguy ngay từ quá trình nuôi trồng, đánh bắt, sơ chế v.v… của các đơn vị cung ứng nguyên liệu.
Cam kết của lãnh đạo trong các bước xây dựng ISO 22000:2005
Bất cứ một DN thực phẩm nào cũng có thể xây dựng một Hệ thống tích hợp giữa Quản lý chất lượng, Quản lý an toàn thực phẩm và Quản lý Phòng thí nghiệm (theo ISO 9000, ISO 22000:2005 và ISO/IEC 17025). Tích hợp hệ thống sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế việc phải thiết lập thêm một số quá trình kiểm soát, hướng dẫn, biểu mẫu… riêng cho từng hệ thống mà các các quá trình, tài liệu này đều có mục đích kiểm soát và quy định tương tự như nhau, ví dụ: kiểm soát tài liệu, kiểm soát hồ sơ, nhân sự v.v…
Tương tự ISO 9001:2000 và các mô hình quản lý theo hệ thống khác, ISO 22000 cũng có riêng một yêu cầu về cam kết của lãnh đạo đối với việc xây dựng, thực hiện và cải tiến thường xuyên hiệu lực của Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (điều 5.1 – ISO 22000:2005).
Khi bắt đầu triển khai áp dụng, thường thì lãnh đạo của tất cả các DN đều mong muốn hệ thống sẽ được xây dựng thành công và được cấp chứng nhận, tuy nhiên nếu không nắm được các yêu cầu của tiêu chuẩn để lường trước những khó khăn thì chưa chắc lãnh đạo doanh nghiệp đã duy trì được cam kết của mình. Điều này đã từng xảy ra đối với việc áp dụng ISO 9000, ISO 14000…Và như vậy, một số doanh nghiệp không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ISO 22000 nếu lãnh đạo không duy trì được cam kết để vượt qua những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình xây dựng hệ thống.
(Nguồn: http://vpc.vn/)
Kaizen là gì? các bước triển khai Kaizen?
1. Khái niệm Kaizen
Kaizen là hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của moi người nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các công ty:
– Cách tiếp cận từng bước – Kaizen.
– Cách tiếp cận mang tính đột phá – Đổi mới
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mọi cán bộ công nhân viên.
Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài. Thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán bộ quản lý. Kaizen ít tốn kém hơn là đầu tư mới. Nó nâng cao chất lượng công việc nó ghi nhận sự tham gia của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
Các nhà quản lý phương Tây tôn sùng đổi mới. Đổi mới là sự đột phá về công nghệ hoặc áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới. Đổi mới mang tính đột phá và gây tác động mạnh còn Kaizen thì dần dần và tinh tế, kết quả không nhìn thấy ngay. Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng tức thời.
Kết hợp Kaizen và đổi mới
Trong thực tế không có cái gì tồn tại vĩnh cửu. Tất cả các hệ thống đều đi đến sự xuống cấp sau khi chúng được thiết lập. Một trong các định luật nổi tiến nhất của Parkinson là “Một tổ chức khi đã hình thành được một cấu trúc thì cũng là lúc tổ chức đó bắt đầu xuống cấp”. Nói cách khác, để cải thiện hoặc thậm chí để duy trì hiện trạng thì tất yếu phải có những nỗ lực liên tục.
Khi không có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Do đó, thậm chí khi đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duy trì và cải tiến nó.
Trong khi đổi mới là một sự đột phá mà ảnh hưởng của nó được tạo dựng dần dần nhờ sự cạnh tranh có chủ ý và sự phá huỷ các chuẩn mực, còn Kaizen là nỗ lực với các ảnh hưởng tích luỹ đánh dấu một tiến bộ vững chắc theo thời gian. Nếu các chuẩn mực chỉ tồn tại để duy trì hiện trạng, chúng sẽ không bị ảnh hưởng chừng nào mức hoạt động đó có thể chấp nhận được. Kaizen, mặt khác có nghĩa là một nỗ lực thường xuyên không chỉ để duy trì mà còn nâng cấp các chuẩn mực. Các nhà chiến lược Kaizen tin rằng các chuẩn mực về bản chất là dự định giống như các bậc đá với một chuẩn mực này dẫn tới chuẩn mực khác khi các nỗ lực cải tiến liên tục được thực hiện.
Các khái niệm Kaizen cơ bản
Để thực hiện Kaizen, ban lãnh đạo cần nắm bắt và vận dụng các khái niệm cơ bản:
– Kaizen và quản lý
– Quá trình và kết quả quá trình
– Chu trình PDCA
– Chất lượng là hàng đầu
– Quyết định dựa trên sự kiện
– Quá trình tiếp theo là khách hàng
2. Các bước thực hiện Kaizen tại nơi làm việc:
Các bước thực hiện Kaizen tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu. Các bước thực hiện Kaizen được tiêu chuẩn hoá như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Bước 2: Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu
Bước 3: Phân tích dữ kiệu đã thu thập để xác định nguyên nhân gốc rễ.
Bước 4: Xác định biện pháp thực hiện dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu.
Bước 5: Thực hiện biện pháp
Bước 6: Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp
Bước 7: Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn.
Bước 8: Xem xét các quá trình trên và xác định dự án tiếp theo.
Đặc điểm của Kaizen
– Là qúa trình cải tiến liên tục nơi làm việc.
– Tập trung nâng cao năng suất và thoả mãn yêu cầu khách hàng thông qua giảm lãng phí.
– Triển khai dựa trên sự tham gia nhiệt tình của mọi thành viên với sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo.
– Đặc biện nhấn mạnh hoạt động nhóm.
– Thu thập và phân tích dữ liệu là công cụ hữu hiệu.
3. Lợi ích của việc áp dụng Kaizen
– Tích lỹ các cải tiến nhỏ trở thành kết quả lớn (góp gió thành bão).
– Giảm các lãnh phí, tăng năng suất.
– Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến.
– Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết.
– Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí.
– Xây dựng nền văn hoá công ty.
Các yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động KAIZEN:
– Cam kết của lãnh đạo cao nhất
– Vai trò của cán bộ quản lý và lãnh đạo nhóm
– Nỗ lực tham gia của mọi người
4. Các chương trình Kaizen cơ bản:
5S: là viết tắt của 5 từ Nhật Bản là Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Chương trình Kaizen này là trọng tâm khoá học này.
KSS: Hệ thống khuyến nghị Kaizen nhấn mạnh lợi ích xây dựng tinh thần và sự tham gia tích cực của người lao động thông qua các kích thích về tài chính và kinh tế thường thấy trong các hệ thống kiểu Mỹ. Qui mô của hệ thống khuyến nghị Kaizen Nhật Bản được mô tả bởi số lượng khuyến nghị được gửi hàng năm. Trong năm 1990, tỷ lệ số lượng khuyến nghị được gửi sẽ được sử dụng là 32 ở Nhật Bản và 0.11 tại Mỹ.
QCC: Nhóm chất lượng là một nhóm nhỏ tình nguyện thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng tại nơi làm việc, thực hiện công việc liên tục như một phần trong chương trình kiểm soát chất lượng toàn công ty, tự phát triển, giáo dục lẫn nhau và Kaizen trong nơi làm việc.
JIT: Đúng thời hạn là một kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho và sản xuất. Đó chính là một phần trong hệ thống sản xuất của TOYOTA. Hệ thống được Taiichi Ohno thiết kế và hoàn thiện tại công ty TOYOTA chủ yếu nhằm giảm thiểu lãng phí khi sản xuất.
7 công cụ thống kế: là các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu làm căn cứ để ra các quyết định, chúng bao gồm: phương pháp thu thập và phân tầng dữ liệu, phiếu kiểm tra, biểu đồ nhân quả, biểu đồ Pareto, biểu đồ phân bố, biểu đồ phân tán, biểu đồ kiểm soát.
(Nguồn: VPC)
Công nghệ mã số mã vạch
Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hoá người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là mã số mã vạch (MSMV) của hàng hoá.
Mã số mã vạch đầu tiên được chế tạo và đưa vào sử dụng trên thế giới từ những năm thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Do yêu cầu phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, công nghệ mã số mã vạch ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong đa ngành kinh tế và trên toàn thế giới. Năm 1973 tổ chức MSMV đầu tiên được thành lập, đó là Hội đồng mã thống nhất của Mỹ (viết tắt tên tiếng Anh là UCC). Năm 1977, Hội mã số vật phẩm Châu âu (EAN) ra đời do sáng kiến của 12 nước Châu Âu, đến năm 1984 đổi thành EAN International, là một tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở trung lập với mục đích chính là đẩy mạnh áp dụng hệ thống EAN trên toàn cầu trong tất cả các ngành kinh tế – xã hội nhằm cung cấp ngôn ngữ chung cho thương mại quốc tế (đặc biệt là thương mại điện tử. . .). Từ năm 2005, hai tổ chức EAN International và UCC hợp nhất thành một tổ chức phân định toàn cầu có tên là GS1.
Mã số GS1 (ví dụ như mã thương phẩm, viết tắt là GTIN) là một dãy chữ số nguyên, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào?. Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.
Mã vạch GS1 (bar Code) là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo một nguyên tắc mã hoá nhất định để thể hiện mã số (hoặc cả chữ lẫn số) dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, gọi ra tiệp dữ liệu liên quan đến hàng hoá đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.
Như vậy, mã số GS1 đóng vai trò “chìa khoá” để thu nhận và tra cứu dữ liệu một cách tự động.
Các đặc tính ưu việt của công nghệ MSMV:
– Hiệu suất : Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.
– Chính xác: với cấu trúc được tiêu chuẩn hoá, an toàn và đơn giản Mã số Mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả”chính xác, không nhầm lẫn.
– Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.
– Thoã mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhanh, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu.
Bên cạnh đó, Công nghệ Mã số mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của Doanh nghiệp vì:
+ Do có những tính ưu việt trên, Mã số mã vạch EAN được chấp nhận ở mọi điểm trong “chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.
+ Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, Mã số mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (messages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại… Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.
+ Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, Mã số mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Mã số mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của Doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu; quản lý kho; quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh…
Làm thế nào để có mã số mã vạch trên sản phẩm?
Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải đăng ký với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp mã doanh nghiệp GS1. Sau đó, doanh nghiệp tự lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm của mình. Thủ tục đăng ký sử dụng MSMV được quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006. Để được sử dụng và duy trì sử dụng mã số doanh nghiệp GS1, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí đăng ký và phí duy trì hàng năm. Hai loại phí này do Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002.
Mã quốc gia của các nước thành viên GS1:
000 – 019: Mỹ
020 – 029: (Phân phối giới hạn)
030 – 039: Mỹ
040 – 049: (Phân phối giới hạn)
050 – 059: Các phiếu / Coupons
060 – 139: Mỹ
200 – 299: (Phân phối giới hạn)
300 – 379: Pháp
380: Bungari
383: Xlôvênia
385: Crôatia
387: Bôxnia và Hécxêgôvina
400 – 440: Đức
450 – 459 & 490 – 499: Nhật
460 – 469: Liên bang Nga
470: Cưrơgưxtan
471: Đài Loan
474: Extônia
475: Látvia
476: Adécbaigian
477: Lítva
478: Udơbêkixtan
479: Xri Lanca
480: Philippin
481: Bêlarút
482: Ucraina
484: Mônđôva
485: Ácmênia
486: Grudia
487: Kadắcxtan
489: Hồng Kông
500 – 509: Anh quốc
520: GS1 quốc tế (dành cho Hy Lạp)
528: Libăng
529: Síp
530: Anbani
531: Maxêđônia
535: Manta
539: Ailen
540 – 549: Bỉ và Lúcxămbua
560: Bồ Đào Nha
569: Aixơlen
570 – 579: Đan Mạch
590: Ba Lan
594: Rumani
599: Hungari
600 – 601: Nam Phi
603: Gana
608: Baranh
609: Môrixơ
611: Marốc
613: Angiêri
616: Kênia
618: Bờ Biển Ngà
619: Tuynidi
621: Xyri
622: Ai Cập
624: Libi
625: Gioócđani
626: Iran
627: Côoét
628: Arập Xêút
629: Ả rập
640 – 649: Phần Lan
690 – 695: Trung Quốc
700 – 709: Nauy
729: Ixraen
730 – 739: Thụy Điển
740: Goatêmala
741: En Xanvađo
742: Ônđurát
743: Nicaragoa
744: Côxta Rica
745: Panama
746: Cộng hòa Đôminica
750: Mêhicô
754 – 755: Canađa
759: Vênêxuêla
760 – 769: Thụy Sỹ
770: Côlômbia
773: Urygoay
775: Pêru
777: Bôlivia
779: Áchentina
780: Chilê
784: Paragoay
786: Êcuađo
789 – 790: Braxin
800 – 839: Italia
840 – 849: Tây Ban Nha
850: Cuba
858: Xlôvakia
859: Séc
860: Sécbia và Môntênêgrô
865: Mông Cổ
867: Bắc Triều Tiên
868 – 869: Thổ Nhĩ Kỳ
870 – 879: Hà Lan
880: Hàn Quốc
884: Campuchia
885: Thái Lan
888: Xingapo
890: Ấn Độ
893: Việt Nam
899: Inđônêxia
900 – 919: Áo
930 – 939: Ôxtrâylia
940 – 949: Niu Dilân
950: GS1 Quốc tế
955: Malaixia
958: Macao
977: Tạp chí xuất bản định kỳ / Serial publications (ISSN)
978 – 979: Sách / Bookland (ISBN)
980: Biên lai tiền trả lại / Refund receips
981 – 982: Phiếu tiền tệ chung / Common Currency Coupons
990 – 999: Các loại phiếu / Coupons
Các tài liệu liên quan đến Mã số mã vạch:
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA (TCVN)
1. TCVN 6380:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn Quốc tế cho sách (ISBN)
2. TCVN 6381:2007 Thông tin và tư liệu. Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN)
3. TCVN 6384:1998 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã UPC-A. Yêu cầu kỹ thuật
4. TCVN 6512:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã số đơn vị thương mại. Yêu cầu kỹ thuật
5. TCVN 6513:1999 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã vạch ITF. Yêu cầu kỹ thuật
6. TCVN 6754:2007 Mã số và mã vạch vật phẩm. Số phân định ứng dụng GS1
7. TCVN 6755:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã vạch EAN.UCC-128. Quy định kỹ thuật
8. TCVN 6756:2000 Mã số và mã vạch vật phẩm. Mã số mã vạch EAN cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ. Quy định kỹ thuật
9. TCVN 6939:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 13 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
10. TCVN 6940:2007 Mã số vật phẩm. Mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số. Yêu cầu kỹ thuật
11. TCVN 7199:2007 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Mã số địa điểm toàn cầu GS1. Yêu cầu kỹ thuật
12. TCVN 7200:2007 Mã số mã vạch vật phẩm. Mã côngtenơ vận chuyển theo xê-ri (SSCC). Yêu cầu kỹ thuật
13. TCVN 7201:2007 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Nhãn đơn vị hậu cần GS1. Yêu cầu kỹ thuật
14. TCVN 7202:2002 Phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Mã vạch 3.9. Yêu cầu kỹ thuật
15. TCVN 7203:2002 Mã số mã vạch vật phẩm. Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch
16. TCVN 7322:2003 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Công nghệ mã vạch. Mã QR
17. TCVN 7454:2004 Phân định và thu thập dữ liệu tự động. Danh mục tên dữ liệu mô tả thương phẩm sử dụng mã số EAN.UCC
18. TCVN 7626:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch. Mã vạch một chiều
19. TCVN 7639:2007 Mã toàn cầu phân định tài sản có thể quay vòng (GRAI) và mã toàn cầu phân định tài sản riêng (GIAI). Yêu cầu kỹ thuật
20. TCVN 7825:2007 Công nghệ thông tin. Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động. Yêu cầu kỹ thuật mã vạch. EAN/UPC
TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ (ISO)
1. ISO 12656:2001 Micrographics — Use of bar codes on aperture cards
2. ISO 15394:2000 Packaging — Bar code and two-dimensional symbols for shipping, transport and receiving labels
3. ISO 22742:2005 Packaging — Linear bar code and two-dimensional symbols for product packaging
4. ISO/IEC 15415:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code print quality test specification — Two-dimensional symbols
5. ISO/IEC 15416:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code print quality test specification — Linear symbols
6. /IEC 15417:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 128 bar code symbology specification
7. /IEC 15419:2001 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code digital imaging and printing performance testing
8. ISO/IEC 15420:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code symbology specification — EAN/UPC
9. /IEC 15421:2000 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code master test specifications
10. ISO/IEC 15423:2004 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code scanner and decoder performance testing
11. ISO/IEC 15426-1:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 1: Linear symbols
12. ISO/IEC 15426-2:2005 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Bar code verifier conformance specification — Part 2: Two-dimensional symbols
13. ISO/IEC 15438:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — PDF417 bar code symbology specification
14. ISO/IEC 16022:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Data Matrix bar code symbology specification
15. ISO/IEC 16388:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Code 39 bar code symbology specification
16. ISO/IEC 16390:2007 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Interleaved 2 of 5 bar code symbology specification
17. ISO/IEC 18004:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — QR Code 2005 bar code symbology specification
18. ISO/IEC 24723:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — EAN.UCC Composite bar code symbology specification
19. ISO/IEC 24724:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Reduced Space Symbology (RSS) bar code symbology specification
20. ISO/IEC 24728:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — MicroPDF417 bar code symbology specification
21. ISO/IEC 24778:2008 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Aztec Code bar code symbology specification
22. ISO/IEC TR 19782:2006 Information technology — Automatic identification and data capture techniques — Effects of gloss and low substrate opacity on reading of bar code symbols
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. 2373/2000/QĐ-BKHCNMT: Quyết định của Bộ trưởng Bộ KHCN và MT về việc quản lý mã số mã vạch
2. 45/2002/QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch
3. 88/2002/TT-BTC: Thông tư quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vach
4. 15/2006/QĐ-BKHCN: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch”
5. 36/2007/TT-BTC: Thông tư của Bộ Tài chính số 36/2007/TT-BTCsửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạchĐể tham khảo các tài liệu trên hoặc quý khách có nhu cầu hỗ trợ dịch vụ về MSMV xin mời liên hệ với Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Hoạt động tiêu chuẩn hoá tại cơ sở và vai trò của doanh nghiệp
I. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá trong sản xuất-kinh doanh
1. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực tổ chức- quản lý:
– Làm giảm những chi phí chung;
– Tinh giảm công việc văn phòng do tiêu chuẩn qui định các thủ tục tác nghiệp hợp lý, thống nhất và rõ ràng;
– Giảm giá thành nghiên cứu và phát triển;
– Giảm chi phí đào tạo;
– Làm chủ và kiểm soát chất lượng;
2. Lợi ích cua tiêu chuẩn hoá trong thiết kế:
– Nhanh hơn;
– Hiệu quả hơn;
– Tin cậy hơn.
3. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá trong cung ứng/mua vật tư:
– Giảm chủng loại, kích cỡ hàng đặt mua;
– Tiết kiệm do không cần nhiều kho bãi dự trữ;
– Đảm bảo chất lượng hàng mua;
– Giảm chi phí lưu kho và kiểm tra.
4. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá trong sản xuất:
– Đảm bảo quá trình sản xuất liên tục;
– Tăng hiệu suất sử dụng trang thiết bị;
– Giảm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế;
– Bảo đảm chất lượng sản phẩm phù hợp với thiết kế;
– Bảo đảm an toàn sức khoẻ người lao động;
– Giảm chủng loại trang thiết bị sử dụng.
5. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá trong bao gói:
– Duy trì được chất lượng và an toàn sản phẩm;
– Dễ dàng và hạ giá thành vận chuyển.
6. Lợi ích tiêu chuẩn hoá trong tiêu thụ/bán hàng:
– Nâng cao lòng tin với khách hàng;
– Khách hàng dễ dàng làm quen với sản phẩm;
– Giảm khối lượng công việc trao đổi.
II. Nội dung tiêu chuẩn hoá cơ sở
Có thể hình dung hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở gồm ba nội dung chính sau đây:
– Xây dựng, ban hành, công bố tiêu chuẩn cơ sở, tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp;
– Áp dụng tiêu chuẩn ;
– Thông tin tiêu chuẩn.
1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp
Nội dung này bao gồm việc xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở và tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp.
a). Xây dựng, ban hành, công bố tiêu chuẩn cơ sở
Các cơ sở cần phải có tiêu chuẩn nội bộ cho các đối tượng tiêu chuẩn hoá của mình. Tiêu chuẩn nội bộ đó qui định các điều khoản cần áp dụng để sản phẩm và dịch vụ của cơ sở thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Cơ sở phải xác định được đối tượng nào cần phải được xây dựng tiêu chuẩn, loai tiêu chuẩn nào cần xây dựng để sao cho có đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nhiều trường hợp tồn tại những tiêu chuẩn bên ngoài cho chính đối tượng mà cơ sở cần xây dựng tiêu chuẩn nội bo, như tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, CAC, Codex…), tiêu chuẩn khu vực (EN , . .), tiêu chuẩn quốc gia (TCVN, BS, DIN, AS, JIS,…), tiêu chuẩn ngành, hội, ( ASTM,…) hoặc tiêu chuẩn của các cơ sở khác, thì cơ sở trước hết cần cố gắng tập trung nỗ lực chấp nhận các tiêu chuẩn bên ngoài đó, đặc biệt là những tiêu chuẩn quốc tế thuộc đối tượng ưu tiên hài hoà mà các tổ chức khu vực như ASEAN, APEC,… thông qua cho từng thời kỳ.
Về nguyên tắc, mức độ tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hay quốc gia càng cao càng tốt. Nếu không phù hợp hoàn toàn được thì có thể tương đương với thay đổi biên tập hay thay đổi nhỏ về kỹ thuật. Khi không chấp nhận được thì tiêu chuẩn bên ngoài vẫn luôn phải là một tài liệu tham khảo quan trọng nhất trong việc xây dựng tiêu chuẩn cơ sở.
Đối với tiêu chuẩn bên ngoài được các cơ quan có thẩm quyền công bố bắt buộc áp dụng thì tiêu chuẩn cơ sở không được phép trái.
Trong trường hợp sản phẩm, hàng hoá của mình theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài hay tiêu chuẩn khác thì cơ sở chỉ cần công bố áp dụng tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, đối với tiêu chuẩn cấp càng cao thì khả năng áp dụng hoàn toàn tiêu chuẩn đó sẽ gặp khó khăn. Khi đó, cơ sở cần phải xây dựng các tiêu chuẩn nội bộ trên cơ sở chấp nhận các tiêu chuẩn đó, đong thời có đưa thêm các yêu cầu phù hợp và cụ thể hơn cho sản phẩm, hàng hoá của mình.
b). Tham gia hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp
Cơ sở cần tích cực tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá các cấp, như cấp quốc gia, ngành / hội, quốc tế, khu vực,… Đây thực sự là biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính cơ sở mình. Khoản 3 Điều 7 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định: ”Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Viet Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế – kỹ thuật.”
Khi tham gia vào quá trình xây dựng một tiêu chuẩn nào đó, ngoài việc nắm được nội dung tiêu chuẩn, học hỏi được kinh nghiệm của các bên có liên quan, thì bản thân các quyền lợi chính đáng của cơ sở cũng được quan tâm chú ý tới, điều đó làm cho cơ sở dễ dàng áp dụng và áp dụng có hiệu quả tiêu chuẩn đó hơn.
2. Áp dụng tiêu chuẩn
Áp dụng tiêu chuẩn đã ban hành là một nội dung quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở. Lợi ích của tiêu chuẩn hoá chỉ đem lại khi tiêu chuẩn được áp dụng. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở, tham gia xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật: công bố hàng hoá của mình phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tự nguyện áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ sở cần có biện pháp áp dụng có hiệu quả các tiêu chuẩn có liên quan kể cả tiêu chuẩn cơ sở và tiêu chuẩn bên ngoài.
Đối với tiêu chuẩn cơ sở, việc áp dụng thường là bắt buộc trong phạm vi toàn cơ sở.
Áp dụng tiêu chuẩn bên ngoài có thể được tiến hành 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
Áp dụng trực tiếp là sử dụng tiêu chuẩn không qua một tiêu chuẩn hay tài liệu nào khác. áp dụng gián tiếp là sử dụng tiêu chuẩn thông qua một tiêu chuẩn hay tài liệu khác. Tiêu chuẩn có thể được áp dụng toàn bộ hoặc một phần hoặc được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể.
Đối với quy chuẩn kỹ thuật (bắt buộc áp dụng) thì cơ sở phải tuân thủ áp dụng nghiêm túc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cơ sở phải luôn theo dõi cập nhật các tiêu chuẩn bên ngoài mới nhất có liên quan, cần theo dõi từ khi các tiêu chuẩn còn đang được xây dựng, cử chuyên gia tham gia xây dựng và góp ý dự thảo, khi tiêu chuẩn ban hành cần kịp thời mua và nghiên cứu các biện phap áp dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện thực tế của cơ sở.
Cần đặc biệt lưu ý theo dõi việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật để có biện pháp áp dụng kịp thời. Việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật la thẩm quyền của các cơ quan quản lý các cấp hoặc qui định trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước (luật, nghị định, chỉ thị,…) như quy định trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Pháp lệnh chất lượng hàng hoá đã nêu trên.
Nhìn chung để áp dụng một tiêu chuẩn nào đó cơ sở cần lập phương án áp dụng, rà xét sửa chữa các văn bản kỹ thuật có liên quan, khi cần thiết có thể tổ chức lại sản xuất, đổi mới trong thiet bị công nghệ, mua sắm phương tiện đo lường, thử nghiệm …
3. Thông tin tiêu chuẩn
Hoạt động thông tin tiêu chuẩn là hoạt động rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn phát triển thương mại trên quy mô toàn cầu hiện nay. Thông tin tiêu chuẩn trong nội bộ cơ sở có thể bao gồm các nội dung sau:
a). Các hoạt động thông tin tư vấn:
– Tìm kiếm, thu thập các tiêu chuẩn và các thông tin về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cần thiết;
– Nghiên cứu tìm hiểu giải thích làm sáng tỏ nội dung và dịch các tiêu chuẩn cần thiết.
b). Quản lý thư viện nội bộ:
– Cập nhật cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
– Mua tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tài liệu có liên quan;
– Phục vụ bạn đọc.
c). Phát hành nội bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác
Cơ sở cần tổ chức hệ thống phát hành, phân phối các tiêu chuẩn, các hướng dẫn và các thông tin tiêu chuẩn khác, sao cho những tài liệu hoặc thông tin đến được đúng địa chỉ của những bộ phận, cá nhân có liên quan trong cơ sở một cách kịp thời, tránh tình trạng thất lạc,đến muộn, không thường xuyên.
d). Thông tin-tuyên truyền công tác tiêu chuẩn hoá
Thông tin-tuyên truyền hoạt động tiêu chuẩn hoá là việc cần được làm thường xuyên, đặc biệt đối với các cơ sở nơi mà tiêu chuẩn hoá còn là một khái niệm chưa được phổ cập. Phải tận dụng các biện pháp và phương tiện tuyên truyền khác nhau để làm mọi người hiểu được ý nghĩa và lợi ích của tiêu chuẩn hoá và các hoạt động liên quan để từ đó lôi cuốn họ tham gia tích cực vào hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở.
g). Lập và quản lý các bản kê
Một trong những mục đích của tiêu chuẩn hoá là kiểm soát đa dạng, giảm thiểu, đơn giản hoá và thống nhất hoá, nên việc lập các bản kê cho các đối tượng khác nhau là rất cần thiết. Bản kê không chỉ đề cập đến các bộ phận cầu thành của sản phẩm mà còn đề cập đến các bản vẽ và các đối tượng khác.
e). Thiết lập và quản lý hệ thống đánh số, phân loại và mã hoá
Cơ sở can thiết lập một hệ thống đánh số, phân loại và mã hoá phù hợp với cơ sở. Một hệ thống đánh số, phân loại và mã hoá tốt sẽ giúp cho cơ sở kiểm soát có hiệu quả các hoạt động của mình.
III. Tổ chức hoạt động tiêu chuẩn hoá tại cơ sở
1. Tổ chức bộ phận tiêu chuẩn hoá tại cơ sở
Hoạt động tiêu chuẩn hoá trong cơ sở có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của bộ phận tiêu chuẩn hoá trong cơ cấu tổ chức của cơ sở. Tuỳ thuộc vào qui mô, loại hình, chương trình tiêu chuẩn hoá và các điều kiện đặc thù của từng cơ sở, bộ phận tiêu chuẩn hoá có thể được bố trí như sau:
– Là một bộ phận độc lập (phòng, ban,…) trực thuộc lãnh đạo cao nhất về kỹ thuật có vị trí không được thấp hơn các bộ phận khác (như phòng thiết kế, phòng kinh doanh…) của cơ sở;
– Là một bộ phận của một phòng, ban nào đó trong cơ sở (phòng thiết kế, phòng đảm bảo chất lượng,…).
Theo ISO, phương án 1 là phương án bảo đảm cho hoạt động tiêu chuẩn hoá tại cơ sở thành công hơn. Hai phương án này là phương án tập trung, tức là chỉ có một bộ phận tiêu chuẩn hoá duy nhất trong một cơ sở. Tuy nhiên đối với những cơ sở lớn có thể sử dụng phương án phi tập trung (phân tán) tức là cùng đồng thời tồn tại cả bộ phận tiêu chuẩn hoá trực thuộc ban lãnh đạo và bộ phận tiêu chuẩn hoá của một phòng, ban nào đó, ví dụ như phòng thiết kế, phòng kiểm soát chất lượng.
2. Nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hoá trong cơ sở
Xuất phát từ nội dung hoạt động tiêu chuẩn hoá trong cơ sở đã nêu ở phần trên, nhiệm vụ của bộ phận tiêu chuẩn hoá trong cơ sở bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
– Tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn cơ sở;
– Đưa ra các thông tin về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
– Giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật .
