KIẾN THỨC PHÁP LUẬT KHI THUÊ KIOSK KINH DOANH BUÔN BÁN

Giao dịch dân sự trong việc thuê nhà, thuê mặt bằng, thuê kiosk nhằm mục đích buôn bán, kinh doanh; hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại 2005, Luật nhà ở 2014 và Luật kinh doanh bất động sản 2014.

1- Hợp đồng thuê nhà/thuê kiosk (thuê tài sản) không bắt buộc phải lập thành văn bản. Nếu việc thuê kèm mục đích để ở thì phải lập thành văn bản.

2- Hợp đồng bằng văn bản không buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
3- Việc lập hợp đồng nhằm mục đích giao dịch được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng; ghi nhận thỏa thuận quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau. Hợp đồng thuê kiosk (HĐ song vụ) không buộc phải có người làm chứng.

4- Người làm chứng không được có quyền lợi liên quan đến các bên và đối tượng tranh chấp. Người làm chứng khai báo gian dối sẽ bị xử lý pháp luật hình sự.

5- Hợp đồng thuê tài sản có mục đích sinh lợi, là hoạt động thường xuyên của cùng chủ thể, với cùng đối tượng (tài sản) thì chủ thể có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh/ĐKDN và thực hiện kê khai theo pháp luật về thuế và kế toán.
6- Hợp đồng thuê tài sản không buộc phải có thời hạn cụ thể. Khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐ, bên chủ động chấm dứt HĐ thông báo cho bên bị chấm dứt HĐ biết trong thời gian phù hợp.

7- Pháp luật không bắt buộc phải đặt cọc tiền/tài sản khi thuê nhà.

8- Việc đặt cọc là nhằm mục đích đảm bảo việc thuê kiosk (việc giao dịch) phải được thực hiện, Khi HĐ đã được tiến hành thì tiền cọc sẽ được trừ vào giá trị giao dịch (giá trị thuê, giá trị chuyển nhượng/mua bán/thù lao…)

8.1- Việc đặt cọc có thể là một thoả thuận để đảm bảo hợp đồng chính thức (bằng miệng hoặc văn bản) phải được xác lập và thực hiện. Việc này phải xảy ra trước khi hợp đồng chính thức có hiệu lực.

8.2- Việc đặt cọc, có người gọi là thế chân, đưa trước, ứng trước không được điều chỉnh trong hợp đồng thuê tài sản/mặt bằng/kiosk của Bộ luật dân sự. Do đó không được coi là điều kiện bắt buộc để bên thuê phải đưa cho bên có tài sản cầm giữ và được quyền chiếm đoạt.

8.3- Việc chiếm đoạt tiền cọc được coi là việc chiếm đoạt tài sản không ngay tình (Đ181 BLDS) nếu không có căn cứ để sở hữu số tiền đó (việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu) thì họ phải có nghĩa vụ hoàn trả số tiền đó cho người CHNT – Người đặt cọc (Đ579 Bộ luật dân sự 2015)

9- Các bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản khi có việc vi phạm [hợp đồng] đã thỏa thuận trước với nhau.

9.1- Trường hợp vác bên trong quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại [các bên đều có mục đích lợi nhuận] có thoả thuận về tiền phạt vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm sẽ bị phạt]

9.2- Trường hợp xem số tiền tranh chấp là tiền đặt cọc hoặc là một trong các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ (điều 292 Bộ luật dân sự 2015) thì cũng không có điều khoản nào nó điều chỉnh trong hợp đồng thuê tài sản: điều 472-482). Và người cho thuê không được phép chiếm giữ hoặc phạt vi phạm số tiền đó đối với người thuê.

10- Khi giao kết hợp đồng các bên tự nguyện khai báo thông tin cho nhau. Không bắt buộc phải cung cấp hoặc giữ giấy tờ tùy thân của nhau.

11- Khi một bên vi phạm hợp đồng và làm thiệt hại cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải bồi thường cho bên bị thiệt hại. Trường hợp hợp đồng trái quy định pháp luật thì HĐ không có hiệu lực thì phải chấm dứt giao dịch và các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã giao nhận trước đó.

12- Chứng cứ được thu thập là văn bản do cá nhân tự xác lập, tệp tin dạng âm thanh, hình ảnh liên quan sẽ có giá trị pháp lý. Lời khai giữa các bên và người làm chứng là thông tin để Tòa án ghi nhận nhưng không buộc phải  công nhận là chứng cứ khách quan. 

13- Những gì thuộc chân lý và được mọi người thừa nhận theo lẽ thông thường, hoặc ghi nhận trong chương trình giáo dục, Công trình nghiên cứu đựac tuyên truyền rộng rãi, hoặc tài liệu pháp luật có hiệu lực thì không cần phải chứng minh.

14- Mọi cá nhân tổ chức có thể tự mình hoặc yêu cầu cơ quan thẩm quyền thu thập hoặc cung cấp thông tin, tài liệu chứng cứ.

15- Khi giải quyết vụ án, trường hợp cơ quan tố tụng phát hiện có dấu hiệu tội phạm sẽ kiến nghị cơ quan điều tra hoặc tiến hành khởi tố vụ án hình sự.

16- Trong bản tự khai hoặc ghi ý kiến của mình, Bị đơn chỉ được quyền trình bày nội dung liên quan đến vụ án và yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn chứ không được quyền đưa ra yêu cầu gì để Tòa án giải quyết.

17- Yêu cầu phản tố chỉ được xem xét nếu có giá trị bù trừ với yêu cầu của Nguyên đơn với điều kiện phải được gửi cho Tòa án trước khi mở phiên họp giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải.

18- Khi Bị đơn phải thực thi các yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn theo phán quyết của Tòa án thì đồng nghĩa việc Bị đơn sẽ chịu án phí gấp 2 lần số tiền mà Nguyên đơn đã đóng tạm ứng trước đó.

19- Để nhận lại số tiền tạm ứng án phí theo phán quyết của Tòa án, Đương sự phải làm thủ tục với Cơ quan thi hành án.

20- Trong vụ án dân sự, có thể số tiền tranh chấp rất nhỏ, nhưng người bị kiện nếu phải thi hành phán quyết của Tòa sẽ bị thiệt hại rất lớn về tiền bạc, danh dự, uy tín, đạo đức tư cách và cuộc sống kinh doanh sau này!


Ba trong số các chứng cứ bất lợi và tố cáo tội phạm hình sự của bên cho thuê:

1) Bản ghi âm về việc thỏa thuận nghĩa vụ phải thực hiện của Người cho thuê trong hợp đồng thuê đã có hiệu lực: > Download

2) Bản ghi âm về việc Người cho thuê không chịu làm hợp đồng mang tính chất trục lợi Người đi thuê: > Download

3) Bản ghi âm lên án thủ đoạn lừa dối và bản chất bất lương của kẻ cho thuê có dấu hiệu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản người khác: > Download