Đề cương bộ luật tố tụng dân sự

Phản biện về luật tố tụng dân sự

Download nội dung phản biện

———

MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC

4.1. Mục tiêu nhận thức

– Về kiến thức, sau khi kết thúc môn học, người học sẽ:

+ Nắm được khái niệm, nhiệm vụ, nguồn của luật tố tụng dân sự; khái niệm, thành phần chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và địa vị pháp lý của các chủ thể trong tố tụng dân sự và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự.

+ Xác định được các loại vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, phân định thẩm quyền giữa các Tòa án theo cấp và theo lãnh thổ.

+ Nắm được khái niệm, bản chất và ý nghĩa của án phí, lệ phí; các loại án phí, lệ phí và nguyên tắc xác định người phải chịu án phí, lệ phí và các chi phí về tố tụng.

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của chứng cứ, các loại chứng cứ; khái niệm chứng minh, đối tượng chứng minh, phương tiện chứng minh và các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự.

+ Nắm được các biện pháp tố tụng Tòa án có thẩm quyền áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự

+ Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

+ Nhận thức được trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự tại Tòa án. Phân biệt được sự khác nhau giữa trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự với trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự.

– Về kỹ năng, sau khi kết thúc môn học người học sẽ:

+ Thực hiện được công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về luật tố tụng dân sự.

+ Thực hiện được một số công việc của cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp.

+ Phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình trước công chúng.

– Về thái độ:

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm về vai trò, trách nhiệm của người cán bộ pháp lý trong nhà nước pháp quyền, chủ động thích ứng với thay đổi của pháp luật và thực tiễn xã hội

+ Hình thành niềm say mê nghề nghiệp, tư tưởng không ngừng học hỏi, tích cực đổi mới tư duy và cách thức giải quyết những vấn đề pháp lý.

4.2. Các mục tiêu khác

– Phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.

– Phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, khám phá tìm tòi.

– Trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá.

– Rèn kỹ năng thuyết trình trước công chúng.

– Rèn kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, điều khiển, theo dõi kiểm tra hoạt động, làm việc nhóm, lập mục tiêu, phân tích chương trình.

 

7. TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC

Luật Tố tụng dân sự là môn học cơ bản của chương trình đào tạo luật học, cung cấp cho người học những kiến thức về trình tự, thủ tục yêu cầu và giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan và tổ chức tại Toà án.

Môn học Luật Tố tụng dân sự gồm 10 vấn đề chính, chia thành 2 phần: Những vấn đề chung về Luật Tố tụng dân sự và trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự tại Tòa án. Cụ thể:

– Khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự.

– Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự

– Thẩm quyền của Toà án nhân dân.

– Án phí, lệ phí trong tố tụng dân sự

– Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự.

– Thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự

– Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

– Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

– Thủ tục giải quyết việc dân sự.

Môn học được thiết kế dành riêng cho sinh viên luật năm thứ 3 (học kỳ 5 hoặc học kỳ 6) sau khi sinh viên đã hoàn thành các môn học tiên quyết.

8. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ  VIỆT NAM

1. Một số khái niệm trong Luật Tố tụng dân sự

1.1.  Khái niệm vụ việc dân sự

1.2.  Trình tự tố tụng dân sự

1.3.  Khái niệm Luật Tố tụng dân sự

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Đối tượng điều chỉnh

1.3.3. Phương pháp điều chỉnh

2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự

2.1.  Khái niệm

2.2. Nội dung các nguyên tắc

 

 

Chương 2: CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

1. Chủ thể tiến hành tố tụng

1.1.  Cơ quan tiến hành tố tụng

1.2.  Người tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự

2. Chủ thể tham gia tố tụng

2.1.   Đương sự

2.2. Những người tham gia tố tụng khác

 

Chương 3: THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

1.   Thẩm quyền theo vụ việc

1.1. Khái niệm và ý nghĩa

1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

1.3. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu

2.   Thẩm quyền theo cấp tòa án

2.1.  Khái niệm và ý nghĩa

2.2.  Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

2.3.  Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

2.4.  Thẩm quyền của Tòa án tối cao

3.   Thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn

3.1.  Khái niệm và ý nghĩa

3.2.  Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ

3.3.  Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

4.   Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền

4.1. Khái niệm tranh chấp thẩm quyền

4.2. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền

 

Chương 4: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

1.    Án phí

1.1.  Khái niệm, ý nghĩa

1.2.  Các loại án phí

1.3. Tạm ứng án phí

1.3.1. Khái niệm và ý nghĩa

1.3.2. Tạm ứng án phí sơ thẩm

1.3.3. Tạm ứng án phí phúc thẩm

1.4. Những trường hợp được miễn, không phải nộp án phí

– 1.4.1 Những trường hợp được miễn án phí

– 1.4.2. Những trường hợp không phải nộp án phí

2.    Lệ phí, chi phí tố tụng

2.1.  Lệ phí

2.2.  Chi phí tố tụng khác

– 2.2.1. Khái niệm chi phí tố tụng khác

– 2.2.2. Các loại chi phí tố tụng

– 2.2.3. Người phải nộp chi phí tố tụng

 