Không phụ thuộc vào qui mô và vị trí tổ chức, bộ phận tiêu chuẩn hoá trong cơ sở có thể có những chức năng và nhiệm vụ chính sau đây:
+ Xây dựng và/hoặc tổ chức xây dựng các tiêu chuẩn và các hướng dẫn nội bộ;
+ Đầu mối quan hệ với cac tổ chức bên ngoài khác trong việc tham gia xây dựng; các tiêu chuẩn bên ngoài, bảo đảm quan điểm và quyền lợi của cơ sở được bảo vệ trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đó;
+ Thúc đẩy và giám sát áp dụng tiêu chuẩn trong cơ sở;
+ Cập nhật và cung cấp thông tin tiêu chuẩn làm cho sản phẩm/dịch vụ luôn cập nhật với những tiêu chuẩn, qui định và luật lệ mới nhất;
+ Quản lý hệ thống đánh số, phân loại và mã hoá;
+ Quản lý hệ thống tài liệu, kiểm tra bản vẽ, bản kê các bộ phận chi tiết;
+ Thiết lập và duy trì quan hệ giữa các nhóm chức năng khác nhau trong cơ sở để tăng cường khả năng hợp tác trao đổi thông tin với nhau.
3. Các biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở
Hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở phải được đẩy mạnh trong phạm vi toàn cơ sở, cũng như trong từng tổ chức (phòng, ban, phân xưởng…) trong cơ sở. Cả hai hướng này phải hài hoà và nằm trong một hệ thống thống nhất. Sau đây là một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở:
– Công bố hoạt động tiêu chuẩn hoá như là chính sách hàng đầu của cơ sở ;
– Giáo dục và đào tạo ;
– Xây dựng chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở;
– Thực hiện chương trình (kế hoạch) thúc đẩy hoạt động tiêu chuẩn hoá cơ sở;
– Xây dựng quy chế quản lý tiêu chuẩn cơ sở, trong đó thiết lập một thủ tục thống nhất và hợp lý xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cũng như quy định các vấn đề có liên quan.
(nguồn: vsqc)
Tôi cần các thông tin liên quan đến OHSAS 18000?
OHSAS 18000 là gì?
* OHSAS 18000 là một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn sức khỏe nghề nghiệp được xây dựng từ sự kết hợp của các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia, các tổ chức chứng nhận, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia trong ngành.
* Mục đích đích của hệ thống là đề kiểm soát các rủi ro về mặt an toàn sức khỏe nghề nghiệp.
* Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức thuộc các quy mô, loại hình, sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
Ai cần OHSAS 18000?
* Các tổ chức mong muốn:
– Thiết lập một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm loại trừ hoặc giảm thiểu các rủi ro với nhân viên hoặc các bên quan tâm, những người có thể tiếp xúc với các rủi ro về an toàn sức khỏe nghề nghiệp trong quá trình thực hiện các công việc của mình,
– Tự khẳng định sự tuân thủ với các chính sách về an toàn sức khỏe nghề nghiệp,
– Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm,
– Được chứng nhận bởi một bên thứ ba cho hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của mình.
Tại sao cần OHSAS 18000?
* Các áp lực thị trường:
– Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
– Yêu cầu bởi cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,
– Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh.
– Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.
* Áp lực từ chủ sở hữu và cổ đông:
– Muốn các khoản đầu tư của mình “trong sạch” và “lành mạnh” về mặt an toàn sức khỏe nghề nghiệp,
– Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
* Áp lực từ nhân viên:
– Có được môi trường làm việc an toàn,
– Đảm bảo tương lai sức khoẻ và gia đình.
Các lợi ích từ OHSAS 18000:
* Về mặt thị trường:
– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ OHSAS 18000 như là một điều kiện bắt buộc,
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn sức khỏe nghề nghiệp,
– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức và các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp,
– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
* Về mặt kinh tế:
– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
– Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
* Quản lý rủi ro:
– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
– Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
* Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
– Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
Các bước thực hiện OHSAS 18000:
Lãnh đạo cam kết
Đánh giá và lập kế hoạch
Thiết lập hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp và tài liệu
Áp dụng hệ thống
Đánh giá, cải tiến
Chứng nhận
Để triển khai một dự án OHSAS 18000 cần bao nhiêu thời gian?
Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các nguy cơ về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.
Dự kiến chi phí cho một dự án OHSAS 18000 là bao nhiêu?
Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các nguy cơ về an toàn sức khỏe nghề nghiệp, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. Các chi phí chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phí tư vấn và phí chứng nhận.
Các khó khăn thường gặp phải trong quá trình triển khai một dự án OHSAS 18000 là gì?
Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện OHSAS 18000, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án.
Lý do gì OHSAS 18001:1999 chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam? Áp dụng OHSAS 18001:1999 có lợi cho những đối tượng nào trong 1 tổ chức? Doanh nghiệp áp dụng SA 8000:2001, OHSAS 18001:1999 mang lại lợi nhuận hay phải chịu chi phí nhiều hơn?
Mục tiêu của OHSAS 18001 là bảo vệ anh toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên các tổ chức và doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này đặc biệt hữu ích cho những người phải làm việc trong môi trường dễ xảy ra sự cố, tai nạn ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng. Có thể là vì nhận thức, nhưng cũng có khả năng là vì không hướng ngay tới lợi ích của ông chủ doanh nghiệp nên ít được quan tâm. Áp dụng OHSAS 18001 có lợi cho cả nhân viên và cả doanh nghiệp: nhân viên được làm việc trong môi trường an toàn, doanh nghiệp không mất các chi phí do nhân viên bị thương tật, ốm đau, tai nạn vì môi trường làm việc không an toàn. Áp dụng SA 8000 và OHSAS 18001 trước tiên là mất chi phí, có những lợi ích trước mắt và cả các lợi ích lâu dài như xây dựng hình ảnh, đáp ứng yêu cầu của thị trường, của nhà nước v.v…
(Theo: VPC, P & Q Solutions Co., Ltd)
Trung tâm có thể cung cấp cho tôi một số thông tin liên quan đến SA 8000?
1. SA 8000 là gì? (Social Accountability 8000) :
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu cầu về trách nhiệm xã hội do Hội đồng Công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế (nay là tổ chức Trách nhiệm Quốc tế SAI) được ban hành lần đầu vào năm 1997. Cuối tháng 12 năm 2001, tiêu chuẩn SA 8000 phiên bản 2001 đã ra đời. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và cho cả các nước đang phát triển, có thể áp dụng cho các công ty lớn và các công ty có qui mô nhỏ… Tiêu chuẩn SA 8000 cũng cung cấp phương tiện cho các công ty, các chuyên giá đánh giá và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
SA 8000 cho phép các doanh nghiệp có thể làm được những gì tốt đẹp nhất: áp dụng hệ thống quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra và đảm bảo lợi nhuận liên tục. Công việc chỉ có thể được thực hiện tốt khi có một môi trường thuận lợi, và sự ra đời của tiêu chuẩn quốc tế SA 8000 chính là để tạo ra một môi trường đó.
Thuật ngữ “Trách nhiệm xã hội” trong tiêu chuẩn SA 8000 đề cập đến điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan như: Lao động trẻ em; Lao động cưỡng bức; An toàn sức khoẻ; Tự do hội họp và thoả ước lao động tập thể; Kỷ luật; Thời gian làm việc; Thù lao và Hệ thống quản lý.
2. Ai cần SA 8000?
* Các tổ chức mong muốn:
– Tự chứng tỏ sự tuận thủ với các chính sách về trách nhiệm xã hội,
– Muốn chứng tỏ sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
– Được chứng nhận bởi một tổ chức bên thứ ba về hệ thống trách nhiệm xã hội.
Tại sao cần SA 8000?
* Các áp lực từ mặt thị trường:
– Yêu cầu bởi các khách hàng của tổ chức,
– Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội nhằm tạo và duy trì lợi thế cạnh tranh,
– Chuẩn bị cho xu thế hội nhập quốc tế.
* Áp lực từ chủ sở hữu, cổ đông:
– Muốn đảm bảo đầu tư của họ được duy trì “trong sạch” về mặt trách nhiệm xã hội,
– Cải thiện hành ảnh của Doanh nghiệp đối với khách hàng và các bên quan tâm.
* Áp lực từ nhân viên:
– Muốn có môi trường làm việc an toàn,
– Muốn có tổ chức và thương thảo tập thể với chủ doanh nghiệp.
3. Các lợi ích từ SA 8000?
* Về thị trường:
– Cải thiện cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế yêu cầu sự tuân thủ SA 8000 như là một điều kiện bắt buộc,
– Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng,
– Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động trách nhiệm xã hội,
– Phát triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trong nhất trong một tổ chức,
– Hấp dẫn đối với các nhân viên và những người tham gia tuyển vào tổ chức, đặc biệt trong trường hợp thị trường là động đang có sự cạnh tranh mãnh mẽ như hiện nay,
– Nâng cao tinh thần và sự trung thành của nhân viên với tổ chức nhờ điều kiện làm việc tốt hơn,
– Giảm thiểu nhu cầu kiểm tra, thanh tra từ các cơ quan quản lý nhà nước.
* Về kinh tế:
– Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội,
– Tỷ lệ sử dụng lao động cao hơn nhờ giảm thiểu các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,
– Giảm mức độ vắng mặt của nhân viên và thay đổi về nhận sự,
– Hạn chế các tổn thất trong trường hợp tại nạn, khẩn cấp.
* Quản lý rủi ro:
– Phương pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại,
Có thể dẫn đến giảm phí bảo hiểm hằng năm,
– Thúc đẩy quá trình giám định thiệt hại cho các yêu cầu bảo hiểm (nếu có).
– Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:
– Được sự đảm bảo của bên thứ ba,
– Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại,
– Cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
* Lợi ích đứng trên quan điểm của khách hàng:
– Nếu công ty đã có các thủ tục giám sát nhằm đảm bảo các sản phẩm của mình được bán ra đứng tên và nhãn mác của công ty mình được tạo ra đáp ứng với mong đợi của khách hàng, thì tiêu chuẩn này sẽ có hỗ trợ làm giảm thiểu chi phí giám sát.
– Áp dụng tiêu chuẩn này tạo ra sự tin tưởng cao hơn rằng các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một môi trường làm việc an toàn và công bằng. Các yêu cải tiến liên tục và sự cần thiết tiến hành đánh giá định kỳ của bên Thứ Ba là cơ sở để nâng cao hình ảnh và uy tín của công ty.
* Lợi ích đứng trên quan điểm của nhà cung cấp:
– Trong môi trường kinh doanh mà vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên quan trọng thì SA 8000 chính là cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn và xâm nhập được vào thị trường mới đồng thời đem lại cho công ty cũng như các nhà quản lý “Sự yên tâm về mặt trách nhiệm xã hội”
– Áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 có thể giảm chi phí quản lý các yêu cầu xã hội khác nhau.
– Tiêu chuẩn SA 8000 tạo cho công ty có một chỗ đứng tốt hơn trong thị trường lao động. Cam kết rõ ràng về các chuẩn mực đạo đức và xã hội giúp cho công ty có thể dễ dàng thu hút được các nhân viên được đào tạo và có kỹ năng, đây là yếu tố được xem là “Chìa khoá cho sự thành công” trong thời đại mới.
– Cam kết của công ty về phúc lợi cho người lao động sẽ làm tăng lòng trung thành và cam kết của họ đối với công ty. Điều này không những giúp công ty tăng được năng suất mà còn có được mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có được các khách hàng trung thành.
4. Các bước thực hiện SA 8000?
1/ Lãnh đạo cam kết
2/ Đánh giá và lập kế hoạch
3/ Thiết lập hệ thống trách nhiệm xã hội và tài liệu
4/ Áp dụng hệ thống
5/ Đánh giá, cải tiến
6/ Chứng nhận
5. Tác động của SA 8.000 đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1. Nhu cầu duy trì và mở rộng thị trường SA 8000 là công cụ hữu hiệu làm thuận lợi hoá thương mại toàn cầu, nó bao gồm việc làm gia tăng thị phần và cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp
2.Phù hợp với các quy định chung của Công ước Quốc tế, các thông lệ của Tổ chức thương mạithế giới WTO.
3. Đáp ứng các yêu cầu của người mua.Đối với khách hàng và cổ đông đó là sượ cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, đảm bảo rằng khách hàng được cung cấp sản phẩm không có sự bóc lột như trong tiêu chuẩn đã đề cập đến.
4.Tạo ra sự cạnh tranh mới, doanh nghiệp sẽ thu hút khách mới bằng việc cạnh tranh với đối thủ của họ rằng doanh nghiệp đối xử công bằng với người công nhân và đang tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn SA 8.000, đặc biệt là các khách hàng từ Châu âu và Mỹ.
6. Ý nghĩa:
Ý nghĩa to lớn của SA 8000 là ngăn ngừa sự lạm dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân và đối xử phân biệt lao động nam nữ,dân tộc, tôn giáo , làm tăng trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động ngày càng to lớn, đó là luôn hướng tới cái thiện điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho công nhân đang làm việc cho doanh nghiệp
7. Để triển khai một dự án SA 8000 cần bao nhiêu thời gian?
Điều này phụ thuộc vào độ phức tạp của các điều kiện và môi trường làm việc, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về trách nhiệm xã hội, cam kết của lãnh đạo và nhận thức của nhân viên.
8. Dự kiến chi phí cho một dự án SA 8000 là bao nhiêu?
Điều này một lần nữa phụ thuộc vào độ phức tạp của các điều kiện và môi trường làm việc, quy mô của hoạt động, mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật về trách nhiệm xã hội. Để tham khảo, các chi phí này chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho điều kiện và môi trường làm việc, phí tư vấn và phí chứng nhận.
9. Các khó khăn thường gặp phải trong quá trình triển khải một dự án SA 8000 là gì?
Theo kinh nghiệm của các đơn vị đã thực hiện SA 8000, các khó khăn trong quá trình triển khai dự án thường xuất phát từ sự thiếu quan tâm của lãnh đạo cao nhất, thiếu đào tạo về mặt nhận thức về trách nhiệm xã hội cho những người liên quan, thiếu việc hoạch định một cách chi tiết các bước triển khai, thiếu sự phân công trách nhiệm rõ ràng trong nhóm dự án.
10. Trên thị trường hiện nay chúng tôi có thể đăng ký chứng nhận SA 8000 của tổ chức chứng nhận nào và có thêm các thông tin về SA 8000 từ đâu?
Có một số tổ chức chứng nhận trên thị trường, tuy nhiên để có được các thông tin chi tiết và cập nhật về các tổ chức chứng nhận hãy truy cập trang trên mạng của SAI tại http://www.cepaa.org.
(Nguồn tham khảo: www.pnq.com.vn & www.itmc.com.vn)
Xin cho biết một số thông tin về phương pháp 6 Sigma, để áp dụng thành công 6 sigma cần phải có những yêu tố gì?
6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Bằng việc kết hợp các yếu tố trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện công việc mà không có lỗi hay khuyết tật.
