Luật sư gặp bạn bè, đồng nghiệp, ân nhân, cố nhân, doanh nhân tại quán café, nhà hàng, đám cưới:
- Luật sư phải không? cũng không nhiều người làm luật sư lắm nhưng thấy mở Văn phòng công chứng có ăn hơn ông ơi!
- Trọng nè, anh làm Ngân hàng thấy khách hàng ký công chứng mấy vụ thế chấp sổ đỏ cho ngân hàng, cái ít nhất cũng được 800 ngàn, chẳng thấy văn phòng công chứng xuất hoá đơn hay chịu trách nhiệm gì cả!?
- Bây giờ toàn thấy mấy ông Luật sư nhảy ra làm văn phòng công chứng không nhỉ? lại có ông dám vừa làm công chứng viên vừa làm Luật sư kìa!
- Ông không biết đó thôi, đâu chỉ học nghiệp vụ công chứng ra là được mở văn phòng đâu! Có đủ hàng bạc tỷ không mà đòi xin cấp phép?
- Sao hợp đồng đặt cọc của em đã được công chứng rồi mà sao không thể sang tên chuyển nhượng đất đai vậy? Mấy ông Công chứng viên phải dám chắc đất đai được giao dịch mới ký công chứng và ăn tiền người ta chứ?
- Xin hỏi phí công chứng chuyển nhượng đất đai, giao dịch đảm bảo, thế chấp sổ hồng lên đến hàng triệu đồng, vậy thì ai chịu trách nhiệm khi có gian lận giấy tờ, trách chấp sở hữu, kiện tụng quyền lợi cho người phải chịu tiền phí đó?
- Nghe nói Ủy ban xã, uỷ ban phường cũng có quyền ký hợp đồng mua bán đất đai chi phí chỉ vài chục ngàn sao không thấy Luật sư nào giải thích hỗ trợ giúp người dân cắt giảm chi phí công chứng nhỉ?
- Dạ, Luật sư có nghĩa vụ tư vấn pháp luật, bảo vệ công lý; cũng chịu trách nhiệm nghề nghiệp về dịch vụ pháp lý mà mình cung cấp, nên Luật sư có thể giúp khách hàng soạn thảo văn bản, lập hợp đồng giao dịch giấy tờ được chứng thực có giá trị pháp lý không kém văn bản được công chứng!
- Chi phí Luật sư có thể cao, nhưng đa phần rất thấp so với các ngành nghề bổ trợ tư pháp khác; đặc biệt lại thường mang lại an toàn pháp lý cao hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác.
- Để đảm bảo giao dịch hợp pháp, có hiệu lực, có chi phí thấp và hợp lý. Hơn nữa Luật sư chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung tư vấn nếu có sai xót chủ quan. Việc này đảm bảo quyền lợi và hạn chế thấp nhất rủi ro pháp lý cho khách hàng.