Mối liên hệ giữa Giáo lý Công giáo và pháp luật Việt Nam

Trong đạo Thiên Chúa (còn gọi là đạo Công giáo) có rất nhiều Kinh (hình thức ngôn từ được người theo tín ngưỡng đọc hoặc suy ngẫm tựa như lời cầu nguyện trước thần linh) có nội dung mang ý nghĩa giáo điều, tôn chỉ hoặc khuyên răn người theo đạo buộc phải hoặc khuyến cáo thực hiện theo. Ý nghĩa sâu sa và tựu chung các giáo điều của đạo Thiên Chúa nói riêng, các tôn giáo nói chung đều hướng đến việc làm lành lánh dữ sao cho tốt đời đẹp đạo.

Bản chất của Pháp luật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cũng mang tính định hướng cá nhân, tổ chức có thái độ và hành vi văn minh, đạo đức và tôn trọng con người và cộng đồng. Chính vi thế đã tạo nên mối liên hệ hay nói cách khác là sự giống nhau tương đồng giữa các giáo điều trong đạo Thiên Chúa và Quy phạm pháp luật của VN.

Cụ thể đạo Thiên Chúa giáo có: Mười điều răn Đức Chúa Trời, Tám mối phúc thật, Sáu điều răn của Hội thánh, Kinh mười bốn mối, Kinh cải tội bảy mối… tương ứng với các quy định được điều chỉnh trong Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật xử lý vi phạm hành chính…; các nghị định liên quan đến xử lý vi phạm các lĩnh vực thuộc an ninh trật tự, kinh tế chính trị v.v…


A) NHỮNG ĐIỀU RĂN TRONG 10 ĐIỀU RĂN ĐỨC CHÚA TRỜI GIỐNG HOẶC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC ĐIỀU KHOẢN TRONG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VN

1) ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT: THỜ PHƯỢNG MỘT ĐỨC CHÚA TRỜI VÀ KÍNH MẾN NGƯỜI TRÊN HẾT MỌI SỰ

Điều 2. Hiến pháp 2013

K1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Đ 4. Hiến pháp 2013   

K1: Đảng Cộng sản Việt Nam – Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Đ44. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Đ46. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

2) ĐIỀU RĂN THỨ HAI: CHỚ KÊU TÊN ĐỨC CHÚA TRỜI VÔ CỚ.

Điều 351Bộ luật hình sự 2015 SĐBS 2017Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca

3) ĐIỀU RĂN THỨ BA: GIỮ NGÀY CHỦ NHẬT:

Điều 110. Bộ luật lao động 2012: Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất là 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Văn bản hợp nhất Nghị định 95/2013/NĐ-CP SĐBS 88/2015/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động

Đ14. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi

4) THỨ BỐN: THẢO KÍNH CHA MẸ:

K2Đ70 Luật hôn nhân và gia đình 2014 – Quyền và nghĩa vụ của con: Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Điểm c) K1Đ17 Bộ luật dân sự 2015 –  Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống bạo lực gia đình

Đ53: Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau
Đ54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng.
Đ54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

5) THỨ NĂM: CHỚ GIẾT NGƯỜI

Đ123 Bộ luật hình sự 2015 SĐBS 2017: Tội giết người

Điều 124. Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ
Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh
Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội
Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 51
Điều 130. Tội bức tử
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Điều 133. Tội đe dọa giết người 
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 
Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh 
Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

6) THỨ SÁU: CHỚ LÀM SỰ DÂM DỤC

Đ141 BLHS2015/2017. Tội hiếp dâm

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi 
Điều 143. Tội cưỡng dâm 
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi 
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi 
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi 
Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
Điều 184. Tội loạn luân

Đ155. Tội làm nhục người khác

Điểm a)K1Đ5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về trật tự công cộng

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

7) THỨ BẢY: CHỚ LẤY CỦA NGƯỜI

Đ168 BLHS2015/2017. Tội cướp tài sản 
Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
Điều 171. Tội cướp giật tài sản
Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

Điều 353. Tội tham ô tài sản
Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

K1,K2Đ15 167/2013/NĐ-CP Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;


c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

8) THỨ TÁM: CHỚ LÀM CHỨNG DỐI

-Điểm a) K2Đ174 BLHS2015/2017: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Có tổ chức; 

-Điểm h)K1Đ200 BLHS2015/2017: Tội trốn thuế
Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy
định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật HS;

-Điểm d)K1Đ211 BLHS2015/2017: Tội thao túng thị trường chứng khoán

Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua,
bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng
khoán;

– K1,K2Đ7 Luật công chứng 2014Các hành vi bị nghiêm cấm

b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;


c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;

Đ12 462/VBHN-BTP: Hợp nhất VB: 67/2015/NĐ-CP: SĐBS 110/2013/NĐ-CP: Hành vi vi phạm quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch

K1 a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng, phiên dịch;

b) Sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

K2 hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

K3 hành vi làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản dịch.

Đ13. Hành vi vi phạm quy định của công chứng viên về nhận lưu giữ di chúc; công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, bản dịch

Đ29. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

Đ24. Hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
Đ25.  về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Đ26. về chứng thực chữ ký người dịch
Đ28. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn và môi giới kết hôn
Đ34. Hành vi vi phạm quy định về thay đổi, cải chính hộ tịch
Đ40. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật
Đ45. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

9) THỨ CHÍN: CHỚ MUỐN VỢ CHỒNG NGƯỜI

Đ182 BLHS2015/2017. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

Đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ .

462/VBHN-BTP: Hợp nhất VB: 67/2015/NĐ-CP: sửa đổi  bổ sung 110/2013/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

K1Đ48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

10) THỨ MƯỜI: CHỚ THAM CỦA NGƯỜI

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Đ196. Tội đầu cơ
Người lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính

Đ198. Tội lừa dối khách hàng
Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác

Đ201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Người mà trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi
suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự (>5*20%/năm)

Đ210. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán
Người mà biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính

Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm 103
Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 104
Điều 215. Tội gian lận bảo hiểm y tế 104
Điều 216. Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Đ354 BLHS2015/2017. Tội nhận hối lộ 

Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ

Đ181. BLDS2015: Chiếm hữu không ngay tình

Là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

K2Đ165 BLDS2015: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

167/2013/NĐ-CP: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

Điểm b)K4Đ11 Cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có.

Điểm c)K1Đ15:  Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:
Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.


KẾT LUẬN:

MƯỜI ĐIỀU RĂN  ẤY tóm về hai này mà chớ: trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự sau lại yêu người như mình ta vậy . Amen.”

Đ2,Đ3 HP2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền;  bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân…”