Hiện nay, bên cạnh TQM và ISO 9000, 6 Sigma đang được nhiều công ty quan tâm và áp dụng do các ưu việt của nó được rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng tại các tập đoàn lớn như Motorola, Allied Signal hay GE (General Electric)…
Đối với Motorola, nơi đầu tiên đề xuất 6 Sigma, thì câu trả lời thật đơn giản: Để tồn tại. Kể từ giữa thập kỷ 80, khi Motorola xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chất lượng, tập đoàn này đã có những bước tiến nhảy vọt chẳng hạn giải thưởng chất lượng Malcom Baldrige năm 1988 và bí quyết thành công đó là cuộc cách mạng về chất lượng với 6 Sigma. Sẽ là thiếu chính xác nếu nghĩ rằng 6 Sigma có nghĩa là đề cập đến chất lượng theo khái niệm truyền thống – đó là sự thoả mãn các yêu cầu. 6 Sigma thực chất là giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận. Để liên kết mục đích của 6 Sigma với khái niệm chất lượng, chúng ta cần có một định nghĩa mới về chất lượng, đó là sự kết hợp của hai thành phần: Chất lượng tiềm năng và chất lượng thực tế.
Chất lượng tiềm năng đó là hàm lượng giá trị gia tăng tối đa có thể đạt được trên một đơn vị đầu vào. Chất lượng thực tế là phần giá trị gia tăng thực tế đạt được. Hiệu số của hai giá trị trên chính là Lãng Phí. 6 Sigma tập trung vào việc cải tiến chất lượng (có nghĩa là giảm lãng phí) bằng cách giúp tổ chức tạo ra các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn. Theo cách tiếp cận truyền thống, 6 Sigma tập trung phòng ngừa khuyết tật, rút ngắn thời gian sản xuất và cắt giảm chi phí. Nhưng không giống như những sự cắt giảm chi phí thông thường có thể gây ra suy giảm chất lượng hoặc giá trị sản phẩm, 6 Sigma xác định và loại bỏ các chi phí mà không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng, đó chính là những lãng phí.
Đối với những công ty chưa đạt tới 6 Sigma, chi phí thông thường khá cao. Chẳng hạn, với công ty đang hoạt động ở mức 3 hoặc 4 Sigma thường phi chi phí khoảng 25 tới 40% tổng doanh thu để giải quyết các vấn đề về chất lượng. Chi phí đó thường được gọi là chi phí cho chất lượng, hay chính xác hơn là chi phí cho việc kém chất lượng. Các công ty đang hoạt động ở 6 Sigma thường chi phí dưới 5% doanh thu để giải quyết các vấn đề chất lượng.
6 Sigma là một phương pháp được tiến hành một cách chặt chẽ, khoa học, tập trung vào việc thực hiện có hiệu quả các kỹ thuật và các nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận. Bằng việc kết hợp các yếu tố trong nhiều lĩnh vực công việc khác nhau, 6 Sigma tập trung vào việc làm thế nào để thực hiện công việc mà không có lỗi hay khuyết tật. Chữ Sigma (d) theo ký tự Hy lạp đã được dùng trong kỹ thuật xác suất -thống kê để đánh giá sự sai lệch của các quá trình. Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức Sigma mà công ty đó đạt được đối với các quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Các công ty truyền thống thường đặt 3 hoặc 4 Sigma là mức Sigma chuẩn cho công ty, mặc dù ở mức đó, xác suất lỗi có thể xảy ra là từ 6200 tới 67000 trên một triệu cơ hội. Nếu đạt tới mức 6 Sigma, con số này chỉ còn là 3,4 lỗi trên một triệu cơ hội. Điều này cho phép đáp ứng được sự mong đợi ngày càng tăng của khách hàng cũng như sự phức tạp của các sản phẩm và quy trình công nghệ mới ngày nay.
Nếu các bạn đang tìm kiếm một công nghệ mới, thì 6 Sigma không hẳn là một kỹ thuật thống kê hay một công nghệ cao gây chấn động như một số các công nghệ mới xuất hiện gần đây. 6 Sigma dựa trên chính những kỹ thuật đã được thử nghiệm và được khẳng định giá trị từ hàng chục năm nay. Về thực chất, 6 Sigma đã loại bỏ khá nhiều các yếu tố phức tạp, khó hiện thực của TQM (Quản lý chất lượng toàn diện), mà theo thống kê sơ bộ của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì có tới hơn 400 các công cụ và kỹ thuật khác nhau. 6 Sigma chỉ lựa chọn các công cụ hữu dụng nhất và đã được kiểm chứng và đào tạo cho một số nhỏ cán bộ kỹ thuật chủ chốt. Những người này sẽ được gọi là “Đai đen 6 Sigma” và có chức năng làm đầu mối chỉ đạo việc triển khai thực hiện ở tầm vĩ mô. Vì vậy, các kỹ thuật do nhóm đai đen này sử dụng thường là các ứng dụng công nghệ cao, chẳng hạn như là các chương trình ứng dụng máy tính tiên tiến nhất. Còn các công cụ được sử dụng phổ biến nhằm cải tiến hiệu quả hoạt động được gọi tắt là DMAIC (viết tắt của các từ tiếng Anh: Define-xác định; Measure – đo lường; Analyze- phân tích; Improve-cải tiến; Control- kiểm soát).
Các công cụ chủ yếu khi triển khai Six Sigma
+ Các nhà quản lý Morotola đã sử dụng một cách hệ thống các công cụ truyền thống sau đây để giải quyết các vấn đề của mình.
STT | Công cụ | Mục đích của ứng dụng |
1 | Kiểm soát quá trình bằng kỹ thuật thống kê (SPC) và biểu đồ kiểm soát | Phát hiện vấn đề, phất hiện những điểm yeu trong khâu sản xuất kinh doanh |
2 | Phân tích sai phân( sự biến động) ANOVA ( Analyis of Variation) | Xác định vấn đề và các nguyên nhân gốc rễ |
3 | Phân tích hồi qui (Regression and Correlation analyis) | Phân tích các nguyên nhân gốc rễ và dự đoán các kết quả |
4 | Thiết kế thông qua thử nghiệm DOE (Design of Experiments) | Phân tích các giải pháp tối ưu và đánh giá giá trị sử dụng của kết quả cải tiến |
5 | FMEA (Failure Modes and Effect Analysis) | ưu tiên hoá các vấn đề và lập biện pháp phòng ngừa |
6 | Triển khai các chức năng chất lượng QFD (Quality Function Deployment) | Thiết kế quá trình, sản phẩm và dịch vụ |
+ Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu áp dụng Six Sigma
Thông qua kinh nhiệm áp dụng Six Sigma của Morotola, GE chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề sau:
· Triển khai Six Sigma là việc áp dụng một cách tổng hợp và hệ thống sự phối hợp giữa các kỹ thuật cải tiến với tổ chức đào tạo nhân lực nhằm để đạt được sự thoả mãn khách hàng với tiêu chuẩn là 3.4 DPMO
· Bản chất của áp dụng Six Sigma là việc loại trừ các sự lãng phí sinh ra do sản phẩm không đạt yêu cầu, qua đó là giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
· Cốt lõi của Six Sigma là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê. Tuy nhiên trong việc triển khai Six Sigma không phải phát minh ra những kỹ thuật gì mới mà chỉ tận dụng các phương pháp và công cụ truyền thống để kiểm soát và cải tiến quá trình sản xuất.
· Six Sigma đòi hỏi việc đào tạo một cách có hệ thống các người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất bao gồm đào tạo về kỹ thuật và tổ chức quản lý để người lao động có đầy đủ kỹ năng làm chủ công việc của mình.
· Six Sigma đòi hỏi cách làm việc tập thể theo từng nhóm, tổ độ cải tiến như mô hình QCC và phải có sự quan tâm của lãnh đạo để đảm bảo đi đến kết quả cuối cùng.
Bên cạnh những điểm cơ bản như vậy chúng ta còn thấy rằng với cách tiếp cận mới như trên, Six Sigma không chỉ áp dụng cho các nhà sản xuất mà còn áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ. Với việc nâng cao chất lượng sản phẩm qua việc kiểm soát và cải tiến quá trình Six Sigma giúp ta giảm được chi phí sản xuất, tiết kiệm được nguyên vật liệu tài nguyên. Điều đó có nghĩa là Six Sigma mang lại lợi cho tất cả các đối tác có liên quan bao gồm nhà sản xuất, khách hàng, nhà đầu tư… Ta hãy làm một phép so sánh giữa năng lực của một hoạt động (doanh nghiệp) điển hình với năng lực là 3.8 Sigma với việc đạt được năng lực là 6 Sigma.
3.8 Sigma | 6 Sigma |
5000 ca phẫu thuật thất bại hàng tuần | 1.7 ca phẫu thuật thất bại hàng tuần |
2 chuyến bay gặp sự cố mỗi ngày | Trong 5 năm mới có 1 chuyến bay gặp sự cố |
200. 000 đơn thuốc bị kê sai mỗi năm | 68 đơn thuốc kê sai mỗi nam |
Mỗi tháng có 7 giờ bị mất điện | 34 năm mới có 1 giờ bị mất điện |
HỎI: Công ty chúng tôi đặt tại khu CN Vietnam Singapore. Xin vui lòng tư vấn cho chúng tôi những tổ chức ở Việt nam có kinh nghiệm huấn luyện và tư vấn về 6 sigma (Green belt, Black belt…). Xin cám ơn.
6 sigma là phương pháp tiếp cận mới về quản lý. Đây là vấn đề mới ở Việt Nam, hiện nay ở Trung tâm Năng suất Việt Nam bạn có thể liên hệ với chị Vũ Thị Tâm – Phụ trách văn phòng VPC tại Tp Hồ Chí Minh. Chị có thể giảng dạy và tư vấn về vấn đề này. Bạn có thể liên hệ theo số máy 0913926129
HỎi: Tôi có thể tham khảo các tài liệu tiếng Việt về 6 Sigma ở đâu? Sự tương thích giữa 6 Sigma và tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?. Rất mong được giải đáp.
Chương trình 6 Sigma được xây dựng dựa trên 6 bước bản là quá trình DMAIC: Xác định (Define), Ðo lường (Measure), Phân tích (Analyze), Cải tiến (Improve) và Kiểm soát (Control). Giai đoạn Xác định xoay quanh những đòi hỏi của khách hàng và các chỉ số đo lường độ thoả mãn – tất cả những yếu tố này có thể có được thông qua hệ thống quản lý ISO 9001. Mặc dù quá trình được xem xét thường bắt đầu từ khâu sản xuất, các dự án 6 Sigma có thể bao gồm cả việc quản lý tài nguyên, trách nhiệm quản lý, hoặc chính là các quá trình đo lường, phân tích và cải tiến.Kết quả của một dự án 6 Sigma là một quá trình được xem xét lại nhằm có được sự đảm bảo và được triển khai – theo thuật ngữ của 6 Sigma là “được kiểm soát” – thông qua HTQLCL với những quy trình được văn bản hoá, các quy trình về giao tiếp và hệ thống đánh giá nội bộ. Do đó, HTQL theo ISO 9001 cho phép tổ chức “duy trì được lợi nhuận”. Thông thường, yếu tố quan trọng nhất là hệ thống đánh giá nội bộ (ISO 9001:2000, yêu cầu 8.2.2) vì nó đảm bảo sẽ không có sự thụt lùi từ quy trình mới trở lại quy trình cũ trước đây.
Để tham khảo tài liệu về 6 Sigma, xin liên hệ với Trung tâm Năng suất Việt Nam- Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội.
(Nguồn: VPC)
Xin cho tôi biết HACCP là gì, lợi ích của việc áp dụng và được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn HACCP ?
HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa. Hệ thống này được hình thành vào những năm 1960 bởi Công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, Công ty Pillsbury đã phát triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình chinh phục không gian. Dần dần HACCP được phát triển theo yêu cầu của thị trường và được áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo tin rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HACCP
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
Nguyên tắc 5: Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7: Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
12 bước áp dụng hợp lý đó là: (1) Lập nhóm công tác về HACCP; (2) Mô tả sản phẩm; (3) Xác định mục đích sử dụng; (4) Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất; (5) Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất; (6) Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa; (7) Xác định CCP; (8) Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP; (9) Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP; (10) Thiết lập các hành động khắc phục; (11) Thiết lập các thủ tục thẩm tra; (12) Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP.
Lợi ích:
– Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
– Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
– Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;
– Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;
Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Hỏi: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005 và Hệ thống HACCP có tương đồng với nhau không? Doanh nghiệp đã áp dụng HACCP có nhất thiết phải chuyển đổi sang ISO 22000:2005?
TRẢ LỜI:
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.
Hỏi: Tôi được biết ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm, vậy tôi có thể tham khảo những tài liệu này ở đâu? Xin cám ơn.
TRẢ LỜI:
Tổ chức ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm sau:
ISO 22000: 2005 Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm);
ISO /TS 22003: 2007 Food safety management systems- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);
ISO/TS 22004:2005 Food safety management systems- Guidance on the application of ISO 22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005)
Xin liên hệ với Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tham khảo các tài liệu trên theo địa chỉ 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel: (04) 3756 4268; Fax (04) 38361556; Email: tttt@tcvn.gov.vn.
Tôi có nghe nói đến chương trình 5S trong doanh nghiệp, nhưng tôi không hiểu đó là chương trình gì. Mong TTPVDN giải thích giúp. Xin chân thành cám ơn.
5S được bắt nguồn từ Nhật Bản vào đầu những năm 80 và đã được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
5S là công cụ nâng cao năng suất chất lượng thông qua việc đảm bảo môi trường làm việc gọn gàng, sạch đẹp, thoáng đãng và tiện lợi và là 5 từ có chữ cái đầu bằng S của các từ tiếng Nhật” SEIRI”, “SEITON”, ” SEISO”, “SEIKETSU” và
“SHITSUKE”, dịch sang tiếng Việt là ” SÀNG LỌC”, ” SẮP XẾP”, “SẠCH SẼ”, ” SĂN SÓC” và “SẴN SÀNG”
SERI (Sàng lọc): Là một hành động xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc
SEITON (Sắp xếp)” Là một hành động bố trí, sắp xếp những thứ cần thiết theo đúng thứ tự
SEISO (Sạch sẽ): Là một hành động giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc
SEIKETSU (Săn sóc): Là một điều kiện ở đó phải liên tục duy trì, cải tiến để không có bất kỳ bụi bẩn nào tại nơi làm việc.
SHITSUKE (Sẵn sàng): Là một điều kiện ở đó các thành viên tham gia vào 4S nói trên một cách tự động và tự nguyện, tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định tại nơi làm việc.
Hỏi: Chúng tôi đang tìm hiểu về hoạt động 5S để áp dụng nhưng không rõ để thực hiện thành công chương trình này cần phải có những yếu tố gì và doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích gì khi áp dụng? Xin cảm ơn.
TRẢ LỜI
Để áp dụng thành công chương trình 5S, cần phải có 4 yếu tố cơ bản như sau:
1. Lãnh đạo luôn cam kết và hỗ trợ: Điều kiện tiên quyết cho sự thành công khi thực hiện 5S là sự hiểu biết và ủng hộ của lãnh đạo trong việc hình thành các nhóm công tác và chỉ đạo thực hiện
2. Bắt đầu bằng đào tạo: Đào tạo cho mọi người nhận thức được ý nghĩa của 5S, cung cấp cho họ những phương pháp thực hiện là khởi nguồn của chương trình. Khi đã có nhận thức và có phương tiện thì mọi người sẽ tự giác tham gia và chủ động trong các hoạt động 5S
3. Mọi người cùng tự nguyện tham gia: Bí quyết thành công khi thực hiện 5S là tạo ra một môi trường khuyến khích được sự tham gia của mọi người
4. Lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn: Thực hiện chương trình 5S là sự lặp lại không ngừng các hoạt động nhằm duy trì và cải tiến công tác quản lý.