Chương 5: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

 

1.   Chứng cứ

1.1.  Khái niệm

1.2.  Nguồn chứng cứ

1.3.  Nguyên tắc xác định chứng cứ

2.   Chứng minh trong tố tụng dân sự

2.1.  Chủ thể chứng minh

2.2.  Những vấn đề cần phải chứng minh

2.3.  Những tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh

 

Chương 6: THỦ TỤC SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

1.   Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự

1.1.  Khởi kiện vụ án dân sự

1.2.  Thụ lý vụ án dân sự

2.   Chuẩn bị xét xử sơ thẩm

2.1. Thời hạn chuẩn bị xét xử

2.2. Các hoạt động tố tụng

2.2.1. Hòa giải

2.2.2. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

2.2.3. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

2.2.4. Biện pháp khẩn cấp tạm thời

3.   Phiên tòa sơ thẩm

3.1. Chủ thể tham gia phiên tòa

3.2. Trình tự phiên tòa sơ thẩm

3.3. Bản án sơ thẩm

3.3.1. Khái niệm

3.3.2. Cơ cấu bản án

3.4. Những thủ tục tiến hành sau phiên tòa

 

 

 

 

Chương 7: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

1.   Tính chất của thủ tục phúc thẩm dân sự

2.   Kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

2.1.  Chủ thể kháng cáo, kháng nghị

2.1.1.  Chủ thể kháng cáo

2.1.2.  Chủ thể kháng nghị

2.2.  Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

2.3.  Hình thức kháng cáo, kháng nghị

2.4.  Hậu quả của kháng cáo, kháng nghị

3.   Trình tự phúc thẩm

3.1.  Thụ lý vụ án

3.2.  Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

3.3. Phiên tòa phúc thẩm

3.4. Quyền hạn của Tòa cấp phúc thẩm

3.5. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

 

 

 

 

 

Chương 8: THỦ TỤC XÉT LẠI CÁC BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

1. Thủ tục giám đốc thẩm

1.1.  Tính chất giám đốc thẩm

1.2. Kháng nghị giám đốc thẩm

1.2.1. Chủ thể kháng nghị

1.2.2. Căn cứ kháng nghị

1.2.3. Hình thức kháng nghị

1.2.4. Thời hạn kháng nghị

1.2. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1.3. Phiên toà giám đốc thẩm

1.4. Quyền hạn của hội đồng giám đốc thẩm

2. Thủ tục tái thẩm

2.1.  Tính chất tái thẩm

2.2. Kháng nghị tái thẩm

2.2.1. Chủ thể kháng nghị

2.2.2. Căn cứ kháng nghị

2.2.3. Hình thức kháng nghị

2.2.4. Thời hạn kháng nghị

2.3. Thẩm quyền tái thẩm

2.4. Phiên toà tái thẩm

2.5. Quyền hạn của hội đồng tái thẩm

 

Chương 9: THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

1. Khái niệm và đặc điểm

1.1.  Khái niệm

1.2.  Đặc điểm

2. Thủ tục chung giải quyết việc dân sự

2.1. Thủ tục sơ thẩm việc dân sự

2.2. Thủ tục phúc thẩm việc dân sự

3. Thủ tục giải quyết các việc dân sự cụ thể

3.1. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự

3.2. Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

3.3. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích,  một người là đã chết

3.4. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài

9. Học liệu

9.1. Bắt buộc

9.1.1. Sách

– Tập Bài giảng Luật Tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật TPHCM

– Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Trường Đại học Luật Hà nội, Nxb Tư pháp, Hà Nội năm 2007.

– Giáo trình Luật Tố tụng dân sự, Học viện tư pháp, Nxb CAND, Hà Nội  năm 2007.

9.1.2. Văn bản pháp luật

– Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

– Bộ Luật Tố tụng dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004.

– Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.

– Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.

– Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.

– Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, năm 2000.

– Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004.

– Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2002.

– Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.

– Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989.

– Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994.

– Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996.

– Pháp lệnh Trọng tài thương mại Việt nam năm 2003.

– Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP ngày 31/3/2005 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS.

– NQ 02/2005/NQ- HĐTP ngày 27/4/2005 của HĐTPTATC hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của BLTTDS.

– Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”.

– Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm”.

– Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4/8/2006 của HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm”.

9.2. Lựa chọn

9.2.1. Sách

– Giáo trình kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Nxb CAND, Hà Nội năm 2004.

– Kỹ năng hành nghề luật sư, Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Nxb CAND, Hà Nội năm 2001.

– Sổ tay thẩm phán, Trường đào tạo các chức danh tư pháp, Nxb CAND, Hà nội năm 2001.