Lợi ích của 5S:
1. Nơi làm việc trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn.
2. Tăng cường phát huy sáng kiến cải tiến
3. Mọi người trở nên có kỷ luật hơn.
4. Các điều kiện hỗ trợ luôn sẵn sàng cho công việc
5. Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn.
6. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của mình.
7. Đem lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
Thực hiện tốt 5S sẽ đóng góp cho các yếu tố PQCDSM:
· Cải tiến Năng suất (P – Productivity) · Nâng cao Chất lượng (Q – Quality) · Giảm chi phí (C – Cost) · Giao hàng đúng hạn (D – Delivery) · Đảm bảo an toàn (S – Safety) · Nâng cao tinh thần (M – Morale) Khi thực hiện 5S thành công trong công ty, 5S sẽ đưa lại sự thay đổi kỳ diệu. Những thứ không cần thiết sẽ được loại bỏ khỏi nơi làm việc, những vật dụng cần thiết được xếp ngăn nắp, gọn gàng, đặt ở những vị trí thuận tiện cho người sử dụng, máy móc thiết bị trở nên sạch sẽ, được bảo dưỡng, bảo quản. Từ các hoạt động 5S sẽ nâng cao tinh thần tập thể, khuyến khích sự hoà đồng của mọi người, qua đó người làm việc sẽ có thái độ tích cực hơn, có trách nhiệm và ý thức hơn với công việc.
Hỏi: Công ty chúng tôi muốn đăng ký đánh giá thực hành tốt 5S thì có thể liên hệ với cơ quan/tổ chức nào?
TRẢ LỜI:
Để đăng ký đánh giá thực hành tốt 5S, xin liên hệ với Phòng đánh giá thực hành tốt , Trung tâm Năng suất Việt Nam, 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel: (04) 7561501; Fax:(04) 7561502; Email:vpc@vpc.vn.
Hỏi: Cho tôi hỏi ngoài 5S để cải thiện môi trường làm việc, cải tiến năng suất thì còn những phương pháp cơ bản nào khác nữa. Muốn có Tài liệu tham khảo về chúng bằng tiếng Việt thì tôi tìm kiếm ở đâu được? Rất mong quý vị giúp đỡ.
TRẢ LỜI
Bên cạnh 5S còn có rất nhiều các giải pháp, công cụ cải tiến năng suất chất lượng như Kaizen, QCC, hệ thống khuyến nghị… Xin liên hệ với Trung tâm Năng suất Việt Nam để biết thêm các thông tin chi tiết và tham khảo các tài liệu liên quan.
Hỏi: Chứng chỉ Thực hành tốt 5S có hiệu lực trong bao lâu và nếu muốn tiếp tục được chứng nhận có được không? Khi nào sẽ bị đình chỉ hiệu lực và thu hồi chứng chỉ?
TRẢ LỜI:
Chứng chỉ Thực hành tốt 5S có hiệu lực trong 02 năm tính từ ngày được cấp. Sau 01 năm kể từ khi được cấp chứng chỉ, tổ chức/doanh nghiệp phải lập báo cáo (kèm theo hình ảnh minh họa) gửi Hội đồng đánh giá Thực hành tốt 5S về kết quả thực hiện và duy trì 5S tại đơn vị. Chuyên gia đánh giá sẽ xem xét và có thể yêu cầu đánh giá tại tổ chức/doanh nghiệp khi thấy cần thiết.
Trong vòng 01 tháng trước khi chứng chỉ hết hiệu lực, Trung tâm Năng suất Việt Nam sẽ thông báo để tổ chức/doanh nghiệp tiến hành các thủ tục đánh giá, cấp chứng chỉ mới. Chứng chỉ cấp lại có giá trị 02 năm tiếp theo.
Chứng chỉ Thực hành tốt 5S của tổ chức/doanh nghiệp có thể bị đình chỉ hiệu lực với thời gian 03 tháng vì một trong các lí do sau đây:
– Có khiếu nại và có bằng chứng cho thấy tổ chức/doanh nghiệp không duy trì Thực hành tốt 5S;
– Tổ chức/ doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ hoặc biểu tượng Thực hành tốt 5S không đúng quy định;
– Không thực hiện các hành động khắc phục cần thiết trong thời gian bị đình hiệu lực chứng chỉ;
– Các trường hợp khác do Hội đồng đánh giá Thực hành tốt 5S xem xét, quyết định.
Sau 03 tháng đình chỉ hiệu lực, tổ chức/doanh nghiệp không khắc phục sẽ bị thu hồi chứng chỉ. Việc đánh giá lại chỉ được thực hiện ít nhất sau 01 năm kể từ thời điểm có quyết định thu hồi chứng chỉ.
Xin cho tôi biết hiện nay trên thế giới và Việt Nam có bao nhiêu tổ chức chứng nhận ISO 14001, những nước nào có số chứng chỉ ISO 14001 cao nhất thế giới và số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là bao nhiêu? Xin cảm ơn.
Theo thống kê của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) thì trên thế giới có những tổ chức sau chứng nhận về ISO 14001:
ABS Quality Evaluations (ABS QE) (USA);
AENOR (Tây Ban Nha);
AFAQ-ASCERT International (Pháp);
AIB-Vinçotte International (Bỉ);
Applus+ (LGAI) (Tây Ban Nha);
AQSR (USA);
BM TRADA Certification (UK);
British Standards Institution (BSI) (UK);
Bureau Veritas Quality International (BVQI) (UK);
DEKRA Intertek Certification (Đức);
Det Norske Veritas Certification (DNV) (Nauy);
DQS Deutsche Gesellschaft zur Zertifizierung (Đức)
DQualitas Certificación S.A (DQ Cert) (Tây Ban Nha)
ECA CERT Certificación, SAU (ECA CERT) ((Tây Ban Nha);
EUROCERT S.A. (Hy Lạp);
Focus Certification Pty Ltd (Úc);
Germanischer Lloyd Certification GmbH (GLC) (Đức);
ICONTEC (Colombia)
International Certifications Limited (NEW ZEALAND)
International Standards Certifications (Úc)
Intertek Systems Certification (USA)
ISOQAR Ltd (UK)
KEMA (Hà Lan)
Lloyd’s Register Quality Assurance Ltd (LRQA) (UK)
Moody International Certification Limited AOQC (UK)
National Quality Assurance Limited (NQA) (UK)
National Standards Authority of Ireland (NSAI) (IRELAND)
NSF International Strategic Registrations, Ltd. (USA)
QSCert, spol. s r.o. (SLOVAKIA)
Quality Management Institute (QMI) (CANADA)
SAI Global (Úc)
SGS International Certification Services Ltd (SGS-ICS) (Thụy Sỹ)
TV Cert (Đức)
Underwriters Laboratories (UL) (USA)
Vehicle Certification Agency (VCA) (UK)
Ở Việt Nam hiện chưa có số liệu chính xác về các tổ chức chứng nhận ISO 14001. Nếu có nhu cầu về chứng nhận ISO 14001, xin liên hệ với Trung tâm Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (QUACERT) thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel (844) 7561025.
Theo điều tra mới nhất của ISO năm 2005 về chứng nhận ISO 14001 trên toàn cầu thì các nước sau có số lượng chứng chỉ ISO 14001 cao nhất đó là: Nhật bản (23 466); Trung quốc (12 683); Tây Ban Nha (8 620); Italia (7 080); Vương quốc Anh (6 055); Mỹ (5 061); Hàn Quốc (4 955); Đức (4 440); Thụy Điển (3 6820; Pháp (3 289). Số lượng chứng chỉ ISO 14001 của Việt Nam là 127.
Hỏi: Tôi muốn biết khi áp dụng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14000 cần phải làm theo các bước nào?
TRẢ LỜI:
Các bước áp dụng ISO 14000
Bước 1: Chuẩn bị và Lập kế hoạch tiến hành dự án.
– Thành lập ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR)
– Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001
– Thực hiện đánh giá ban đầu về môi trường (IER)
– Lập kế hoạch hành động
– Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty
– Phân tích và xem xét những khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng, so sánh với các điều khoản luật hiện hành và những yêu cầu khác có liên quan
– Đặt ra những mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình quản lý môi trường
Bước 2: Xây dựng và lập văn bản hệ thống quản lý môi trường
– Trang bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo
– Xây dựng chương trình quản lý môi trường.
– Lập kế hoach cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống
– Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản
– Xem xét và cung cấp đầu vào cho những qui trình bằng văn bản nhằm bao quát các khía cạnh môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường
– Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường
Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường
– Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả
– Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường
– Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thưc hiện các hành động cần thiết nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và Sổ tay quản lý môi trường
Bước 4: Đánh giá và Xem xét
– Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của Công ty
– Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo
– Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000
– Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo để xem xét, thực hiện các hành động khắc phục
Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống
– To chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống
– Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận
– Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức
– Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp
– Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
– Thực hiện đánh giá nội bộ
– Thực hiện các hành động khắc phục.
– Thực hiện đánh giá giám sát.
– Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.
– Không ngừng cải tiến.Hỏi: Hiện nay có các bộ tiêu chuẩn nào của Việt Nam về hệ thống quản lý môi trường còn hiệu lực, tôi có thể liên hệ để tham khảo ở đâu?
TRẢ LỜI:
Hiện có các Tiêu chuẩn Việt Nam về Hệ thống Quản lý Môi trường còn hiệu lực sau đây:
TCVN ISO 14001:2005 Hệ thống quản lý môi trường. Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
TCVN ISO 14004:2005 Hệ thống quản lý môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
TCVN ISO 14010:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Nguyên tắc chung
TCVN ISO 14011:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Thủ tục đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
TCVN ISO 14012:1997 Hướng dẫn đánh giá môi trường. Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường
TCVN ISO 14020:2000 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Nguyên tắc chung
TCVN ISO 14021:2003 Nhãn môi trường và công bố về môi trường. Tự công bố về môi trường (ghi nhãn môi trường kiểu II)
TCVN ISO 14024:2005 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Ghi nhãn môi trường kiểu 1. Nguyên tắc và thủ tục
TCVN ISO/TR 14025:2003 Nhãn môi trường và công bố môi trường. Công bố về môi trường kiểu III
TCVN ISO 14040:2000 Quản lý môi trường. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Nguyên tắc và khuôn khổ
TCVN ISO 14041:2000 Quản lý môi trường. Đánh giá chu trình sống của sản phẩm. Xác định mục tiêu, phạm vi và phân tích kiểm kê
TCVN ISO 14050:2000 Quản lý môi trường. Từ vựng
Để có thể tham khảo các tài liệu trên, xin liên hệ với Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà nội; Tel (844) 756 4268; Fax (844) 8361556; Email: tttt@tcvn.gov.vn Hỏi: Tôi không hiểu hai thuật ngữ “certification body” và “registration body” có nghĩa giống nhau hay khác nhau? Xin giải thích hộ tôi.
TRẢ LỜI:
Thực ra trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000, ISO 14000…) thì hai thuật ngữ này đều được hiểu là giống nhau. Thuật ngữ “certification body” được một số nước sử dụng do các tổ chức này cấp chứng chỉ nhưng ở một số nơi khác họ thích nói là họ “đăng ký ” (register) chứng nhận với các tổ chức theo tiêu chuẩn ISO.Hỏi: Khi áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 14000 các doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích gì?
Trả lời: Khi các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14000, các doanh nghiệp có thể nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường; tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường; cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt; và cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tôi được biết ISO đã cho ra bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2005, tuy nhiên tôi chưa biết được nó có những thay đổi gì so với phiên bản năm 2001. Sắp tới sẽ lại có phiên bản năm 2007, vậy tôi có thể tìm được những tài liệu về phiên bản năm 2005 bằng tiếng Anh và Việt ở đâu? Xin cảm ơn.
Hiện nay ISO chưa ban hành tiêu chuẩn ISO 9001: 2005. ISO mới chỉ ban hành ISO 9000: 2005 (Cơ sở và từ vựng) và phiên bản mới nhất vẫn là ISO 9001: 2000. Xin liên hệ với Trung tâm Thông tin Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) – Số 8 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; Tel (04) 7564268 để tham khảo các tiêu chuẩn này.
Hỏi: Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình áp dụng ISO 9000 cho một doanh nghiệp, điều kiện để áp dụng thành công và những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng quản lý chất lượng theo ISO 9000?
TRẢ LỜI
Áp dụng ISO 9000 cho một doanh nghiệp sẽ tiến hành theo 8 bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu tiêu chuẩn và xác định phạm vi áp dụng. Lãnh đạo cần thấu hiểu ý nghĩa của ISO 9000 trong việc phát triển tổ chức, định hướng các hoạt động, xác định mục tiêu và các điều kiện áp dụng cụ thể.
Bước 2: Lập ban chỉ đạo dự án ISO 9000. Việc áp dụng ISO 9000 là một dự án lớn, vì vậy cần có một ban chỉ đạo ISO 9000 tại doanh nghiệp, bao gồm đại diện lãnh đạo và đại diện của các bộ phận trong phạm vi áp dụng ISO 9000. Cần bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về chất lượng để thay lãnh đạo trong việc chỉ đạo áp dụng hệ thống quản lý ISO 9000 và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về các hoạt động chất lượng.
Bước 3: Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp so với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Cần rà soát các hoạt động theo định hướng quá trình, xem xét yêu cầu nào không áp dụng và mức độ đáp ứng hiện tại của các hoạt động trong doanh nghiệp. Việc đánh giá này làm cơ sở để xác định những hoạt động cần thay đổi hay bổ sung để từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết.
Bước 4: Thiết kế hệ thống và lập văn bản hệ thống chất lượng. Hệ thống tài liệu phải được xây dựng và hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu điều hành của doanh nghiệp bao gồm:
– Sổ tay chất lượng
– Các qui trình và thủ tục liên quan
– Các hướng dẫn công việc, quy chế, quy định cần thiết
Bước 5: Áp dụng hệ thống chất lượng theo các bước:
– Phổ biến để mọi nhân viên nhận thức đúng, đủ về ISO 9000
– Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các quy trình, hướng dẫn đã xây dựng
– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quá trình, qui trình cụ thể
Bước 6: Đánh giá nội bộ và chuẩn bị cho đánh giá chứng nhận bao gồm:
– Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp của hệ thống và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết
– Lựa chọn tổ chức chứng nhận: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất kỳ tổ chức chứng nhận nào để đánh giá và cấp chứng chỉ vì mọi chứng chỉ ISO 9000 đều có giá trị như nhau không phân biệt tổ chức nào tiến hành cấp
– Đánh giá trước chứng nhận nhằm xác định mức độ hoàn thiện và sẵn sàng của hệ thống chất lượng cho đánh giá chứng nhận. Hoạt động này thường do tổ chức chứng nhận thực hiện.
Bước 7: Đánh giá chứng nhận do tổ chức Chứng nhận tiến hành để đánh giá tính phù hợp của hệ thống theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001 và cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn.
Bước 8: Duy trì hệ thống chất lượng sau khi chứng nhận. Sau khi khắc phục các vấn đề còn tồn tại phát hiện qua đánh giá chứng nhận, doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và cải tiến các hoạt động đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn và để không ngừng cải tiến hệ thống, nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp nên sử dụng tiêu chuẩn ISO 9004 để cải tiến hệ thống chất lượng của mình.
Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000
Cam kết của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
Sự tham gia của nhân viên: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong công ty đối với ISO 9000 giữ vai trò quyết định.
Công nghệ hỗ trợ: ISO 9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, ở các doanh nghiệp có công nghệ hiện đại hơn ( thiết bị tiến tiến, ứng dụng công nghệ thông tin,..) thì việc áp dụng ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Chú trọng cải tiến liên tục: các hành động cải tiến từng bước hay những hoạt động đổi mới đều mang lại lợi ích thiết thực nếu được thực hiện thường xuyên.
Sử dụng tư vấn chuyên nghiệp: Đây không phải là điều kiện bắt buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với tiến độ và mức độ thành công trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các doanh nghiệp.
Những khó khăn khi doanh nghiệp tự xây dựng ISO 9000
Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện và áp dụng ISO 9000, tuy nhiên doanh nghiệp thường gặp một số khó khăn sau đây:
· Mất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu tìm hiểu các yêu cầu của tiêu chuẩn. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục bằng cách tham gia các lớp tập huấn về ISO 9000 do các tổ chức chuyên môn tiến hành.
· Không khách quan khi đánh giá thực trạng hệ thống của mình để so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn
· Mất nhiều thời gian trong việc xây dựng văn bản và triển khai áp dụng hệ thống
Chính vì vậy, một tổ chức hỗ trợ chuyên nghiệp với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian tiến tới chứng nhận, giúp các doanh nghiệp đi đúng hướng và tránh được những tác động tiêu cực do tiến hành những hoạt động lãng phí, kém hiệu quả.
Hỏi: Theo Quyết định số 144 của Thủ tướng Chính phủ thì những đối tượng nào phải áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000, các bước triển khai, lợi ích của việc áp dụng, thời hạn phải thực hiện và kinh phí hỗ trợ cho việc áp dụng được lấy từ đâu?
TRẢ LỜI:
Ngày 20/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg quy định về việc áp dụng Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
1. Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan hành chính nhà nước sau đây:
a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trừ các cơ quan quy định tại mục 2);
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
c) Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Các cơ quan hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh có thể áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này phục vụ cho yêu cầu hoạt động của mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên.
3. Khuyến khích ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các cơ quan sự nghiệp trực tiếp phục vụ quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp khác của nhà nước (các viện, trường, bệnh viện,…) xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo Quyết định này.
Các bước triển khai thực hiện ISO 9000 trong quản lý hành chính:
– Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Xác định mục đích, yêu cầu, phạm vi áp dụng, các văn bản cần xây dựng và tiến hành nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản, xét duyệt và ban hành.
– Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã xây dựng: Phổ biến, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đánh giá nội bộ, điều chỉnh hệ thống cho phù hợp với mục đích, yêu cầu đề ra.
– Đánh giá, cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng: Bao gồm việc đánh giá, xác nhận kết quả đã đạt được so với mục đích, yêu cầu, kế hoạch đã đề ra.
– Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng: Nội dung của bước này là cơ quan hành chính nhà nước phải có biện pháp duy trì và không ngừng cải tiến, phát huy tốt hơn hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng.
Nếu việc áp dụng HTQLCL vào các doanh nghiệp được xem như một công cụ để điều hành doanh nghiệp, để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, v.v… thì lợi ích của việc áp dụng HTQLCL vào các cơ quan hành chính có thể được kể ra như sau:
Giảm thiểu các các hành động chữa cháy và giải phóng các cán bộ lãnh đạo khỏi phải thường xuyên can thiệp vào những công việc sự vụ, vì các cán bộ của mình đã có những công cụ để tự kiểm soát công việc của từng người hoặc một tập thể.
Cung cấp những công cụ để xác định và cụ thể hoá các nhiệm vụ bảo đảm dẫn đến những kết quả cụ thể. Bộ tiêu chuẩn yêu cầu phải lập kế hoạch công việc, xây dựng các quy trình làm việc, các mô tả và hướng dẫn để mọi người theo đó mà thực hiện công việc một cách đúng đắn.
Cung cấp những công cụ lập các văn bản để đánh giá tổ chức của mình một cách có hệ thống và trên cơ sở đó mà đào tạo và huấn luyện các cấp lãnh đạo và cán bộ để nâng cao chất lượng làm việc.
Cung cấp những công cụ để nhận biết và giải quyết các vấn đề tồn tại và cách phòng ngừa mọi sự tái diễn. Bộ tiêu chuẩn đòi hỏi thiết lập các biện pháp phát hiện sự sai sót, xác định các nguyên nhân gây ra sai sót, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục.
Cung cấp những công cụ để giúp mọi cán bộ thực hiện đúng nhiệm vụ ngay từ đầu. Điều này đạt được nhờ có các chỉ dẫn công việc, kiểm soát nội bộ; lãnh đạo tạo các điều kiện và nguồn lực cần thiết, huấn luyện cán bộ, kích thích vật chất và tạo môi trường làm việc thích hợp.
Trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu hướng dẫn, chất lượng công việc có thể được cải tiến nhằm đạt được các mục tiêu cao hơn thông qua việc phân tích và điều chỉnh hệ thống quản lý hoạt động.
Trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, các cơ quan hành chính nhà nước nêu trên phải hoàn thành việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.
Các cơ quan hành chính nhà nước lập dự toán kinh phí cho hoạt động này. Kinh phí thực hiện các hoạt động này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
Hỏi: Xin cho biết hiện nay ở Việt Nam có những tổ chức nào chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng? xin cho biết địa chỉ để liên hệ.
TRẢ LỜI:
Ở Việt Nam hiện nay có những tổ chức chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng sau:
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN
STT | Tên tổ chức | Điạ chỉ | Giám đốc | Thông tin khác |
1 | Bureau Veritas Certification (BVQI) | Head Office 364 Cong Hoa Street, Tan Binh Dist,. Ho Chi Minh City Tel: 08 8423161; Fax: 08 8445423 Hanoi Office 44B Lý Thường Kiệt – Hà Nội Tel: 04 9343494; Fax: 04 9343493 |
Trịnh Tuấn Dũng | UK |
2 | Quacert | 8 Hoàng Quoc Việt – Cầu Giấy – HN Tel: 04 7561025; Fax: 04 7563188 |
Trần Văn Vinh 0913 225849 |
Việt Nam |
3 | GIC | 305B, Tầng 3, Khu B – 22 Láng Hạ – Hà Nội Tel: 04. 2752268; Fax: 04 2752269 Email: gicvn@hn.vnn.vn |
Đang Minh Tuấn 0903289013 |
UK |
4 | SGS | 63 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, HCM Tel: 08. 9300033; Fax: 08. 9300105 Email:van_nguyen_tuong@sgs.com Branch: Tầng 4, Trung tâm báo chí 59A, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, HN Tel: 04.9340882; Fax: 04.9346940 |
Rob Parrish | Thụy Sĩ |
5 | DNV | 4 Lê Quý Đôn – Vũng Tàu Tel: 064. 857140; Fax: 064. 857141 Email: dnv-vut@saigonnet.vn |
Võ Thanh Tùng 0903921127 | Nauy |
6 | QMS | 2-6 Phùng Khắc Khoan – Q.1 Tel: 08.239052; Fax: 08.8292780 |
Hà Tuấn Anh | Australia |
7 | Global | 34 A Trần Phú – Hà Nội Tel/Fax: 04.7338011 |
Mr. Nguyễn Duy Tân | Thái Lan |
8 | ITS | 28 Phung Khac Khoan Street, Dist 1, Ho Chi Minh City, Vietnam. Tel : 84-8-8274767 ; Fax : 84-8-8274768 Ha Noi Brand: 40 Cát Linh – KS Horizon Tel : 84-4-7337094; Fax: 84-4-7337093 |
Nguyễn Nam Thanh 0903740804 |
Mỹ |
Để có “Chứng nhận sản phẩm” cần thực hiện các thủ tục nào?
Chứng nhận sản phẩm giúp nhà sản xuất củng cố thương hiệu, nâng cao tính cạnh tranh và quảng bá cho sản phẩm. Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là khi Việt Nam đang tích cực tham gia quá trình hội nhập. Nhưng làm thế nào để có được Chứng nhận sản phẩm?
1. Chứng nhận sản phẩm là gì?
Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).
2. Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex,…); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài: BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…
3. Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa?
– Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;
– Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).
4. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?
– Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
– Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;
– Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
5. Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận
Đối với nhà sản xuất:
Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm. Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà hoạt động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất. Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.
Đối với người tiêu dùng:
Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.
Đối với Cơ quan quản lý:
Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.
6. Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc?
Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng san phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.
7. Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?
– Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
– Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa:
– Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chúng nhận hợp chuẩn.
8. Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận?
Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm.
9. Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm?
Hồ sơ đăng ký chứng nhận sản phẩm gồm các loại tài liệu sau:
– Giấy yêu cầu chứng nhận.
– Sơ đồ tổ chức (tóm tắt) của Doanh nghiệp
– Các tài liệu mô tả đặc tính kỹ thuật của sản phẩm
– Kế hoạch sản xuát và kiểm soát chất lượng.
– Kế hoạch kiểm soát các phương tiện đo lường, thử nghiệm,
– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của phòng thử nghiệm được công nhận/chỉ đình (nếu có)
10. Quy trình chứng nhận sản phẩm?
Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan. Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:
a, Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;
b, Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);
c, Đánh giá chính thức, bao gồm:
– Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;
– Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.
d, Báo cáo đánh giá;
e, Cấp Giấy chứng nhận;
f, Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 6 tháng/1lần)
11. Thời hạn của giấy chưng nhận sản phẩm?
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.
12. Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm?
Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuat, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.
13. Làm sao để đăng ký chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn?
Liên hệ:
Xin cung cấp thông tin về Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM
Sự ra đời và ý tưởng của TQM ?
Bước khởi đầu hình thành Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện là từ kiểm soát chất lượng tổng hợp-TQC (Total Quality Control) do ông Faygenbao xây dựng từ năm 1950 khi ông làm việc ở hãng General Electric với tư cách là một người lãnh đạo của hãng chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng và quản lý nghiệp vụ sản xuất. TQC được định nghĩa như “một hệ thống có hieu quả để hợp nhất các nỗ lực về triển khai chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các bộ phận khác nhau trong một tổ chức sao cho nó có thể sản xuất và thực hiện dịch vụ ở mức kinh tế nhất thoả mãn được người tiêu dùng”. Fâygenbao còn khẳng định trách nhiệm của mọi người trong hãng đối với chất lượng như sau:
Người chịu trách nhiệm về chất lượng không phải là cán bộ kiểm tra mà chính là những người làm ra sản phẩm, người đứng máy, đội trưởng, khâu giao nhận hàng, cung ứng v.v.. tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Quá trình phát triển từ những hoạt động riêng biệt về kiểm soát chất lượng trong các công ty của Nhật Bản với những đúc kết trao đổi kinh nghiệm quản lý chất lượng hàng năm đã dẫn tới hình thành phương thức Quản lý chất lượng toàn diện Nhật Bản. TQM là bước hoàn thiện của TQC với những ý tưởng cơ bản sau đây:
– Quản lý chất lượng là trách nhiệm của mỗi người, mỗi bộ phận trong công ty;
– Quản lý chất lượng toàn diện là một hoạt động tập thể đòi hỏi phải có những nỗ lực chung của mọi người;
– Quản lý chất lượng toàn diện sẽ đạt hiệu quả cao nếu mọi người trong công ty, từ chủ tịch công ty đến công nhân sản xuất, nhân viên cung tiêu cùng tham gia;
– Quản lý chất lượng tổng hợp đòi hỏi phải quản lý có hiệu quả mọi giai đoạn công việc trên cơ sở sử dụng vòng quản lý P-D-C-A ( kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động);
– Hoạt động của các nhóm chất lượng là một phần cấu thành của quản lý chất lượng tổng hợp.
Nội dung cơ bản của Quản lý chất lượng toàn diện TQM ?
Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động, là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.
Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống TQM:
Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung, xác định rõ vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
Cam kết: Sự cam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thể nhân viên trong việc bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.
Tổ chức: Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng người.
Đo lường: Đánh giá về mặt định lượng những cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.
Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu về chất lượng, các yêu cầu về áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng.
Thiết kế chất lượng: Thiết kế công việc, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, là cầu nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sự vận hành của hệ thống chất lượng.
Tổ chức các nhóm chất lượng như là những hạt nhân chủ yếu của TQM để cải tiến và hoàn thiện chất lượng công việc, chất lượng sản phẩm.
Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lòng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.
Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sở nghiên cứu các cẩm nang áp dụng TQM, lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM đẻ thích nghi dần, từng bước tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.
Áp dụng ISO 9000 và TQM như thế nào ?
Để áp dụng có kết quả, khi lựa chọn các hệ thống chất lượng, các doanh nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ bản của từng hệ thống, phải xác định rõ mục tiêu và yêu cầu chất lượng mà doanh nghiệp cần phấn đấu để lựa chọn mô hình quản lý chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của mình. Theo các chuyên gia chất lượng của Nhật Bản thì ISO 9000 là mô hình quản lý chất lượng từ trên xuống dựa trên các hợp đồng và các nguyên tắc đề ra, còn TQM bao gồm những hoạt động độc lập từ dưới lên dựa vào trách nhiệm, lòng tin cậy và sự bảo đảm bằng hoạt động của nhóm chất lượng. ISO 9000 thúc đẩy việc hợp đồng và đề ra các qui tắc bằng văn bản nhưng lại sao nhãng các yêu tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện liên tục, tích tiểu thành đại tạo nên sự chuyển biến. Các chuyên gia cho rằng giưa ISO 9000 và TQM có thể có 7 điểm khác nhau liệt kê trong bảng dưới đây:
ISO 9000 và TQM
ISO 9000 | TQM |
– Xuất phát từ yêu cầu của khách hàng – Giảm khiếu nại của khách hàng – Hệ thống nhằm duy trì chất lượng – Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng – Không có sản phẩm khuyết tật – Làm cái gì – Phòng thủ (không để mất những gì đã có) |
– Sự tự nguyện của nhà sản xuất – Tăng cảm tình của khách hàng – Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng – Vượt trên sự mong đợi của khách hàng – Tạo ra SP có chất lượng tốt nhất – Làm như thế nào – Tấn công (đạt đến những mục tiêu cao hơn) |
ISO 9000 và TQM
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, các công ty nên áp dụng các mặt mạnh của hai hệ thong quản lý chất lượng này . Đối với các công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000. Còn đối với các công ty nhỏ hơn chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện và làm sống động bằng TQM.
(Nguồn: vsqc)
Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là gì, các bước triển khai CRM và lợi ích của việc áp dụng CRM?
Có thể nói quản lý quan hệ khách hàng là một giải pháp quản lý mới nhưng cũng có thể nhiều doanh nghiệp cho rằng đó chỉ là một cách thể hiện mới của các công cụ marketing mà họ đã và đang thực hiện. Nói như vậy cũng không sai bởi lẽ từ khi con người bắt đầu có quan hệ trao đổi cũng có nghĩa là đã hình thành mối quan hệ giữa người bán và người mua. Hầu hết các doanh nghiệp không nhiều thì ít cũng đã từng quảng cáo trên các tấm pano, trên báo chí, truyền hình,… hay cũng từng tổ chức hội nghị khách hàng để hai bên có cơ hội gặp gỡ, giao tiếp. Đó cũng được hiểu là quan hệ khách hàng. Tuy nhiên nếu việc quản lý quan hệ khách hàng chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, cách thức và nghệ thuật quản lý doanh nghiệp cũng cần phải có những thay đổi thích ứng. Chính vì vậy, quản lý quan hệ khách hàng không còn đơn thuần chỉ là những chương trình marketing nhỏ lẻ, những buổi gặp gỡ khách hàng mỗi năm được tổ chức vài lần. Quản lý quan hệ khách hàng là một chiến lược kinh doanh hướng vào việc tìm kiếm, chọn lựa và duy trì quan hệ với những khách hàng có giá trị nhất. Đó là sự kết hợp của cả ba yếu tố con người, quá trình, công nghệ.
CRM là một chiến lược quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp trong kỷ nguyên thông tin & tri thức. Mục tiêu của CRM là tối đa hoá giá trị của khách hàng thông qua việc xây dựng, phát triển và duy trì một tổ chức luôn định hướng vào khách hàng và thoả mãn khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện nay đã nhận thức được tầm quan trọng của Quản lý quan hệ khách hàng, nhưng mới chỉ dừng lại ở đầu tư giải pháp công nghệ đơn thuần. Trong khi đó, mọi công nghệ dù có hữu dụng đến mấy cũng không đem lại những biến đổi tích cực nếu con người không sẵn sàng hoặc không có khả năng ứng dụng một cách hiệu quả. Con người chính là yếu tố cần được quan tâm và đầu tư thoả đáng trong chiến lược quản lý quan hệ khách hàng. Và vấn đề cốt lõi cần đề cập đến chính là những giá trị, những tư tưởng, ý thức – các nền tảng văn hoá tổ chức – giúp biến những ý tưởng, mục tiêu của doanh nghiệp thành những hành động cụ thể.
*Các bước triển khai CRM
· Đánh giá thực trạng về quản lý quan hệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp;
· Đào tạo nâng cao nhận thức về khách hàng và vai trò của CRM đối với việc phát triển lâu dài của tổ chức trong toàn công ty;
· Tìm hiểu, xác định và phân tích năng lực nội bộ cũng như những cơ hội, thách thức trong quá trình xây dựng mối quan hệ lâu dài và có lợi với khách hàng;
· Xây dựng phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và chia sẻ thông tin khách hàng phục vụ việc ra quyết định quản lý;
· Thiết lập chương trình thu hút, xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với những khách hàng chiến lược;
· Xây dựng các quy trình, quy tắc và hướng dẫn nhằm từng bước tạo dựng văn hoá định hướng khách hàng trong toàn tổ chức;
· Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả CRM và phương án cải tiến.
* Lợi ích của việc áp dụng CRM
· Nâng cao nhận thức của các cán bộ nhân viên trong tổ chức về tầm quan trọng và vai trò của mỗi thành viên trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng;
· Nắm bắt được phương pháp và xây dựng các tiêu chí phân loại khách hàng;
· Xây dựng các chiến lược thích hợp với từng loại đối tượng khách hàng nhằm duy trì có hiệu quả mối quan hệ với các khách hàng tốt nhất;
· Tạo dựng lợi thế cạnh tranh vượt trội dựa trên mối quan hệ bền vững với các khách hàng trung thành;
· Nâng cao hình ảnh của tổ chức trong con mắt khách hàng và các bên đối tác thông qua việc từng bước xây dựng văn hoá định hướng khách hàng;
Mối quan hệ giữa CRM, ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) và ISO 9000?
Một chuyên gia tư vấn quản trị doanh nghiệp đã ví von rằng: “Nếu coi hệ thống quản lý kinh doanh là một chiếc xe đạp thì khung xe (mang tính nền tảng) là hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, bánh trước (mang tính định hướng) là hệ thống CRM và bánh sau (mang tính động lực) là hệ thống ERP.”
Tại Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, có ít nhất ba hệ thống quản lý được quan tâm triển khai trong TC/DN là: hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000, hệ thống hoạch định nguồn lực DN (ERP) và mới đây là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Ve hiệu quả kinh doanh của TC/DN khi triển khai một trong ba hệ thống này là không phải bàn cãi, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: khi TC/DN quan tâm và muốn triển khai nhiều hệ thống cùng một lúc thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu có thể phát sinh xung đột giữa các hệ thống được triển khai hay không? Trường hợp đã triển khai một (ISO 9000) hoặc hai hệ thống (ISO 9000, ERP) trong DN thì có cần thiết phải triển khai hệ thống thứ ba (CRM) hay không? Nếu triển khai CRM thì có thể sử dụng nguồn tài nguyên đã có của các hệ thống đã triển khai không hay phải xây dựng lại từ đầu? Trong điều kiện chỉ có thể triển khai được một hệ thống thì nên triển khai hệ thống nào?…
CRM và hệ thống quản lý theo ISO 9000
Từ khi ra đời năm 1987 đến nay, ISO 9000 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung với phiên bản mới nhất là ISO 9000:2005. Tuy nhiên, thay đổi mang tính bước ngoặt là từ phiên bản ISO 9000:2000 với việc chuyển từ khái niệm “đảm bảo chất lượng” sang “quản lý chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do DN sản xuất ra” sang “sản phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”. Với sự thay đổi này, ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các TC/DN muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Về định hướng, ISO 9000 và CRM có một điểm chung lớn là “định hướng khách hàng”. Điểm khác nhau giữa ISO 9000 và CRM là: Hệ thống quản lý theo ISO 9000 đưa ra những quy định, thủ tục nhằm đảm bảo quy trình đầu ra cho một sản phẩm chất lượng và bắt buộc TC/DN phải tuân theo. Trong khi đó hệ thống CRM đòi hỏi TC/DN phải nghiên cứu, tìm hiểu, thống kê để xác định những nhu cầu của khách hàng cả trong hiện tại và tương lai. CRM sử dụng các nguồn lực của DN thông qua các quy trình, thủ tục được quy định nhằm thu thập thông tin từ khách hàng trong quá trình thống kê, phân tích, đánh giá và rút ra những nhận định cần thiết. Một ví dụ điển hình là ISO 9000 đòi hỏi phải quy định bằng văn bản các thủ tục liên quan đến khách hàng như: tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, lập hồ sơ về khách hàng; còn CRM sử dụng chương trình phần mềm (PM) để lưu giữ, thu thập số liệu cá nhân của khách hàng tuân theo các thủ tục, các mẫu biểu áp dụng của bộ phận bán hàng và tiếp thị. Có một câu hỏi đặt ra là: có nhất thiết phải quy định bằng văn bản thủ tục thực hiện trong hệ thống CRM hay không? Câu trả lời là có đối với DN có hệ thống quản lý theo ISO 9000, bởi vì nếu các thủ tục được quy định bằng văn bản thì sẽ đảm bảo “viết những gì làm và làm theo những gì đã viết”. Với DN chưa triển khai ISO 9000 thì không bắt buộc văn bản hóa nhưng vẫn nên áp dụng nếu có điều kiện.
SO SÁNH GIỮA 3 HỆ THỐNG | ||||||||||
ERP | CRM | ISO 9000 | ||||||||
Mục đích | Hoạch định các nguồn lực đang có, làm tăng hiệu quả kinh doanh. | Duy trì và tìm kiếm mới các nguồn lực là khách hàng. | Quản ly chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh | |||||||
Đối tượng | Các nguồn lực của DN như: tài chính, vật tư, hàng hoá, tài sản, nhân công… | Khách hàng chưa mua, đã mua, đang mua và sẽ mua sản phẩm | Hệ thống quản lý thể hiện trên: văn bản, quy trình, hướng dẫn… | |||||||
Định hướng | Tới các mối quan hệ giữa các nguồn lực bên trong của DN | Tới các mối quan hệ giữa các nguồn lực và khách hàng của DN | Tới tổng thể các mối quan hệ bên ngoài và bên trong DN | |||||||
Công cụ thực hiện | CNTT | CNTT | Tất cả công cụ phục vụ quản lý | |||||||
Thủ tục, quy trình | Do nhà quản lý xây dựng và được thực hiện tự động bằng PM | Do nhà quản lý xây dựng và được thực hiện tự động bằng PM | Do nhà quản lý xây dựng và thể hiện bằng văn bản | |||||||
Đánh giá kết quả | Hiệu quả kinh doanh bằng định lượng | Lợi ích của DN bằng định lượng và định tính | Định tính, đánh giá theo mức độ phù hợp |
Bộ ba: CRM, ISO 9000 và ERP
Trong một thời gian dài, nhiều nhà sản xuất PM đã sai lầm khi cho rằng ERP chỉ là một hệ thống quản lý nội bộ của DN (back-office) bao gồm một số mô đun cơ bản như: tài chính, quản lý kho, quản lý nhân sự, chấm công… Còn những thành phần giao tiếp với bên ngoài (front-office) như: hệ thống quản lý khách hàng, thương mại điện tử (eBusiness)… không được coi là những thành phần cơ bản của ERP. Trong khi đó, bài toán hoạch định nguồn lực của TC/DN đặt ra vấn đề phải tính đến toàn bộ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh tức là việc liên kết, phát huy toàn bộ nguồn lực của TC/DN cả trong và ngoài để đạt đươc mục tiêu đem lại quyền lợi cho các thành viên cũng như lợi ích của khách hàng. Xét về hoạt động triển khai thì CRM, ERP gần gũi với nhau khi cùng là một tổ hợp giữa các thủ tục quản lý và ứng dụng CNTT. Trong khi đó, hệ thống quản lý theo ISO 9000 mang tính định hướng tổng thể và chi phối về quy trình thủ tục nhiều hơn. Mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa CRM, ISO 9000 và ERP có thể hình dung qua hình vẽ. Trong đó, hệ thống quản lý theo ISO 9000 bao trùm cả ERP và CRM. Các thủ tục, quy trình được văn bản hóa trong hệ thống quản lý của TC/DN chính là nền tảng để triển khai ERP và CRM; hay nói cách khác, ERP và CRM là một bước giúp hiện thực hóa các quy trình tren giấy của hệ thống ISO 9000. Còn CRM thì có một phần giao thoa, bao hàm với ERP. Về lý thuyết, CRM có liên quan đến khách hàng, một nguồn lực mà thực chất là mục tiêu, là động lực phát triển của TC/DN nên nó phải nằm trong định hướng phát triển chung của TC/DN và là một thành phần quan trọng của ERP. Với chức năng duy trì, mở rộng và tìm kiếm khách hàng, một nguồn lực có tính bất định cao, CRM trợ giúp TC/DN định hướng chiến lược kinh doanh, từ đó phát triển kinh doanh trên cơ sở phát huy toàn bộ nguồn lực có được thông qua hệ thống ERP. Mặt khác, việc quản lý toàn diện các nguồn lực bằng hệ thống ERP sẽ tạo điều kiện để tập trung giải quyết những vấn đề mà hệ thống CRM phải đối mặt như: tài chính, nhân lực cho chiến dịch tìm hiểu sự trung thành của khách hàng; thông tin đầu vào để đánh giá hiệu quả đầu tư (ROI)… Ở đây cần phải nhấn mạnh, ngay cả khi TC/DN chưa có hệ thống quản lý theo ISO 9000, nhưng việc triển khai hệ thống CRM với PM CRM là trung tâm theo những thủ tục, quy trình phù hợp với TC/DN đã là một thể hiện rõ ràng nguyên tắc định hướng khách hàng của ISO 9000.
(Nguồn: pcw.co.uk, CRM Việt Nam, vpc.vn)
Hiện nay em nghe nói rất nhiều về tiêu chuẩn GMP nhưng chưa hiểu rõ về nội dung cụ thể của GMP. Vậy nội dung cụ thể của GMP là gì? tài liệu tìm hiểu về GMP? Phùng Thị Minh Toàn (tinhbannew2003@yahoo.com)
GMP đề cập đến các quy định về thực hành sản xuất tốt áp dụng cho các ngành thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm được ban hành bởi Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ.
Những nguyên tắc theo luật định này yêu cầu các hãng sản xuất thuốc, nhà máy chế biến dược phẩm và các cơ sở sản xuất bao bì, thiết bị y tế và thực phẩm thực hiện/tiến hành các bước tiên phong nhằm đảm bảo rằng sản phẩm của họ an toàn vệ sinh và hiệu quả. Các quy định của GMP yêu cầu cách tiếp cận chất lượng đối với sản xuất, giúp các doanh nghiệp loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất ô nhiễm và các sự cố, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng góp phần đảm bảo cho khách mua sản phẩm không bị ảnh hưởng hay thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Việc các doanh nghiệp không tuân theo các quy định của chứng chỉ GMP có thể dẫn đến các kết quả nghiêm trọng như hủy bỏ chứng chỉ, tịch thu chứng chỉ, phạt tiền hay nghiêm trọng hơn là bỏ tù.
GMP đôi khi được đề cập đến như “cGMP”. “c” là chữ viết tắt của “hiện tại” nhắc các nhà sản xuất rằng họ cần liên tục cập nhật các hệ thống và công nghệ mới nhằm tuân thủ theo đúng quy định đề ra.
GMP là một công cụ kinh doanh hữu hiệu giúp doanh nghiệp cải tiến việc tuân thủ cũng như quá trình hoạt động tại doanh nghiệp. Các yêu cầu của GMP là việc thực hành cần thiết thông thường giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn khi doanh nghiệp hướng tới tiếp cận quá trình bằng việc cải tiến liên tục. Biểu đồ này minh họa cách thức tiếp cận việc xây dựng và duy trì hệ thống GMP trong doanh nghiệp.
Đầu tiên, các tiêu chuẩn của quá trình hoạt động bao gồm các quy định GMP và các tiêu chuẩn khác cần thiết cho doanh nghiệp. Tiếp theo là quá trình đào tạo các tiêu chuẩn này. Tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp cần được đào tạo (ở mức độ khác nhau) về hệ thống GMP và các tiêu chuẩn khác. Vì quá trình đào tạo là một phần quan trọng trong việc duy trì hệ thống GMP, biểu đồ trên liệt kê 4 đối tượng rất quan trọng cho việc đào tạo: ban lãnh đạo cấp cao, nhà quản lý và người giám sát, kỹ thuật viên, thợ máy và các nhân viên hỗ trợ.
Giai đoạn tiếp theo là việc tăng cường đào tạo hệ thống GMP. Điều này rất quan trọng đối với các nhà quản lý và người giám sát khi tham gia đào tạo, để họ có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua quá trình củng cố kiến thức về hệ thống GMP.
Giai đoạn 3 là giai đoạn đánh giá để đảm bảo rằng mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều được kiểm soát đầy đủ thông qua quá trình đánh giá. Quá trình đánh giá tiến hành theo 3 loại hình sau: Cá nhân – mọi cá nhân tự kiểm tra để đảm bảo tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn đề ra; đánh giá nội bộ – được thực hiện bởi bộ phận đảm bảo chất lượng như yêu cầu của hệ thống GMP; đánh giá bên ngoài – bao gồm việc đánh giá của FDA, chuyên gia tư vấn sẽ kiểm tra việc tuân thủ của doanh nghiệp, hoặc việc tiến hành đánh giá nhà cung ứng của doanh nghiệp.
Kết quả của các cuộc đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được liệu doanh nghiệp có cần thay đổi các tiêu chuẩn hoạt động hay không. Tuy nhiên, không nên thay đổi các quy trình mà không có sự kiểm soát thay đổi phù hợp và phê duyệt đảm bảo chất lượng. Cuối cùng, sự cam kết là quá trình liên kết tất cả các giai đoạn lại với nhau, cam kết đối với chất lượng và hệ thống GMP là rất quan trọng đối với tất cả các cấp bậc tại doanh nghiệp, bắt đầu từ ban lãnh đạo cao nhất.
Kết hợp GMP và ISO 9000
HỎI: Xin chào! hiện tôi đang muốn kết hợp xây dựng hai hệ thống GMP và ISO 9000, không biết các bước xây dựng như thế nào và có thể tích hợp hai hệ thống ra sao?, làm thế nào để thành công? GMP tôi muốn doanh nghiệp tự làm, còn ISO 9000 sẽ nhờ bên tư vấn giúp? Hãy giải thích thật cặn kẽ giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Phương Linh (phuong_tb83@yahoo.com)
TRẢ LỜI
GMP thường là một phần nội dung khi triển khai xây dựng Hệ thống chất lượng hoặc an toàn cho các lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế … Tùy theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan chuyên môn: FDA, WHO, Bộ Y tế, Codex… mà các yêu cầu về GMP có thể khác nhau. Các bước thực hiện GMP có thể khác nhau (phụ thuộc yêu cầu cụ thể và thực trạng doanh nghiệp). Các yêu cầu về nhà xưởng sẽ được thực hiện tương tự dự án cải tiến, nâng cấp hạ tầng, phần liên quan còn người sẽ được thực hiện qua đào tạo …
GMP quy định các yêu cầu cụ thể trong điều 6 (ISO 9001:2000), vì vậy khi cần phải áp dụng cả hai thì xây dựng một hệ thống duy nhất, trong đó thực hiện các yêu cầu của điều 6 (ISO 9001:2000) cần tuân thủ các quy đình về GMP.
Nguyên tắc chung để áp dụng thành công là phải có sự cam kết của lãnh đạo, doanh nghiệp cần hiểu rõ các yêu cầu và triển khai đúng phương pháp. Các doanh nghiệp thường tự triển khai GMP, tuy nhiên một số trường hợp cần có chuyên gia tư vấn chuyên ngành.
(Nguồn: vpc.vn, das.com.vn)
XIn cung cấp một số thông tin chung liên quan đến Hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo GMP và HACCP?
I. Sự ra đời và ý nghĩa của GMP và HACCP
GMP (Good Manufacturing Practice) đưa ra các nội dung cơ bản của điều kiện thực hành sản suất tốt, nhằm kiểm soat tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm từ thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, điều kiện phục vụ cho công việc chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến, bao gói, bảo quản và con người thực hiện các thao tác chế biến thực phẩm. Những qui định này tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất thực phẩm xây dựng những qui phạm cụ thể phù hợp với điều kiện, qui mô, trình độ công nghệ của mình. Các qui định đưa ra các nguyên tắc thực hành vệ sinh chung áp dụng trong chế biến thực phẩm (bao gồm nuôi trồng và thu hái, xử lý, chế biến, đóng gói, lưu giữ, vận chuyển, phân phối và bán) cho người để đảm bảo thực phẩm sản xuất ra an toàn, lành mạnh và bổ dưỡng. Ngoài ra nó còn nhằm mục đích, dựa trên cơ sở đó để xây dựng các qui phạm về thực hành vệ sinh thực phẩm cho các hàng hoá hay các nhóm hàng đặc biệt đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về vệ sinh thực phẩm.
HACCP đã được hình thành vào những năm 1960 khi công ty Pillsbury của quân đội Mỹ và cơ quan nghiên cứu hàng không Mỹ (NASA) cùng phối hợp tìm cách san xuất các thực phẩm an toàn cho các chương trình không gian. NASA muốn có một chương trình “ hoàn toàn không khuyết tật“ để đảm bảo an toàn cho các thực phẩm mà các nhà du hành dùng trong vũ trụ. Công ty Pillsbury đã đề xuất và cải biên HACCP thành hệ thống có thể tạo mức an toàn cao nhất song vẫn có thể giảm nhẹ hoạt động lấy mẫu và thử nghiệm ở khâu thành phẩm. HACCP chú trọng vào việc kiểm soát tại các công đoạn và dùng các kỹ thuật giám sát thường xuyên tại các đIểm kiểm soát trọng yếu ngay từ các bước đầu tiên trong quá trình chế biến. Những khái niệm về HACCP đã được Pillsbury trình bày công khai tại hội nghị bảo vệ thực phẩm năm 1971. Năm 1974 những nguyên tắc của HACCP đã được cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) thực hiện đầy đủ đối với các loại thực phẩm đóng hộp. Vào những năm 80 phương thức này đã được nhiều công ty thực phẩm có tiếng khác trien khai áp dụng. Năm 1985, Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã khuyến cáo rằng để đảm bảo an toàn cho thực phẩm, các quá trình chế biến chúng phải tuân theo các yêu cầu của hệ thống HACCP. Gần đây nhiều tổ chức Quốc tế như Uỷ ban quốc tế về thực phẩm( ICMSF), Hiệp hội quốc tế về sữa, thực phẩm và vệ sinh môi trường (IAMFES) đã có nhiều khuyến cáo về áp dụng HACCP.
Phương pháp HACCP mang tính hệ thống và khoa học, nó xác định các mối nguy hại đặc biệt cũng như các giải pháp để kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. Nó là công cụ để đánh giá các mối nguy hại và xác lập các hệ thống kiểm soát chú trọng vào việc ngăn ngừa hơn là việc thử nghiệm tại khâu thành phẩm. Trong mọi trường hợp, hệ thống HACCP đều tạo mọi điều kiện cho sự phát triển công nghệ và quy trình chế biến tiến bộ.
II. Nội dung của GMP và HACCP
Các yêu cầu của GMP:
– Yêu cầu về nhà, xưởng và phương tiện chế biến: Yêu cầu này đỏi hỏi khi xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm cần phải xem xét đến vị trí sao cho phù hợp với một cơ sở chế biến thực phẩm phải sạch sẽ thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường, không đặt ở những nơi có môi trường không lành mạnh .v.v.
– Qui định về các yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng như: Xử lý nước thải, sản phẩm phụ, bảo quản hoá chất gây hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và đồ dung các nhân.
– Kiểm soát quá trình chế biến : Kiểm tra tất cả mọi hoạt động phải thực hiện theo nguyên tắc vệ sinh cơ bản của GMP, phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng sao cho các điểm kiểm soát quan trọng được kiem soát trong suốt quá trình chế biến. Thực hiện các biện pháp đề phòng sản phẩm bị nhiễm bẩn, thử các chỉ tiêu vi sinh hoá học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ gây nhiễm. Các sản phẩm bị nhiễm bẩn hay bien chất phải bị loại bỏ hoặc được xử lý để giảm bớt độc chất.
– Yêu cầu về con người: Đối với cơ sở chế biến thực phẩm thì yêu cầu đối với con người khi tuyển vào làm việc là hết sức quan trọng. Nhất thiết phải kiểm tra sức khỏe ( về thể lực, trí lực và bệnh tất) của tất cả mọi người , đặc biệt với những công nhân tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tránh lây bệnh truyền nhiễm. Phải đưa ra những qui định trong việc khám sức khoe cho cán bộ công nhân viện như khám định kỳ để đảm bảo chỉ có những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc trong cơ sở sản xuất thực phẩm .Phải thường xuyên giáo dục cho các cán bộ công nhân vien trong cơ sở mình biết giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh các nhân để đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.
– Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối: Đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh. . . và không làm phân huỷ thực phẩm.
Qua những yêu cầu nêu trên cho thấy, GMP được có thể coi là hệ thống tiền đề, nó đề cập đến tất cả mọi yeu tố tối thiểu có liên quan tới chất lượng vệ sinh trong chế biến thực phẩm. Từ vị trí của cơ sở đến cấu trúc của từng bộ phận, từ dây chuyền công nghệ tới môi trường, từ thiết bị, dụng cụ tới con người, từ chất phe thải tới sản phẩm trung gian, phụ gia, nguyên vật liệu và thành phẩm. Xây dựng thành công GMP sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp chắc chắn có sản phẩm đạt chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm.
III. Các yêu cầu của hệ thống HACCP:
Hệ thống HACCP bao gồm 7 nguyên tắc cơ bản như sau:
Nguyên tắc 1. Phải phân tích được mối nguy hại: Xác định các nguy hạI hoặc tiềm năng nguy hạI có liên qua tạI tất cả các giai đoạn sản xuất thực phẩm; từ khâu sản suất nguyên liệu xử lý, chế biến, phân phối cho đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng dễ sảy ra các mối nguy hạI và xác định các giảI pháp để kiểm soát chúng.
Nguyên tắc 2.Xác định các đIểm kiểm soát tới hạn( CCPs ): xác định điểm/ thủ tục / các bước thao tác tại đó cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hại hoặc hạn chế một cách khả dĩ khả năng xảy ra của chúng. Thuật ngữ ” Điểm” ở đây có thể là một công đoạn hoặc một giai đoạn trong quá trình chế biến thực phẩm, kể từ khâu chuẩn bị nguyên liệu thô, tiếp nhận hay thu hoạch, vận chuyển, thu gom, bảo quản v.v.
Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn: Xác lập các ngưỡng tới hạn để đảm bảo các điểm kiểm soát tới hạn (CCP) vẫn trong tình trạng được kiểm soát.
Nguyên tắc 4. Thiết lập hệ thống giám sát tình trạng được kiểm soát của các ngưỡng tới hạn: Xác lập hệ thống thử nghiệm hoặc quan trắc định kỳ để giám sát tình trạng được kiểm soát của các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
Nguyên tắc 5: Nêu các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi việc giám sát cho thấy một điểm CCP cụ thể không ở tình trạng được kiểm soát.
Nguyên tắc 6: Nêu các thủ tục để thẩm tra khẳng định rằng hệ thống HACCP đang tiến triển tốt.
Nguyên tắc 7: Thiết lập các tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, mọi báo cáo sao cho phù hợp với 6 nguyên tắc trên và phù hợp cho việc áp dụng chúng.
IV. Áp dụng GMP và HACCP
Để áp dụng HACCP thành công cần phải có sự cam kết và tham gia của lãnh đạo và toàn thể mọi người. Nó cũng đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành khoa học như ngành Vệ sinh an toàn trong nông nghiệp, Vệ sinh cây trồng, hoá học, kỹ thuật xây dựng dân dụng.v.v. Việc áp dụng HACCP hoàn toàn tương hợp với việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng khác như ISO 9000 và ISO 14000 – và bản thân nó là một giảI pháp lựa chọn mang tính ưu tiên về quản lý an toàn thực phẩm. Các chuyên gia về chất lượng cho rằng các cơ sở chế biến thực phẩm nên áp dụng cả GMP, HACCP và ISO 9000 nếu có thể, ba he thống này sẽ tạo ra ngôI nhà chất lượng bền vững cho cơ sở. Có thể ví GMP là nền tảng, ISO 9000 là những trụ cột và HACCP là mài nhà. Một cơ cở chế biến thực phẩm có điều kiện áp dụng cả ba hệ thống này chắc chắn sản phẩm của họ sẽ thắng được trong cuộc cạnh tranh trên thương trường.
Việc áp dụng HACCP được tiến hành theo các bước sau đây:
Thiết lập một nhóm hoạt động về HACCP.
Mô tả sản phẩm.
Nêu rõ mục đích sử dụng.
Xây dựng lược đồ tiến trình.
Thẩm định lược đồ tiến trình ngay tạI hiện trường thực tế của quá trình sản suất.
Liệt kê tất cả các mối nguy hạI có liên quan tạI mỗi bước , tiến hành phân tích chúng và cân nhắc mọi biện pháp đe kiểm soát các mối nguy hại đã được chỉ ra.
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.
Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng điểm kiểm soát CCP.
Thiết lập hệ thống theo dõi giám sát cho từng điểm kiểm soát.
Thiết lập các hanh động khắc phục.
Thiết lập các thủ tục thẩm tra.
Thiết lập phương thức tài liệu hoá và lưu giữ chúng.
Tất cả các doanh nghiệp và các ngành muốn áp dụng thành công HACCP đều phải tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm – GMP. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như các yêu cầu cấp thiết về khâu vệ sinh chưa được đảm bảo thì việc đầu tiên là phải giải quyết các khâu đó trước. Chính vì điều này mà người ta gọi GMP là hệ thống tiền đề, còn HACCP là hệ thống bổ trợ cho các cơ sở đã áp dụng GMP nhưng muốn làm tốt hơn. Muốn áp dụng HACCP thì các cơ sở bắt buộc phải áp dụng GMP trước. Không có GMP thì không thể có HACCP. Khi đánh giá và ghi nhận mức độ an toàn thực phẩm đã được cải thiện nhờ áp dụng Hệ thống HACCP hoặc ghi nhận vai trò chủ đạo của nó trong ngành công nghiệp thực phẩm, người ta nhận thấy rằng việc áp dụng HACCP luôn luôn đòi hỏi một phong trào của cả cộng đồng và đòi hỏi Chính phủ cần có một vai trò chỉ đạo trong quá trình thực hiện HACCP.
Theo đạo luật gần đây nhất của hội nghị bàn tròn Uruguay về thương mại và thuế quan (GATT), về Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn cho cây trồng và động vật (SPS) cũng như Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, xu thế áp dụng các qui định của của Uỷ ban Codex đang rất được quan tâm. Chính vì vậy các tàI liệu của Uỷ ban Codex kể cả “ các chỉ dẫn áp dụng hệ thống HACCP” đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho các yêu cầu quốc tế về an toàn thực phẩm. Việc áp dụng HACCP được xem là một phần không thể thiếu được trong các tài liệu chỉ dẫn của Codex.
Áp dụng các phương thức quản lý mới của quốc tế trong lĩnh vực quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đạt được các yêu cầu của GMP và HACCP sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam đủ điều kiện để thâm nhập vào thị trường thương mại thế giới, tham gia các Hiệp định Thương mại trong AFTA và Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
(Nguồn: www.vsqc.org.vn